Sau khi Tổng thống Bashar Al Assad lên nắm chính quyền tại Syria thì mục tiêu của chính sách đối ngoại Syria từ lúc này là đảm bảo an ninh quốc gia, tăng cƣờng ảnh hƣởng với thế giới Ả Rập và các nƣớc láng giềng cũng nhƣ đạt đƣợc một giải pháp hòa bình toàn diện giữa các nƣớc Ả Rập và Israel, trong
41
đó bao gồm cả việc lấy lại cao nguyên Golan. Để làm đƣợc mục tiêu này chính phủ Syria và Tổng thống Bashar Al Assad đã tăng cƣờng quan hệ ngoại giao với Iran, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nƣớc ở khu vực Trung Đông và cả các cƣờng quốc mạnh về kinh tế và quân sự trên thế giới nhƣ Nga, Trung Quốc, Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây.
Syria thiết lập mối quan hệ đặc biệt với Nga và Iran
Iran là nƣớc liên minh thân cận với Syria. Vì vậy, mối quan hệ ngoại giao giữa Syria và Iran luôn đƣợc chính phủ Syria đánh giá cao và coi đây là mối quan hệ đặc biệt. Syria đã hỗ trợ Iran trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Còn Iran thì giúp cộng hòa Ả Rập Syria chống lại các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra từ năm 2011. Để giúp Syria, Iran đã cung cấp vũ khí công nghệ cao, đạn dƣợc, đào tạo chuyên viên giám sát công nghệ cao cho Syria [28], hỗ trợ chính phủ Syria gửi thiết bị kiểm soát bạo động, kỹ thuật giám sát tình báo và đồng ý tài trợ cho Syria một căn cứ quân sự lớn tại sân bay Latakia [28].
Mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và Syria luôn đƣợc tổng thống và chính phủ hai nƣớc này đánh giá cao. Nga có một sứ quán tại Damascus và lãnh sự quán ở Aleppo trong khi Syria cũng có một sứ quán tại Moscow.
Trong lịch sử ,quan hệ giữa Syria và Nga là mối quan hệ hợp tác song phƣơng hai bên cùng có lợi , ổn định và mạnh mẽ. Syria thiết lập quan hệ ngoại giao với Nga trên tất cả các bình diện nhƣ: quân sự, kinh tế và chính trị. Về hợp tác quân sự: năm 1971, Syria đã ký thỏa thuận cho Nga thiết lập quân sự, thành lập hạm đội hải quân và thành lập các cơ sở bảo trì tại thành phố cảng Tartus của Syria. Các cơ sở đƣợc này đƣợc thành lập trong thời kỳ chiến tranh Lạnh để hỗ trợ đội tàu của Hải quân Liên Xô trong vùng biển Địa Trung Hải. Đồng thời, Nga và Syria đã tiến hành đàm phán về việc cho phép Nga phát triển và mở rộng cơ sở hải quân tại thành phố cảng Tartus để hải quân Nga có thể tăng cƣờng sự hiện diện của mình ở Địa Trung Hải. Đổi lại, Nga sẽ
42
cung cấp vũ khí quân sự và hỗ trợ kỹ thuật quân sự cho Syria. [36].Trong bối cảnh quan hệ Nga với phƣơng Tây xấu đi, Tổng thống Assad đã đồng ý cho Nga sử dụng cảng Tartus làm căn cứ quân sự cho các tàu chiến có vũ khí hạt nhân của Nga di chuyển tại khu vực Trung Đông. Năm 2009, Nga đã xây dựng đƣợc căn cứ hải quân ở Tartus và nạo vét cảng để cho phép một lƣợng lớn tàu hải quân nga có thể cập cảng . Chỉ trong vài năm qua, Nga đã hỗ trợ cho Syria rất nhiều vũ khí quân sự hiện đại và ký hợp đồng bán vũ khí quân sự cho Syria nhƣ hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander, máy bay chiến đấu MiG- 29SMT , Pantsir S1E hệ thống phòng không , máy bay Yak-130 và hai tàu ngầm Amur-1650 [43]. . Lý giải cho hành động bán vũ khí quân sự cho Syria, Bộ trƣởng Ngoại giao Nga cho biết nƣớc ông bán vũ khí cho Syria sẽ không phá vỡ sự cân bằng quyền lực ở Trung Đông, "phù hợp với luật pháp quốc tế" và "vì lợi ích của việc tăng cƣờng sự ổn định và duy trì an ninh" trong khu vực gần biên giới Nga [36]. Về hợp tác kinh tế giữa Nga và Syria, Nga có quan hệ thƣơng mại quan trọng với Syria. Giá trị Xuất khẩu sang Syria trong năm 2010 đạt 1.1 tỉ USD và tổng trị giá đầu tƣ của Nga vào Syria năm 2009 là 19,4 tỷ USD [36].Bên cạnh việc ký kết hợp đồng cung cấp vũ khí cho Syria với giá trị 4 tỷ USD thì các công ty của Nga còn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho Syria để khai thác lợi nhuận từ ngành công nghiệp Năng lƣợng và du lịch. Đặc biệt năm 2010, Nga đã cử 80 chuyên gia tới Syria xây dựng một nhà máy Stroitransgaz chế biến khí tự nhiên với tổng vốn đầu tƣ lên tới gần 2 tỉ USD .
Mối quan hệ ngoại giao giữa Syria và Nga trên bình diện chính trị: Trƣớc thời điểm phong trào mùa xuân Ả Rập nổ ra ở Syria thì Nga và Syria đã có một mối quan hệ lịch sử mạnh mẽ, ổn định và thân thiện. Khi phong trào mùa xuân Ả Rập nổ ra với hầu hết các nƣớc Ả Rập và cả Syria thì Nga đã tăng cƣờng cơ sở cho Hạm đội Biển đen ở Địa Trung Hải về cảng Tartus của Syria để hỗ trợ chính phủ Syria. Vào đầu năm 2012, trƣớc HĐBA LHQ , Nga đã có
43
những hành động mạnh mẽ bảo vệ chính phủ Syria và không chấp nhận bất kỳ biện pháp trừng phạt nào do các nƣớc phƣơng Tây và Ả Rập đề xuất trƣớc HĐBA LHQ đối với chính phủ Syria. Nga còn khẳng định sẽ vẫn tiếp tục cung cấp đủ số lƣợng vũ khí cho Syria theo đúng hợp đồng đã ký giữa hai bên[36].
Mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc: bên cạnh các mối quan hệ ngoại giao mang tính truyền thống với Nga và Iran, Syria còn có mối quan hệ ngoại giao khá tốt với Trung Quốc. Tháng 8 năm 1956, Syria và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao và mở đại sứ quán. Trong hơn 50 năm qua, mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Syria phát triển ổn định. Hai bên duy trì trao đổi chặt chẽ với nhau và tiến đến hợp tác thân thiện để hai bên cùng có lợi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thƣơng mại, văn hóa … Mối quan hệ ngoại giao giữa Syria và Trung Quốc là mối quan hệ giữa các lợi ích lớn với nhau. Syria hợp tác với Trung Quốc để tìm sự hỗ trợ vững chắc của Trung Quốc cho vị trí trên cao nguyên Golan của Syria. Đổi lại Trung Quốc sẽ có đƣợc vị trí và tầm ảnh hƣởng lớn đến đối với Syria và cả khu vực Trung Đông.
Mối quan hệ giữa Syria và các nước phương Tây vô cùng phức tạp và không ổn định lâu dài, trong đó đáng lƣu ý nhất là quan hệ với Mỹ. Quan hệ ngoại giao giữa Syria và Mỹ thƣờng xuyên căng thẳng trong suốt những năm qua từ khi Mỹ đứng sau ủng hộ Israel trong cuộc xung đột giữa Isarel và Ả Rập, sáp nhập cao nguyên Golan, cuộc chiến Iraq và các cuộc biểu tình của Mùa xuân Ả Rập. Syria bắt đầu các mối quan hệ ngoại giao chính thức với vào Mỹ năm 1835, năm 1946 Mỹ đã thiết lập một lãnh sự quán tại Damascus. Từ năm 1957-1990, quan hệ giữa Mỹ và Syria không tốt và khá căng thẳng do cuộc chiến giữa Syria và Israel trên cao nguyên Golan. Năm 1990 – 2000, Syria đã hợp tác với Mỹ nhƣ là một thành viên của liên minh đa quốc gia của các lực lƣợng để kết thúc cuộc nội chiến ở Lebanon. Năm 1991, Tổng thống Hafez Al Assad đã thực hiện một quyết định lịch sử để chấp nhận lời mời của
44
Tổng thống Bush tham dự một hội nghị hòa bình Trung Đông và tham gia trong các cuộc đàm phán tiếp theo song phƣơng với Israel [40] . Syria cố gắng cải thiện quan hệ với Mỹ bằng cách đảm bảo dỡ bỏ các hạn chế đi lại của ngƣời Do Thái trên đất nƣớc Syria .Sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9 vào năm 2001 tại Mỹ, Chính phủ Syria đã hạn chế dần dần quan hệ hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Quan hệ giữa Mỹ và Syria lại một lần nữa căng thẳng sau vụ ám sát cựu Thủ tƣớng Lebanon Rafik Hariri khi Mỹ triệu hồi đại sứ của mình về Washington.
Quan hệ ngoại giao của Syria với khu vực Trung Đông
Chính sách quan hệ ngoại giao của chính phủ Syria đối với khu vực Trung Đông đi theo phƣơng châm “chủ nghĩa dân tộc Ả Rập ” - giáo lý cơ bản của chính phủ Syria, nghĩa là Syria không coi cƣ dân của các quốc gia Ả Rập khác là “nƣớc ngoài” mà coi Cộng hòa Ả Rập Syria là một phần của một quê hƣơng Ả Rập rộng lớn (Al Watan al-Arabi) [25]. Khoảng những năm 1980, mối quan hệ của Syria với thế giới Ả Rập rơi vào tình trạng căng thẳng bởi sự hỗ trợ của Syria cho Iran trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Tháng 8 năm 1988, Syria bắt đầu quá trình tái hòa nhập với các nƣớc Ả Rập khác. Năm 1989, Syria tái thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Ai Cập. Trong chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 , Syria tham gia các tiểu bang phi Ả Rập trong liên minh đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu chống lại Iraq. Năm 1998, Syria đã bắt đầu từng bƣớc lập lại mối quan hệ hữu nghị với Iraq chủ yếu bởi nhu cầu kinh tế. Syria tiếp tục đóng một vai trò tích cực theo đƣờng lối pan-Arab. Tuy chống lại hành động liên minh quân sự tại Iraq vào năm 2003 nhƣng chính phủ Syria chấp nhận nghị quyết số1483 của HĐBA LHQ, dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iraq và thiết lập một khuôn khổ để giúp ngƣời dân Iraq trong việc xác định tƣơng lai chính trị và xây dựng lại nền kinh tế của họ.
45
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Syria là một quốc gia có vị trí địa chiến lƣợc quan trọng trên bản đồ thế giới nói chung và khu vực Trung Đông – Bắc Phi nói riêng. Đối với Syria nói riêng, lịch sử hình thành và phát triển rất hào hùng trong quá khứ cùng với việc nằm ở giao điểm của thế giới Hồi giáo và thế giới phƣơng Tây cũng nhƣ sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt không nhỏ đã khiến Syria luôn trở thành tâm điểm chú ý của các cƣờng quốc trên thế giới. Bản thân các vấn đề nội tại của Syria trong lĩnh vực kinh tế, xã hội,chính trị dƣới sự tác động của phong trào Mùa xuân Ả Rập nổ ra năm 2011 tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi đã khiến cho Syria rơi vào một cuộc khủng hoảng chƣa có hồi kết.
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế giữa Syria với một số cƣờng quốc trên thế giới rất đa dạng, các biến động tại Syria đang tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng khó lƣờng, tác động mạnh mẽ đến trật tự khu vực, khiến nền trật tự quân chủ và cộng hòa chuyên chế tại khu vực vốn đã ngự trị hàng thập kỷ qua bị lung lay đến tận gốc rễ về mặt kinh tế, quan hệ quốc tế, và chính sách của từng nƣớc. Cuộc nội chiến dai dẳng tại Syria đã khiến khu vực Bắc Phi – Trung Đông vốn luôn là một điểm nóng của thế giới nay lại càng trở nên nóng hơn.
Từ bức tranh tổng quan về đất nƣớc Syria, chúng ta có thể thấy một phần nguồn gốc của các vấn đề dẫn đến cuộc nội chiến Syria cũng nhƣ các mối liên hệ mật thiết của đất nƣớc này với các nƣớc trong khu vực và các cƣờng quốc trên thế giới. Tuy không phải là một cƣờng quốc khu vực nhƣng Syria luôn là còn là một mắt xích quan trọng trong chính sách đối ngoại của các cƣờng quốc trên thế giới. Chính vì vậy, khi phong trào Mùa xuân Ả Rập bùng nổ tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi, cuộc khủng hoảng Syria đã tác động không nhỏ tới cục diện quan hệ quốc tế giữa các nƣớc lớn cũng nhƣ ảnh hƣởng tới nền hòa bình, an ninh của thế giới.
46
CHƢƠNG 2: KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI SYRIA: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC KỊCH BẢN TƢƠNG LAI
2.1. Khu vực Trung Đông với phong trào Mùa xuân Ả Rập 2.1.1 . Khái quát về phong trào Mùa xuân Ả Rập