Khu vực Trung Đông với Phong trào Mùa xuâ nẢ Rập

Một phần của tài liệu Phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria thực trạng, nguyên nhân và tác động đến Việt Nam (Trang 46)

Có nhiều cách định danh cơn "giông bão" chính trị ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi từ năm 2011 tới nay: “cách mạng màu”, “cách mạng hoa nhài” hay “cách mạng truyền thông”, còn các nƣớc phƣơng Tây gọi sự kiện này là “Mùa xuân Ả Rập”.

Mùa xuân Ả Rập đƣợc khởi đầu bằng các cuộc biểu tỉnh tại Thủ đô Tunis, Tunisia vào tháng 12/2010. Sau sự kiện một thanh niên tên Mohamed Bouazizi tự thiêu ở thành phố Sidi Bouzid, miền Trung Tunisia, vì nghèo đói, thất nghiệp, hàng ngàn ngƣời dân đã xuống đƣờng phản đối chính phủ của Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali. Ngày 14/01/2011, sau gần một tháng biểu tình phản đối, Tổng thống Ben Ali đã buộc phải thoái vị và chạy sang Ả Rập Saudi sống lƣu vong.

Sau Tunisia, làn sóng biểu tình lan sang Ai Cập, bắt đầu vào ngày 25/01/2011 và kéo dài trong 18 ngày, bạo loạn đụng độ với cảnh sát và an ninh khiến hàng chục ngƣời chết, dẫn đến việc Tổng thống Hosni Mubarak từ chức vào ngày 18/02/2011. Ngay sau Ai Cập, Yemen (26/01), và Syria (27/01) đồng loạt chứng kiến cảnh ngƣời dân ùn ùn xuống đƣờng. Trƣớc đó, làn sóng biểu tình "Mùa xuân Ả Rập" đã lan sang Kuwait và Jordan (14/01), Oman (17/01).

Đầu tháng 02/2011 đến Marocco và Bahrain (14/02). Ngay cả Ả Rập Saudi cũng không tránh khỏi những đợt biểu tình nhỏ trong tháng 1 và 2/2011 nhƣng quốc gia giàu dầu mỏ nhất thế giới này đã nhanh chóng dập tắt và ngăn chặn làn sóng biểu tình một cách hiệu quả. "Mùa xuân Ả Rập" nhƣ một đám cháy. Mặc dù diễn ra ở hầu hết các nƣớc Bắc Phi và Trung Đông nhƣng tại mỗi

47

nƣớc “ Mùa xuân Ả Rập” lại diễn ra với các mức độ khác nhau và đạt đƣợc những kết quả cũng khác nhau.

Điển hình, Mùa xuân Ả Rập diễn ra tại Ai Cập và Tunisia đã nhanh chóng làm cho chính quyền ở hai nƣớc này sụp đổ một cách chóng vánh với sự ra đi của nhà cầm quyền. Khác với Tunisia và Ai Cập, “Mùa xuân Ả Rập” tại Yemen, Libya và Syria là những cuộc đấu giằng dai với những kết cục không giống nhau.

Ở Yemen, Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã cầm cự giằng dai khá hữu hiệu để đảm bảo không bị sụp đổ chóng vánh nhƣ hai nguyên thủ Tunisia và Ai Cập. Trong nƣớc, Abdullah Saleh phải đối phó với cuộc phản kháng vừa quy mô, vừa quyết liệt, vừa kiên trì; với sự tham gia của đông đảo dân chúng bất mãn, của phe đối lập chính trị và cả một sƣ đoàn chính quy li khai khỏi quân đội. Ông này còn chịu áp lực liên tục, dai dẳng và nhất quán từ các quốc gia Ả Rập láng giềng trong Tổ chức hợp tác vùng Vịnh (GCC) đƣợc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hậu thuẫn. Chính quyền Saleh cũng bị phe phản kháng lên án là đã giết hại cả ngàn ngƣời biểu tình. Tổng thống Saleh đã rời Yemen sang Mỹ "chữa bệnh" để đƣợc coi nhƣ đã "hạ cánh an toàn” với một giải pháp chính trị mà ông ta đƣợc hƣởng quyền miễn bị truy cứu về tƣ pháp.

Ở Libya, cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền cũng giằng dai quyết liệt không kém ở Yemen và chỉ ngã ngũ khi có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. Qaddafi và các con, rút kinh nghiệm từ biến động tại Tunisia và Ai Cập, lại có tiềm lực tài chính và vũ khí dồi dào, đã không từ một hành động nào để bảo vệ quyền lực, chống lại lực lƣợng phản kháng vũ trang trong một cuộc nội chiến thực sự đẫm máu. Muama'r Qaddafi chịu một kết cục bi thảm hơn cả. Ông này cùng một con trai đã bị giết "tại trận" vào ngày 20/10/2011. Nhƣng cho đến nay, Libya cũng là trƣờng hợp duy nhất trong các quốc gia chìm vào vòng xoáy "Mùa xuân Ả Rập" bị can thiệp quân sự quốc tế do Liên Hợp Quốc áp đặt. Có

48

thể nói nếu không có cuộc chiến tranh không quân cƣờng độ cao của NATO thực thi nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an từ ngày 31/03/2011, thì chế độ "Jamaheriyah" chƣa thể sụp đổ vào cuối tháng 8, để Qaddafi bị tiêu diệt sau đó gần 2 tháng.

Tại Syria, phản kháng bắt đầu bùng lên từ 17/03/2011, muộn màng nhất so với "những ngƣời anh em Ả Rập" khác. Chính quyền Syria đã rút đƣợc kinh nghiệm từ các cuộc biến đông trƣớc đó, nên ngay từ đầu đã áp dụng một đƣờng lối nhất quán là trấn áp quyết liệt, bất chấp đổ máu. Phe đối lập chính trị trong và ngoài nƣớc không thể thống nhất lực lƣợng. Chƣa thể xảy ra hiện tƣợng li khai ở cấp cao, kể cả trong lực lƣợng vũ trang và chính quyền. Hiện tƣợng quân nhân li khai thành lập "quân đội tự do Syria" là một thách thức nghiêm trọng, nhƣng cho đến nay, đạo quân này vẫn chỉ có thể hoạt động theo những đơn vị nhỏ lẻ, rải rác tại các địa phƣơng; chƣa thể tập hợp thành đơn vị quy mô lớn và chƣa thể chỉ huy thống nhất. Chính quyền Syria còn thành công trong việc tạo ra một "lực lƣợng đối lập" làm bình phong "dân chủ" che chắn cho sự tồn tại của chế độ, để đối trọng với đối lập thực sự cả ở trong nƣớc và với nƣớc ngoài. Hơn nữa, chính quyền của Tổng thống Al Assad đã đánh giá đúng tình hình quốc tế và cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở Mỹ và châu Âu, khiến cho kịch bản Libya khó có thể tái diễn. Tổng thống Al Assad còn khôn khéo tận dụng vị thế không thể xem thƣờng của Syria ở Liên đoàn Ả Rập và trong khu vực; tận dụng quan hệ "trao đổi lợi ích" với Iran và Nga để đƣợc trợ giúp mọi mặt, cũng nhƣ đƣợc Nga "bênh vực" tại UNSCR. Bởi vậy, sau hai năm biến động đẫm máu, cuộc khủng hoảng tại Syria chƣa thể ngã ngũ sớm theo một hƣớng nào rõ rệt.

Nhƣ vậy, qua biến động từ phong trào “Mùa xuân Ả Rập” tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi và đặc biệt ở năm quốc gia kể trên, có thể thấy “Mùa xuân Ả Rập” đã mang đến sự thay đổi lớn về chính trị tại các nƣớc này và khu

49

vực với một số vấn đề chính trị nổi bật hiện nay: Xu hƣớng Hồi giáo hóa chính trị; vấn đề bầu cử Tổng thống ở Ai Cập; đặc biệt là vấn đề tƣơng lai của Syria…

2.1.2. Nguyên nhân biến động chính trị tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi

Mùa xuân Ả Rập ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi đƣợc khởi đầu bằng các cuộc biểu tình tại thủ đô Tunis, Tunisia và nhanh chóng lan khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Phong trào này đã ảnh hƣởng tới nhiều nƣớc trong khu vực và thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Mặc dù Mùa xuân Ả Rập diễn ra ở hầu hết các nƣớc Bắc Phi và Trung Đông nhƣng tại mỗi nƣớc nó lại diễn ra với các mức độ khác nhau và dẫn đến những kết quả cũng khác nhau. Những biến động của làn sóng này chủ yếu tập trung ở các quốc gia có nền cộng hòa có chế độ chính trị - xã hội tiên tiến hơn so với các quốc gia Ả Rập khác còn giữ chế độ quân chủ. Điển hình, Mùa xuân Ả Rập diễn ra tại Ai Cập và Tunisia đã nhanh chóng làm cho chính quyền ở hai nƣớc này sụp đổ một cách chóng vánh với sự ra đi của nhà cầm quyền. Khác với Tunisia và Ai Cập, Mùa xuân Ả Rập tại Libya và Syria lại là những cuộc đấu giằng dai với những kết cục khá phức tạp.

Theo quan điểm của đại tá Lê Thế Mẫu đã phân tích trong bài viết “Biến động chính trị - xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông nhìn từ đề án Đại Trung Đông của Mỹ” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Đông Châu Phi số tháng 11 năm 2011 có thể thấy các biến động chính trị-xã hội đó xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân bên trong (nguyên nhân trực tiếp) và nguyên nhân bên ngoài (nguyên nhân sâu sa).

Về nguyên nhân trực tiếp: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các biến động ở một số nƣớc Bắc Phi và Trung Đông xuất phát từ chính tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị ở các nƣớc đó nhƣ nạn thất nghiệp gia tăng; sự bất bình đẳng trong xã hội; sự chênh lệch quá lớn giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo; chính quyền ở các nƣớc đó bảo thủ và trì trệ trong nhiều năm.Tình trạng

50

khủng hoảng này càng trở nên trầm trọng hơn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu bùng phát từ Mỹ năm 2008 và đến nay vẫn chƣa có dấu hiệu kết thúc.

Bản thân chính phủ các nƣớc châu Phi và Trung Đông trong những năm gần đây cũng đã từng nhận thấy tình trạng khủng hoảng này và chính họ đã đề ra “Sáng kiến của các nƣớc châu Phi và Trung Đông về dân chủ hoá” với 6 nội dung cơ bản:

Một là, cải cách dân chủ ở các nƣớc châu Phi và Trung Đông cần phải đƣợc thực hiện từ bên trong các nƣớc đó mà không đƣợc áp đặt từ bên ngoài.

Hai là, quá trình cải cách dân chủ cần phải đƣợc thực hiện từng bƣớc để không làm tổn hại đến an ninh và sự ổn định.

Ba là, quá trình cải cách cần phải phục vụ lợi ích của khu vực chứ không phải các “kẻ thù” từ bên ngoài.

Bốn là, việc giải quyết cuộc xung đột giữa các nƣớc Arập và Israel là điều kiện tiên quyết để tiến hành thắng lợi cuộc cải cách chính trị.

Năm là, khi tiến hành cải cách dân chủ cần phải tính đến đặc điểm của từng nƣớc trong khu vực chứ không thực hiện theo một công thức cố định.

Sáu là, không cho phép các tổ chức Hồi giáo cực đoan sử dụng thành quả của các cuộc cải cách và mở cửa.

Xem xét 6 nội dung chủ yếu của Sáng kiến dân chủ hoá trên đây có thể thấy, sáng kiến này chỉ mang tính hình thức mà chƣa đề cập đến nội dung và bản chất. Ngoài ra, khó có thể đáp ứng tất cả 6 điều kiện, hoặc điều kiện thứ tƣ là giải quyết cuộc xung đột giữa các nƣớc Ả Rập và Israel. Do đó, sẽ khó có thể diễn ra cuộc cải cách dân chủ tự thân ở các nƣớc châu Phi và Trung Đông.

Từ những năm 1980-1990, một số nƣớc trong khu vực châu Phi và Trung Đông đã có những nỗ lực cải cách dân chủ nhất định dƣới tác động của các quá trình toàn cầu hoá nhƣng thất bại do không đạt đƣợc sự đồng thuận.

51

Đến năm 2010, dƣới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, những mâu thuẫn do khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị ở các nƣớc châu Phi và Trung Đông trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, chỉ cần có một sự kích động châm ngòi là có thể bùng phát thành các cuộc bạo động chính trị. Trong điều kiện đó, các mạng xã hội nhƣ Twitter, Facebook, đặc biệt là trang web của Wikileaks đƣợc coi là bệ phóng đẩy các cuộc bạo động này lên đỉnh cao và tạo thành làn sóng dồn dập trên toàn khu vực. Chính thủ tƣớng của Tunisia đã tuyên bố, mạng Internet đã châm ngòi cho các biến chuyển chính trị ở quốc gia này.

Về nguyên nhân sâu xa: Có hai nguyên nhân sâu xa dẫn tới các biến động chính trị-xã hội ở các nƣớc Bắc Phi và Trung Đông từ cuối năm 2010 tới nay:

Một là, các nƣớc trong khu vực Bắc Phi và Trung Đông vừa đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị vừa đang bị tranh giành ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, các nƣớc EU, trƣớc hết là nhằm sở hữu quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên nhƣ dầu mỏ, khí đốt, nguyên tố đất hiếm, quặng kim loại và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ thị trƣờng đầu tƣ. Trong đó, Trung Quốc đang tỏ ra có ảnh hƣởng “lấn lƣớt” các nƣớc khác, kể cả Mỹ. Đây là điều mà Washington không thể chấp nhận đƣợc trong bối cảnh Mỹ đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu.

Hai là, các mâu thuẫn nảy sinh từ cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị ở các nƣớc trong khu vực này đã bị một số thế lực bên ngoài, trƣớc hết là ở Mỹ, lợi dụng để kích động nhằm nhanh chóng thay đổi chế độ cầm quyền, tạo cơ hội để thiết lập ảnh hƣởng trong thời kỳ “hậu cách mạng”. Theo quan điểm của tác giả Lê Thế Mẫu, trong Chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ, kịch bản các cuộc bạo động chính trị đã và đang diễn ra ở nhiều nƣớc Bắc Phi

52

và Trung Đông đƣợc thực hiện theo cái gọi là “Đề án Đại Trung Đông” mà nhiều đời tổng thống ở Mỹ đã từng ấp ủ. Do đó, Mỹ quyết định thực hiện giai đoạn mới trong chiến lƣợc của họ ở châu Phi và Trung Đông là “phá cũ để xây mới”. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác, phong trào Mùa xuân Ả Rập không hẳn đã là một kịch bản đƣợc định sẵn. Bởi bản thân vấn đề nội tại của các nƣớc Ả Rập đã chứa đựng những bất ổn mà Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây không thể tạo dựng đƣợc, Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây chỉ đóng vai trò châm ngòi và tác động thêm để lái các cuộc khủng hoảng này theo chủ đích của mình.

2.1.3. Hệ quả của các biến động tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi

Phong trào Mùa xuân Ả Rập đã phân hóa các quốc gia tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi thành các nhóm nƣớc khác nhau:

2.1.3.1. Nhóm các quốc gia thay đổi chính quyền bằng hình thức bạo lực

Đây là nhóm các quốc gia cộng hòa có nền tảng xã hội dân sự rõ nét, bị sụp đổ nhanh chóng khi phong trào Mùa xuân Ả Rập nổ ra. Tiêu biểu cho nhóm các quốc gia thay đổi chính quyền cũ bằng chính quyền mới này là Tunisia và Ai cập. Đây là hai nƣớc cộng hòa có nền tảng dân sự rõ nét sụp đổ đầu tiên ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi. Sự sụp đổ chính quyền một cách nhanh chóng tại hai nƣớc này là do chính quyền của Tổng thống Ben Ali (Tunisia) và Tổng thống Hosni Mubarak ( Ai Cậptrƣớc sức ép của làn sóng nổi dậy, biểu tình từ phong trào Mùa xuân Ả Rập. Sự sụp đổ chóng vánh của chính quyền tại hai quốc gia này cũng là tiền đề để Mùa xuân Ả Rập lan nhanh, ảnh hƣởng lớn tới nền chính trị tại nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi .

2.1.3.2. Nhóm các quốc gia tiến hành cải cách kinh tế - chính trị - xã hội

Trong khi thế giới đƣợc chứng kiến một mùa Xuân Ả Rập làm thay đổi bộ mặt chính trị của nhiều nƣớc Trung Đông và Bắc Phi, đẩy nhiều nƣớc rơi

53

vào tình trạng nội chiến, hỗn loạn bất ổn hơn thì một số nƣớc đã lựa chọn con đƣờng tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội nhằm đƣa đất nƣớc tránh khỏi vòng xoáy bạo động mạnh mẽ đang làm lung lay nền chính trị của nhiều quốc gia trong khu vực này. Tiêu biểu cho nhóm các quốc gia này có Algieria, Morroco, …

Tại Algeria, đảng Mặt trận giải phóng dân tộc (FLN) cầm quyền tiếp tục giành thế thƣợng phong sau cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2012. Ngay sau khi có kết quả bầu cử, FLN đã đề xuất liên minh với các chính đảng có cùng quan điểm và dự án xã hội để thành lập chính phủ. Với tổng cộng 288/462 ghế, hai đảng FLN và RND nắm đa số tuyệt đối trong quốc hội và có thể đứng ra thành lập chính phủ mà không cần đến đối tác thứ ba. Việc FLN tiếp tục trụ vững cho thấy làn gió mùa Xuân Ảrập khởi phát từ Tunisia đã đổi chiều tại Algeria. Thêm vào đó,Tổng thống Bouteflika cùng FLN đã có những điều chỉnh kịp thời trƣớc những diễn biến tiêu cực trong khu vực. Ngay từ khi làn sóng biểu tình mới bùng phát hồi tháng 1.2011 tại Tunisia, ông Bouteflika đã lập tức đƣa

Một phần của tài liệu Phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria thực trạng, nguyên nhân và tác động đến Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)