- Trong giai đoạn 20082011 ngân hàng Habubank đã nỗ lực trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng Mặc dù
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI ĐẾN NĂM
Ở phần này, dựa trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân đã được phân tích ở chương 2, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp từ phía ngân hàng đồng thời đưa ra kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank đến năm 2015.
sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Theo nội dung chương 1 đã trình bày, có bốn công cụ kinh doanh ngoại hối hay còn gọi bốn công cụ phái sinh: Spot, Forward, Swap, Option. Mỗi công cụ có những đặc tính ưu việt khác nhau phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Như vậy về cơ sở lý luận, sử dụng đầy đủ các công cụ sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn, kinh doanh ngoại hối sẽ phát triển hơn.
Như đã phân tích thực trạng của HABUBANK, hiện nay HABUBANK đang thực hiện 3 loại giao dịch ngoại tệ đó là giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ trong đó chủ yếu là nghiệp vụ giao ngay chiếm tới hơn 70% trong tổng doanh số các giao dịch ngoại hối, còn đối với nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi thì đôi khi cũng thực hiện nhưng với số lượng không lớn. Nghiệp vụ quyền chọn thậm chí còn chưa phát sinh giao dịch nào mặc dù đây là nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro hết sức hữu hiệu . Vì vậy trên cơ sở thực tế, để phát triển kinh doanh ngoại hối, Habubank cần phải tiến tới sử dụng tất cả các công cụ phái sinh với tỷ trọng tương đối cân bằng nhau.
Để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của Ban lãnh đạo mà cả sự nỗ lực của từng cán bộ kinh doanh ngoại hối.
Về phía Ban lãnh đạo ngân hàng cần thực hiện các công việc sau: Thứ nhất, ban lãnh đạo ngân hàng Habubank cần kế hoạch để tiếp cận khách hàng nhằm hướng khách hàng tới các công cụ phái sinh khác ngoài nghiệp vụ giao ngay. Khác với việc hiện nay ngân hàng Habubank chỉ chờ tới khi khách hàng có yêu cầu thì ngân hàng mới cung cấp dịch vụ mà Habubank phải đứng ra tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Thứ hai, Habubank cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế
về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối.Hiện nay công việc này vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, Habubank mới chỉ dừng lại ở việc mời các chuyên gia về để chia sẻ kinh nghiệm, chưa có những lớp đào tạo chuyên nghiệp. Thứ ba, Ở khâu tuyển dụng, HABUBANK cần đặt ra các tiêu chuẩn cơ bản về kinh nghiệm làm việc, về chuyên môn trong lĩnh vực KDNT, về ngoại ngữ và tin học làm cơ sở để tổ chức tuyển chọn một cách công khai và khách quan. Sau khi đã được tiếp nhận thì cán bộ kinh doanh cần tiếp tục được bồi dưỡng hoặc được đào tạo một khóa về nghiệp vụ trước khi bắt đầu công việc. Chẳng hạn với hệ thông giao dịch Dealing 3000 tại HABUBANK nếu không biết cách sử dụng hệ thống này thì sẽ mất thời gian để làm quen nhưng nếu được đào tạo thì cán bộ kinh doanh sẽ có thể tiếp cận sử dụng ngay hệ thống này mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Sau đó qua quá trình làm việc có thể dần dần đào tạo chuyên sâu và đặc biệt là với các cán bộ có khả năng và nhiệt huyết trong công việc thì HABUBANK có thể cử đi học nước ngoài sau đó sẽ về giúp ngân hàng trong quá trình phát triển ở những vị trí quản lý.
Về phía các cán bộ kinh doanh ngoại hối cũng cần thay đổi cách thức làm việc của mình, hiện nay, khi khách hàng đến đưa ra yêu cầu thì các cán bộ sẽ thực hiện cộng thêm tâm lý e ngại rủi ro khi thực hiện các
công cụ phái sinh khác nên hầu như chỉ hướng khách hàng sử dụng nghiệp vụ giao ngay. Các cán bộ kinh doanh nay cần giải thích cho khách hàng hiểu các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn.
Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, Habubank sẽ tập trung vào phát triển nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, còn nghiệp vụ quyền chọn thì cần chờ đợi NHNN có thay đổi quy định. Hiện nay, NHNN không cho phép thực hiện quyền chọn với VND, chỉ được quyền chọn giữa hai loại ngoại tệ, điều này chưa thể phù hợp với các khách hàng trong nước, đa số doanh nghiệp cần phải đổi sang VND để đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước.
Thực hiện được việc da dạng hóa các loại nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng sẽ giúp Habubank phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối theo chiều rộng.