Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 93)

- Trong giai đoạn 20082011 ngân hàng Habubank đã nỗ lực trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng Mặc dù

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước là cơ quản trực tiếp quản lý với thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM. Do đó, những kiến nghị chủ yếu được đưa ra với NHNN.

Hiện này NHNN duy trì biên độ của tỷ giá là +/-1 là tương đối chặt chẽ, việc nới rộng biên độ đó sẽ làm thị trường Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn vì bây giờ sự can thiệp của NHNN vào tỷ giá sẽ giảm đi. Khi biên độ tỷ giá thấp,NHNN luôn phải sẵn sàng can thiệp nhưng khi biên độ mở rộng vừa phải thì NHNN sẽ đỡ phải can thiệp vào tỷ giá và để cho thị trường có thể tự điều chỉnh phù hợp. Hơn thế nữa việc mở rộng biên độ còn cho biêt tỷ giá có khả năng biến động lớn, nên buộc các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phải quan tâm tới việc bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá, và như vậy thì các sản phẩm như kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ của các ngân hàng sẽ có cơ hội phát triển.

(Tỷ giá phân tích ở trên là tỷ giá USD/VND)

Đối với Việt Nam, do thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn trong qua trình đang định hình và phát triển, thủ tục phức tạp nên có mức độ thanh khoản chưa cao và doanh số giao dịch còn thấp. Việc ảnh hưởng của NHNN lên lãi suất thường phải thông qua các biện pháp như can thiệp trực tiếp, hay nói cách khác là thị trường không có độ nhạy cảm cao với việc thay đổi lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Chính vì vậy, để có thể sử dụng công cụ lãi suất vào việc điều tiết TTNH một cách có hiệu quả thì tất yếu phải hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Ngoài ra, việc hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn góp phần vào việc thúc đẩy

phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.

Hiện nay tại Việt Nam, tỷ giá VND hầu như mới chỉ gắn với USD mà rất ít gắn với các ngoại tệ khác. Điều này có thể được giải thích bởi lượng USD giao dịch trên thị trường ngoại hối chiếm một tỷ trọng qua lớn và phương pháp xác định và công bố tỷ giá VND/USD được xác định và công bố gần như độc lập hoàn toàn với quan hệ tỷ giá của USD với các ngoại tệ khác. Thực tế cho thấy, USD có giá trị khá ổn định trong khi đó VND có giá trị thay đổi do ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát từ một nên kinh tế đang trong quá trình phát triển. Chính vì vậy việc ấn định tỷ giá của VND với USD là điểu bất hợp lý, nó làm giảm sức cạnh tranh trong thương mại quốc tế của Việt Nam. Mặt khác, hậu quả của chế độ ấn định tỷ giá VND/USD còn thể hiện ở chỗ nếu USD lên giá với các ngoại tệ khác thì VND cũng sẽ lên giá với các ngoại tệ khác, do đó kìm hãm xuất khẩu khuyến khích nhập khẩu. Do đó với phương pháp ấn định và công bố tỷ giá so với USD như trên thì hoạt động của TTNH Việt Nam sẽ chứa đựng rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra khi mà giá trị của USD đột ngột thay đổi qua lớn so với các ngoại tệ khác, như vậy NHNN cần điều chỉnh lại cách công bố tỷ giá.

NHNN cần hoàn thiện hệ thông pháp luật liên quan đến hoạt động KDNT theo các hướng sau:

Thứ nhất, nghiên cứu thị trường vào từng thời điểm và việc áp dụng nguồn luật hiện thời có còn phù hợp hay không để có thể kịp thời sửa đổi vì sự phát triển chung của TTNH.

Thứ hai, ban hành các văn bản luật hướng dẫn cụ thể về các qui định chung mà gây ra sự lầm lẫn hay hiểu sai từ phía các ngân hàng.

Thứ ba, sửa đổi các văn bản luật về kinh doanh ngoại hối hiện hành theo hướng dần dần tự dó hóa thị trường ngoại hối, giảm những can thiệp mang

tính áp đặt của nhà nước hay NHNN vào tỷ giá hay vào các ngân hàng.

Trên cơ sở phân tích tổng thể môi trường kinh doanh và thực trạng triển khai hoạt động phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank, từ đó đưa ra những nguyên nhân còn tồn tại ở chương 2, chương 3 đã đưa ra những định hướng phát triển kinh doanh ngoại hối và một số giải pháp đối với ngân hàng Habubank, kiến nghị đối với Chính phủ nhằm giúp cho việc phát triển kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại đạt kết quả tốt hơn.

KẾT LUẬN

Kinh doanh ngoại hối là lĩnh vực rất phức tạp thường xuyên đối mặt với những nguy cơ từ sự biến động của các thị trường. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực năng động và hấp dẫn đối với các ngân hàng và các nhà đầu tư khi tiến hành giao dịch trên thị trường hối đoái. Hiện nay, Việt Nam cũng đa dạng các nghiệp vụ giao dịch hối đoái nhưng do thói quen, tập quán kinh doanh của người Việt mà giao dịch trên thị trường chủ yếu là Spot, Forward và Swap. Trong tương lai, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa có vị thế trên trường quốc tế thì các nghiệp vụ như Options, thị trường tương lai sẽ tiến hành giao dịch nhiều hơn. Ngân hàng Habubank sẽ có những chính sách tích cực hơn để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối nhằm thu hút các nhà đầu tư ngày càng thực hiện đa dạng nghiệp vụ hối đoái nhằm hạn chế rủi ro cho các ngân hàng, cho các nhà đầu tư đặc biệt là giúp cho ngân hàng và nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao từ các nghiệp vụ hối đoái này.

Để đạt được mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của Habubank không chỉ với các ngân hàng trong nước mà hướng tới các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, ngân hàng Habubank luôn cố gắng và không ngừng hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng của các hoạt động dịch vụ nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng nhằm phục vụ tốt nhất cho mọi nhu cầu của khách hàng.

Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu, luận văn của em đã đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại nhằm phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank tới năm 2015.

Do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn trong bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy, cô để em có thể hoàn thiện được bài luận văn hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w