Những tồn tại trong việc phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Habubank.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 71)

- Trong giai đoạn 20082011 ngân hàng Habubank đã nỗ lực trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng Mặc dù

2.3.2Những tồn tại trong việc phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Habubank.

chỉ về mặt số lượng mà cả chất lượng.

Lượng khách hàng giao dịch ngoại hối với Habubank tăng đều các năm cũng chứng tỏ dịch vụ ngoại hối của ngân hàng đang phát triển đúng hướng, đạt chất lượng tốt nhất. Nhờ ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại mà quy trình thanh toán nhanh hơn, chính xác hơn khiến cho khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, hài lòng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Năm ngân hàng Habubank đã đầu tư nâng cấp phần mềm từ Smartbank lên IFLEX. Không chỉ vậy, ngân hàng còn luôn có những chương trình đào tạo, nâng cấp trình độ nghiệp vụ và thái độ của các nhân viên từ đó có thể giải quyết những thắc mắc của khách hàng một cách cặn kẽ nhất và cũng không thiếu phần ân cần niềm nở. Chính vì Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới mà sự cạnh tranh đối với các ngân hàng khác ngày càng ác liệt nên buộc ngân hàng không chỉ chú trọng đến phát triển về số lượng mà còn phải phát triển cả về chất lượng kinh doanh ngoại hối.

2.3.2 Những tồn tại trong việc phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Habubank. Ngân hàng Habubank.

- Habubank đã có nỗ lực để đa dạng hóa các nghiệp vụ ngoại hối, tuy nhiên, tỷ trọng giữa các sản phẩm chưa cân bằng. Nghiệp vụ Swap và Forward tuy đã có khách hàng nhưng tỷ trọng về doanh số còn thấp, đến năm 2011 mà 2 nghiệp vụ này chỉ chiếm có 27% trong tổng doanh số kinh doanh ngoại hối, trong khi nghiệp vụ Spot chiếm 73%. Nghiệp vụ Option chưa có khách hàng sử dụng.

- Quy trình xét duyệt chứng từ của Habubank còn phức tạp, hầu hết các giao dịch đều chuyển lên hội sở để phê duyệt về số lượng và tỷ giá. Chẳng hạn khi một giao dịch spot được xác nhận thì cán bộ trực tiếp giao dịch phải ký xác nhận rồi đến trưởng phòng sau đó chuyển chứng từ lên hội sở để xin duyệt về tỷ giá và khối lượng giao dịch. Sau khi chứng từ được phê duyệt rồi mới chuyển qua bộ phận kế toán và thực hiện thanh toán. Đồng thời với quá trình đó thì đã máy tính đã phải chuyển xác nhận giao dịch cho các bộ phận như middle office để kiểm tra và tới back office để thực hiện kế toán nhưng vẫn phải chờ chứng từ giấy mới được thanh toán. Quy trình thủ tục như vậy giúp ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ các giao dịch, dễ kiểm soát đươc trạng thái ngoại tệ, tuy nhiên quy trình này mất nhiều thời gian. Trước lượng giao dịch ngoại hối ngày một tăng thì việc làm mất thời gian của khách hàng sẽ gây cho khách hàng rắc rối, và có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Chính điều này làm cho khách hàng chưa thực sự hài lòng.

- Phần kiểm soát rủi ro của HABUBANK trong kinh doanh ngoại hối còn rất yếu. Habubank chưa có bộ phận này tách biệt riêng để nghiên cứu chuyên sâu về rủi ro trong khi hoạt động kinh doanh ngoại hối thì phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá.

- Giao dịch ngoại hối tại ngân hàng Habubank chủ yếu với đồng USD, sau đó là EUR, các đồng tiền khác hầu như không có giao dịch. Habubank chưa thực sự khai thác được hết tiềm năng của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 71)