Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 48)

1 Tổng tài sản 20.678 29.240 37.987 4.566(Dự kiến)

2.1.2.2 Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank giai đoạn 2008-

tại ngân hàng Habubank giai đoạn 2008-2010

2.1.2.2.1 Nguồn nhân lực

Trong bất kỳ một hoạt động nào thì yếu tố con người luôn tạo nên tất cả. Ngân hàng Habubank luôn coi trọng chính sách nhân sự từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đến chính sách đãi ngộ. Số lượng cán bộ nhân viên của Habubank tăng lên đáng kể, năm 2008 Habubank có 1509 người, năm 2010 đã tăng đến 1987 người và dự tính năm 2011 sẽ tăng lên 2290 người. (Xem bảng 2.3 trang bên)

Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy đội ngũ nhân viên Habubank trong giai đoạn 2008-2011 không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng lên cả về chất lượng. Năm 2008 số người trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 17%, nhưng đến năm 2011 chỉ còn 7,29%. Con số này giảm xuống là do chính sách tuyển dụng của Habubank đã có sự thay đổi, trình độ của ứng viên dự tuyển được quy định cao hơn và một phần cũng do Habubank luôn tạo điều kiện để nhân viên của mình có thể học tập để nâng cao trình độ. Cũng nhờ vậy mà tỷ lệ cán bộ nhân viên có trình độ sau đại học năm 2008 là 1,3% đến năm 2011 tăng lên 2%. Với chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, con số trên sẽ còn tăng lên trong các năm tới.

Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ lao động của ngân hàng Habubank giai đoạn 2008-2011

Năm Sau đại học Đại học

Trung cấp và

Cao đẳng Tổng số người Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Năm 2009 28 1.60 1,546 86.83 206 11.57 1,780

Năm 2010 36 1.80 1,781 89.64 170 8.56 1,987

Năm 2011 46 2.00 2,077 90.71 167 7.29 2,290

(Nguồn từ phòng nhân sự ngân hàng Habubank)

Nhờ có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thành thạo ngoại ngữ, vi tính nên ngân hàng Habubank có thuận lợi trong việc áp dụng tiến bộ công nghệ, phần mềm mới để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối. Đặc biệt tất cả các cán bộ làm việc tại Habubank đều được tham gia khóa đào tạo do ngân hàng liên kết với công ty BTC đào tạo và tư vấn nghiệp vụ ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Nhờ vậy mà Habubank luôn tạo được hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách hàng đến với Habubank. Ngoài các giao dịch viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng thì cán bộ thuộc bộ phận kinh doanh ngoại hối năm 2011có khoảng 98 thành viên (tăng 35 người so với năm 2008) và 100% trình độ đại học và sau đại học. Quy mô nhân viên thuộc mảng kinh doanh ngoại hối tăng lên xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh doanh ngoại hối tại Habubank. Chính nhờ những đầu tư đúng đắn vào nguồn nhân lực đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh ngoại hối tại Habubank.

2.1.2.2.2 Quy trình thủ tục về hoạt động kinh doanh ngoại hối

Hiện nay quy trình thủ tục về kinh doanh ngoại hối của Habubank còn tương đối rườm rà, mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến khách hàng đều được xét duyệt tại chi nhánh và sau đó tập trung về hội sở. Quy trình tổng quát giao dịch ngoại hối tại Habubank (Xem hình 2.4)

Theo như thực tế hiện nay tại Habubank, tất cả các giao dịch với khách hàng

tại các chi nhánh , phòng giao dịch đều phải tập trung về hội sở để quyết định về tỷ giá và số lượng giao dịch. Sau đó các giao dịch này cũng được nhập vào

hệ thống bởi kế toán ngoại hối trên hội sở. Quy trình phê duyệt chứng từ tập trung tại hội sở thường gây mất nhiều thời gian hơn, gây phiền hà, rắc rối khi khách hàng đến giao dịch tại Habubank. Việc mất thời gian phê duyệt dài như vậy có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của khách hàng, làm giảm tính cạnh tranh của Habubank so với các ngân hàng khác trên lĩnh vực này, ảnh hưởng bất lợi đến tốc độ phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối.

(Nguồn: phòng kinh doanh ngoại hối ngân hàng Habubank)

Hình 2.4: Quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank

Xác nhận tính chính xác của giao dịch

Quản lý trạng thái ngoại tệ

trạng thái Báo cáo giao

dịch giao dịch Giao tiếp, thỏa thuận với khách hàng Trình duyệt các phòng chức năng Nhập dữ liệu giao dịch vào hệ thống trong Korebank

Kiểm tra số liệu (do Bộ phận kế toán tiến hành)

2.1.2.2.3 Cơ sở vật chất của ngân hàng

Ban lãnh đạo Ngân hàng Habubank xác định công việc đầu tư vào cơ sở vật chất cho ngân hàng là hoạt động thiết yếu. Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố tạo dựng nên hình ảnh ngân hàng trong mắt khách hàng, và đồng thời cũng giúp cho công việc được vận hành một cách thuận lợi, có hiệu quả. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngoại hối thì một mạng lưới chi nhánh cũng như mạng lưới cổng thông tin sẽ giúp cho hoạt động này diễn ra nhanh chóng, chính xác, thu hút khách hàng tìm đến với ngân hàng và lựa chọn dịch vụ ngoại hối tại ngân hàng. Năm 2008 Habubank đầu tư tài chính để nâng cấp phần mềm IFLEX giúp giao dịch được thực hiện nhanh chóng hơn nhưng hạn chế được rủi ro nhờ quy trình giao dịch chặt chẽ hơn. Trụ sở chính của Ngân hàng và 3 chi nhánh lớn tại Hà Nội được xây dựng lại để tạo một cơ sở hạ tầng mới, nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của Ngân hàng. Sự tin tưởng mà Habubank tạo dựng trong lòng khách hàng sẽ giúp cho việc phát triển kinh doanh ngoại hối tại Habubank được thuận lợi hơn.

2.1.2.2.4 Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là một trong những nhân tố cơ bản hết sức quan trọng để một ngân hàng thành công trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nhưng không chỉ riêng với Habubank mà với rất nhiều các ngân hàng Việt Nam khác trên thị trường hiện nay khả năng nhận biết rủi ro kém nên dẫn đến khả năng quản trị rủi ro cũng kém. Để khắc phục điều này ngân hàng Habubank liên tục có những khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng về biến động tỷ giá, chống rửa tiền, khóa học về tình hình kinh tế thế giới. Habubank còn liên kết với các chuyên gia của ngân hàng Standard CharteredBank để đào tạo cho các cán bộ kinh doanh ngoại hối về các nghiệp vụ phái sinh như nghiệp vụ:

Forward, Swap, Option.

Tuy nhiên hiện nay đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại tệ tại Habubank bao gồm các giao dịch viên, các cán bộ kinh doanh trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, các cán bộ nguồn vốn cân đối nguồn ngoại tệ và quyết định tỷ giá, cán bộ kế toán để nhập vào hệ thống và tạo lập báo cáo, các cán bộ kiểm soát giao dịch. Habubank chưa xây dựng được bộ phận quản trị rủi ro riêng biệt để dự báo biến động của thị trường cũng như dự báo rủi ro về tỷ giá. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào cuối năm 2008 lập tức ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Habubank. Năm 2009 hoạt động kinh doanh này gần như không có sự tăng trưởng mặc dù phần mềm được nâng cấp và đội ngũ cán bộ kinh doanh có tăng lên. Đó là do các cán bộ kinh doanh ngoại hối đã không dự báo được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế để có biện pháp ứng phó kịp thời. Như vậy, có thể kết luận phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của Habubank đã gặp phải bất lợi do bộ phận quản trị rủi ro chưa phát huy được năng lực làm việc của mình.

2.1.2.2.5 Chiến lược của ngân hàng về kinh doanh ngoại hối

Định hướng của Habubank là đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Theo chiến lược của Ban lãnh đạo ngân hàng Habubank, Habubank kỳ vọng doanh số hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ tăng trưởng đều trong giai đoạn 2012 đến 2015 và đạt đột phá vào năm 2013 (tăng xấp xỉ 22% so với năm 2012) sau khi ngân hàng hoàn thành kế hoạch nâng cao chất lượng các công cụ phái sinh (nghiệp vụ Forward, Swap, Option). (Xem hình 2.4 trang bên) Kế hoạch này bao gồm cả đào tạo chuyên môn cho các cán bộ kinh doanh ngoại hối, nâng cấp phần mềm thực hiện nghiệp vụ, phần mềm

quản lý rủi ro và mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng.

Habubank luôn đi sâu tìm hiểu nhu cầu từng loại khách hàng, phân loại và xây kdựng chiến lược riêng với từng phân khúc khách hàng. Để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối Habubank luôn chú trọng tới những doanh nghiệp có kinh doanh xuất khẩu, đây là những khách hàng tiềm năng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, tạo những điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể tiếp xúc với những dịch vụ đa dạng của ngân hàng kể từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì số lượng các công lượng các doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu ngày một tăng lên. Với định hướng, chiến lược rõ ràng, cụ thể việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Habubank có nhiều thuận lợi.

(Nguồn: phòng kinh doanh ngoại hối Habubank)

Hình 2.5: Kế hoạch hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w