Các phương pháp nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phẩn thực phẩm Hữu Nghị (Trang 28)

I.4.1.1 Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Việc sử dụng phương pháp so sánh trong đồ án nhằm mục đích so sánh các dữ liệu của các năm 2011, 2012, 2013 nhằm thấy được sự chênh lệch hoặc mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Các chỉ tiêu được đưa ra để so sánh như: sản lượng tiêu thụ hàng hóa, sản lượng sản xuất,… Để phương pháp này được phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong quá tŕnh phân tích cần thực hiện đầy đủ ba bước sau:

- Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh.

Trước hết chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Nếu:

+ Kỳ gốc là năm trước: Muốn thấy đuợc xu hướng phát triển của đối tượng phân tích.

+ Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): Muốn thấy được việc chấp hành các định mức đã đề ra có đúng theo dự kiến hay không. + Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế): Muốn thấy được vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng tḥ trường của doanh nghiệp.

+ Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán hay kỳ báo cáo.

- Bước 2: Điều kiện so sánh được.

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian:

+ Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán như nhau (cụ thể như cùng tháng, quý, năm …) và phải đồng nhất trên cả ba mặt là: cùng phản ảnh nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán và cùng một đơn vị đo lường.

+ Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cần phải được quy đổi về cùng quy mô tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành …)

- Bước 3: Kỹ thuật so sánh.

Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữ trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của của các chỉ tiêu kinh tế.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phẩn thực phẩm Hữu Nghị (Trang 28)