Mối quan hệ thẩm mỹ trong hoạt động thẩm mỹ âm nhạc

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh_ Luận văn thạc sĩ (Trang 30)

Như đã trình bày ở trên mục 1.2.1.1 về khái niệm thẩm mỹ âm nhạc, cho thấy rất rõ mối quan hệ thẩm mỹ âm nhạc gồm có hai mặt là chủ thể và đối tượng thẩm mỹ trong âm nhạc. Phân tích hoạt động của nghệ thuật âm nhạc, chúng ta bắt gặp mối quan hệ chặt chẽ giữa ba khâu :

Hình 2: Mối quan hệ của ba khâu trong hoạt động thẩm mỹ âm nhạc

Từ sơ đồ hoạt động nghệ thuật âm nhạc ở trên, chúng ta rút ra kết luận, đối tượng

của mối quan hệ “thẩm mỹ âm nhạc” là toàn bộ hoạt động sáng tạo nghệ thuật âm nhạc và các tác phẩm, sản phẩm âm nhạc do người nghệ sỹ sáng tạo ra. Phương diện đầu nghiêng về quá trình, phương diện sau nghiêng về thành phẩm. Như vậy, tác phẩm âm nhạc là khâu trung gian giữa nghệ sỹ và công chúng. Hay nói theo Mỹ học thì, nó là đối tượng chủ yếu của mối quan hệ thẩm mỹ âm nhạc. Tác phẩm âm nhạc – sản phẩm sáng tạo tinh thần của người nghệ sỹ là đơn vị cơ bản của tri thức nghệ thuật âm nhạc, là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của Mỹ học âm nhạc.

Trong Mỹ học hiện đại, người ta xem đối tượng để nghiên cứu của Mỹ học âm nhạc chính là cái đẹp của những âm thanh do con người sáng tạo ra. PGS. Trần Thế

Bảo đã viết: “Mỹ học âm nhạc nghiên cứu cái đẹp của âm thanh do con người sáng

tạo ra” [5, 9]. Do đó, suy cho cùng thì đối tượng của hoạt động thẩm mỹ âm nhạc cũng chính là cái đẹp của những âm thanh được con người sáng tạo ra thông qua nghệ thuật âm nhạc. Hay nói cụ thể hơn đó là tác phẩm âm nhạc.

Một tác phẩm âm nhạc hay, có chất lượng nghệ thuật, thẩm mỹ cao phải là tác phẩm đạt được một lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn. Điều đó được thể hiện ở mối quan hệ biện chứng của nội dung và hình thức đẹp, có khả năng đánh giá sâu sắc các hiện tượng của đời sống, tâm lý con người, có thể xâm nhập đến tận cùng của tâm hồn con người, góp phần định hướng hành động của con người với phương thức diễn tả bằng hình tượng âm nhạc phù hợp nhất.

Theo Triết học Mác – Lênin thì “Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội có khả năng

cảm thụ, đánh giá, hưởng thụ và sáng tạo thẩm mỹ thông qua các khả năng tinh tế của

Tác phẩm

các giác quan nói riêng và các trình độ, năng lực thẩm mỹ nói chung đã được rèn luyện từ sự đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ” [21, 193].

Hình 3: Mô hình cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ [21, 99]

Theo sơ đồ cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ, có bảy thành tố cơ bản tồn tại độc lập nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo ra sự hình thành và phát triển của một hệ thống hoàn chỉnh – chủ thể thẩm mỹ.

Ý thức thẩm mỹ là một phạm trù thể hiện chủ thể thẩm mỹ một cách bao quát nhất. Nó được cấu thành bởi những phạm trù thẩm mỹ khác vốn là những thành tố quan trọng phụ thuộc và làm nên nó như cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ…

Quan điểm thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành thế giới quan của cá nhân và xã hội. Đó là những nguyên tắc tiếp cận các hiện tượng và quá trình thẩm mỹ ngoài đời sống và trong nghệ thuật. Do vậy, quan điểm thẩm mỹ chỉ đạo mọi hoạt động thẩm mỹ, đặc biệt là hoạt động nghệ thuật của người nghệ sỹ.

Cảm xúc thẩm mỹ là trạng thái rung động trực tiếp của con người trước các hiện tượng thẩm mỹ khách quan trong thiên nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật.

Tình cảm thẩm mỹ là sự biểu hiện thái độ thẩm mỹ khi phân biệt giữa đẹp và xấu, yêu và ghét, tán đồng hay phản đối, xót xa cái bi thương, khâm phục cái cao cả.

Biểu tượng thẩm mỹ là những hình ảnh, những ấn tượng tương đối toàn vẹn về một sự vật, một hiện tượng lưu lại trong tâm hồn, trong ký ức con người, và có khả năng tái sinh lại khi được tác động về mặt thẩm mỹ.

Lý tưởng thẩm mỹ là hình ảnh mẫu mực cảm quan về sự hoàn thiện hoàn mỹ của cuộc sống và con người. Vì lý tưởng thẩm mỹ nói lên hình ảnh đẹp cần phải hướng tới của con người và cuộc sống nên nó là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ. Mọi hoạt động thẩm mỹ đều lấy nó làm đích để vươn tới, đều coi nó làm chuẩn mực để đánh giá hiệu quả và ý nghĩa của mình.

Chủ thể thẩm mỹ

(với ý thức thẩm mỹ được biểu hiện thành quan điểm thẩm mỹ nhất định) Biểu tượng thẩm mỹ Cảm xúc thẩm mỹ Lý tưởng thẩm mỹ Hình tượng thẩm mỹ Tình cảm thẩm mỹ Thị hiếu thẩm mỹ

Hình tượng thẩm mỹ như đã trình bày ở mục 1.2.1.2, là tấm gương phản ánh đời sống xã hội, hàm chứa cả nội dung lẫn hình thức.

Thị hiếu thẩm mỹ chính là các sở thích tương đối ổn định của cá nhân hay cộng đồng về phương diện thẩm mỹ (sẽ đề cập rõ hơn ở phần sau).

Nói đến chủ thể thẩm mỹ là người ta nói đến khả năng thụ cảm, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ thông qua các giác quan và bộ óc của con người. Trong năm giác quan của con người thì thính giác và thị giác mang lại cho chủ thể khả năng mỹ cảm sâu sắc nhất vì nó giúp chủ thể thấy cái đẹp của hình thức và nghe được những âm thanh của cuộc sống.

Mác nói: “Lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức, nói tóm lại là những cảm giác có khả năng về sự hưởng thụ có tính chất người và tự khẳng định mình như những lực lượng bản chất của con người” [33, 137]. Hay trong cuốn

“Cảm nhận Mỹ học âm nhạc”, PGS Trần Thế Bảo cũng đã viết: “Như thế, đối với

người nghệ sỹ, người thưởng ngoạn âm nhạc, tai và não đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc sáng tạo, thực hiện và nghe” [5, 22].

Như vậy, âm nhạc – nghệ thuật của thính giác là nghệ thuật chiếm nửa ưu thế về khả năng phát triển mỹ cảm đặc biệt đó cho loài người. Chính tính trừu tượng trong cảm nhận về hình tượng bằng âm thanh trong âm nhạc, khiến việc phản ánh hiện thực trong âm nhạc không được rõ ràng như tri giác bằng thị giác như hội họa, điện ảnh, điêu khắc…Nhưng nó lại tác động rất mạnh về mặt tình cảm, khơi gợi những cảm xúc

và óc tưởng tượng của con người: “Âm nhạc yếu về phản ánh hiện thực, nhưng mạnh

mẽ về khêu gợi cảm xúc và óc tưởng tượng” [5, 31]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có một đôi tai “thính”, nhạy bén và tinh tế trong âm nhạc thì đòi hỏi chủ thể thẩm mỹ phải có khả năng tinh tế của tất cả các giác quan cùng với trình độ, năng lực thẩm mỹ nhất định thông qua sự hiểu biết sâu rộng về tri thức nghệ thuật âm nhạc, kết hợp với những nét riêng độc đáo được biểu hiện trong ý thức thẩm mỹ của mỗi người.

Dựa vào mức độ tác động cũng như nhu cầu của chủ thể trong hoạt động thẩm mỹ, người ta phân chia ra các nhóm chủ thể thẩm mỹ khác nhau. Có nhiều quan điểm để phân loại chủ thể thẩm mỹ. Nhưng theo tác giả bài viết này, quan điểm chia chủ thể thẩm mỹ thành năm nhóm là hợp lý nhất, vì bao quát được đầy đủ các dạng tồn tại của chủ thể thẩm mỹ trong lĩnh vực thẩm mỹ âm nhạc. Năm nhóm chủ thể thẩm mỹ gồm:

Thứ nhất, nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ, ở đây cụ thể là sáng tạo nghệ thuật âm nhạc, tức là các nhạc sỹ. Họ là những người sáng tác ra các tác phẩm âm nhạc trên cơ

sở của năng lực và phong cách âm nhạc được kết tụ trong những giá trị thẩm mỹ thể hiện qua tác phẩm âm nhạc của mình.

Thứ hai, nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ, cụ thể là các ca sỹ, nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc, là người truyền đạt sản phẩm sáng tác của chủ thể sáng tạo thẩm mỹ (nhạc sỹ) cho chủ thể thưởng thức (công chúng). Nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ hay nghệ sỹ biểu diễn chính là người sáng tạo lần thứ hai tác phẩm âm nhạc đó.

Thứ ba, nhóm chủ thể thưởng thức thẩm mỹ, cụ thể là thưởng thức âm nhạc, tức công chúng (là người sáng tạo lần thứ ba). Công chúng là lẽ sống còn của nghệ sỹ và tác phẩm, là người tiếp nhận hay từ chối các tác phẩm của nghệ sỹ. Như vậy, nhóm chủ thể thưởng thức thẩm mỹ gắn với hoạt động thưởng thức âm nhạc là hoạt động chủ yếu và rộng khắp trong đời sống âm nhạc. Đây là nhóm chủ thể và là hoạt động chủ yếu mà tác giả sẽ đề cập đến trong nghiên cứu của luận văn này (hoạt động thưởng thức âm nhạc của các em HS THPT).

Để quá trình thưởng thức âm nhạc diễn ra tốt đẹp, phù hợp với quy luật thẩm mỹ tiên tiến, đòi hỏi người thưởng thức âm nhạc cũng phải có một vốn sống nhất định, cũng như có tri thức cơ bản nhất định về nghệ thuật âm nhạc, cùng với một tình cảm,

thị hiếu thẩm mỹ tốt: “Thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động của toàn bộ thế giới nội

tâm của con người, nó chịu sự chi phối của một loạt những yếu tố bên trong như: quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ, tình cảm và tri thức thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và sự từng trải, lối sống, đạo đức và am hiểu nghệ thuật, điều kiện tâm sinh lý…” [22, 58].

Trong tất cả các yếu tố trên thì yếu tố tri thức thẩm mỹ, tạo ra sự nhạy cảm, tinh tế trong thưởng thức thẩm mỹ. Các quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ định hướng cho tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ. Nó tạo ra khuynh hướng trong thưởng thức âm nhạc. Do đó, để có một thị hiếu thưởng thức âm nhạc tiên tiến, đòi hỏi các em HS THPT phải trau dồi, rèn luyện được một tri thức âm nhạc nhất định.

Thứ tư, nhóm chủ thể định hướng thẩm mỹ, cụ thể là các nhà lý luận, phê bình âm nhạc, nhưng cũng có khi là những nhà lãnh đạo văn hóa – nghệ thuật. Thông thường, họ bao giờ cũng đại diện cho một giai cấp, cho một lý tưởng thẩm mỹ nhất định.

Thứ năm, nhóm chủ thể thẩm mỹ tổng hợp, cụ thể là các nhà chỉ huy, dàn dựng, tổ chức và sản xuất các chương trình âm nhạc. Khả năng của chủ thể tổng hợp bao trùm lên nhiều lĩnh vực thẩm mỹ.

Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính tương đối. Vì trên thực tế, các loại chủ thể này không tồn tại hoàn toàn tách biệt nhau, mà giữa chúng có sự xâm nhập, chuyển hóa tùy theo từng mối quan hệ cụ thể. Ví như, không thể nói nhà phê bình âm nhạc lại

chỉ có năng lực thẩm định. Muốn phân tích, đánh giá tốt các tác phẩm âm nhạc muôn hình muôn vẻ, nhà phê bình âm nhạc đồng thời cũng phải là một công chúng cảm thụ âm nhạc tinh tường và sâu sắc, một nghệ sỹ với những tư chất phong phú và cao đẹp ở một mức độ đáng kể nào đó. Thêm vào đó, khi ta xếp một người vào một nhóm chủ thể thẩm mỹ nào thì chỉ có nghĩa là ta đang xem xét trong một mối quan hệ thẩm mỹ cụ thể, xác định mà thôi. Ở hoàn cảnh khác và trong mối quan hệ thẩm mỹ khác thì người ấy sẽ được đưa vào một nhóm chủ thể thẩm mỹ thậm chí không liên hệ gì lắm tới nhóm được phân chia trước đấy.

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh_ Luận văn thạc sĩ (Trang 30)