Khái quát về tình hình sáng tác âm nhạc dành cho lứa tuổi học sinh THPT

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh_ Luận văn thạc sĩ (Trang 63)

Chúng ta thường hay nói đến các bài hát cho thiếu niên, nhi đồng, cho các bạn thanh niên trưởng thành. Nhưng có lẽ ít ai nghe đến những bài hát dành cho lứa tuổi THPT (từ 15 đến 18) – lứa “tuổi hồng”. Đây là đối tượng rất đáng được quan tâm của các nhà giáo dục nghệ thuật. Ở lứa tuổi này hình thành một sự chuyển hoá từ những suy nghĩ ngây thơ, trong sáng của tuổi thiếu niên sang những suy tư sâu sắc hơn nhưng vẫn còn thể hiện sự bồng bột của tuổi trẻ. Do vậy, những nhu cầu riêng về đời sống văn hoá, âm nhạc cũng có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với lứa tuổi thiếu niên hoặc lứa tuổi thanh niên đã trưởng thành.

Kể từ năm 1990, bên cạnh sự ra đời đều đặn của hàng trăm, hàng ngàn ca khúc thiếu nhi, cũng đã xuất hiện một số bài hát viết cho lứa tuổi HS THPT – lứa “tuổi hồng”, những sáng tác ấy có chỗ đứng trong đời sống học đường, thường xuất hiện qua các hội diễn văn nghệ của HS THPT trong nhiều năm như: Chiều thu nhớ trường (Cao Minh Khanh); Tạm biệt mái trường (Bùi Anh Tú); Khi tóc thầy bạc trắng (Trần Đức); Tuổi 15 (Trương Quang Lục); Con đường đến trường (Phạm Đăng Khương); Phượng hồng (Vũ

Hoàng); Kỷ niệm thành phố tuổi thơ (Hồng Đăng); Tháng 3 học trò, Câu hát đánh rơi (Hàn Ngọc Bích); Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn); Hát với chú ve con (Thanh Tùng); Dòng máu Lạc Hồng, Ơi cuộc sống mến thương (Nguyễn Ngọc Thiện); Thầy cô và mái trường (Duy Quang); Cây đa quán dốc (Quang Vinh),…

Tuy nhiên, tình hình sáng tác bài hát cho tuổi hồng gần đây khá thưa thớt, đi tìm bài mới rất khó và thiếu bài hay. Hằng năm, chúng ta có những đợt vận động sáng tác ca khúc về TP, cho thanh thiếu nhi... thế nhưng ca khúc dành riêng cho lứa tuổi HS THPT – “Tuổi hồng” thì chẳng thấy đâu. Trong các hội diễn ở nhiều vùng miền đất nước nói chung và Tp.HCM nói riêng có tình trạng lặp đi lặp lại một số ca khúc hay mà chỉ thấy toàn những bài hát quen thuộc trong nhiều năm. Điều đáng mừng là sức sống tiềm tàng của những bài hát này đã chứng tỏ chất lượng của những sáng tác dành cho lứa tuổi HS THPT đó đã có chỗ đứng trong lòng các em. Nhưng điều lo lắng là sự lặp lại nhiều quá sẽ trở nên nhàm chán, khiến tình hình âm nhạc cho lứa tuổi này dậm chân tại chỗ, không phát triển hoặc thậm chí là thụt lùi rất đáng lo ngại.

Gần đây nhất vào khoảng giữa năm 2011, Sở VH-TT&DL Tp.HCM kết hợp với Hội Âm nhạc Tp.HCM tổ chức cuộc vận động sáng tác ca khúc cho “tuổi hồng”. Cuộc vận động được tổ chức với mong muốn duy nhất là có được những ca khúc hay, phù hợp với khán thính giả lứa tuổi HS từ 13 đến 19 tuổi hiện nay. Nhiều ca khúc viết cho lứa tuổi đã được gửi đến dự thi và có những ca khúc đạt giải nhưng sau đó cũng chỉ nằm trên giấy do thiếu sự quảng bá đến người nghe. Hoặc một số “sáng tác mới” đó lại rập khuôn, hời hợt, vô cảm, không để lại ấn tượng gì cho người nghe nên cũng đã lặng lẽ trôi đi và chìm vào quên lãng.

Thêm vào đó, các hoạt động biểu diễn âm nhạc hiện nay dành cho lứa tuổi hầu như vắng bóng trên hầu hết các sân khấu lớn nhỏ, cũng như thị trường băng đĩa luôn trong tình trạng “chìm lắng” và “ảm đạm”. Các tập nhạc in ấn – xuất bản thì “xào đi xào lại”, hết tuyển tập này đến tuyển tập khác, mở ra đều thấy những bài quen thuộc, thỉnh thoảng có chen vào một vài sáng tác mới nhưng số bài mới này thực sự không có đời sống, rất nhạt nhòa, lãng đãng.

Lâu lắm rồi chúng ta vẫn chưa thấy có ca khúc nào dành cho tuổi học trò THPT nổi

bật và được yêu thích lâu như thời của Bên nhau ngày vui, Mong đợi ngậm ngùi, Bồ

câu không đưa thư, Góc phố dịu dàng, Con đường đến trường, Xe đạp ơi, Vĩnh biệt mùa hè... Theo NS. Lê Quốc Thắng – tác giả của nhiều ca khúc cho “tuổi hồng” khi trả

đa số gắn bó với phong trào Đoàn, thâm nhập nhiều vào sinh hoạt, hoạt động trường lớp của các em nên những sáng tác đều là xúc cảm từ thực tế, gần gũi, có lẽ vì thế mà rất dễ được sự đồng cảm từ các em. Viết cho lứa tuổi không còn trẻ thơ mà cũng chưa phải người lớn thật không phải dễ, mà ca sĩ hát những bài này cũng không nhiều, chỗ đứng của nó trên thị trường cũng bị chèn ép... Chính những lý do này khiến cho người viết ít hào hứng để nghĩ đến, các hãng sản xuất băng đĩa cũng e dè, ít chú tâm". Rõ ràng những tác giả trẻ, ca sỹ, các nhà tổ chức, sản xuất âm nhạc không mấy mặn mà với lứa tuổi này mà chạy theo xu thế “nhạc trẻ” hiện nay vì dễ kiếm tiền, dễ nổi, dễ thành công cũng khiến cho tình trạng sáng tác ca khúc cho lứa tuổi THPT ngày càng thiếu vắng trầm trọng.

Thực tế khi tham gia vào các hội diễn ca nhạc của một số trường THPT tại Tp.HCM, chúng ta thấy ngay sự hạn chế của các em khi chọn bài hát biểu diễn. Đó chính là do hiện nay, những ca khúc có thể sử dụng được với lứa tuổi này có số lượng không nhiều, chưa thực sự được các em yêu thích. Thực trạng đó dẫn đến việc khi chọn bài, một là cứ lặp đi lặp lại một số ca khúc quen thuộc đã thành công, hai là một số em hát lại các bài hát thiếu niên, còn đa số thì đi vào những sáng tác mang tính chất "nhạc nhẹ" có tiết tấu gần gũi với các ban nhạc nhẹ của thanh niên trưởng thành hiện nay. Những ca khúc nhạc nhẹ đó có âm vực và nội dung vượt quá ngưỡng tuổi này.

Do vậy, khi phải hát các bài của người lớn với tầm cữ rộng, các em phải hết sức cố gắng, làm cho thanh quản chóng mệt và nhiều khi dẫn đến hỏng giọng. Song điều quan trọng hơn là nội dung của nhiều bài hát người lớn rõ ràng không phù hợp với lứa tuổi "choai choai" này, thậm chí còn có tác động không tốt đến các em. Còn khi hát bài thiếu niên thì tuy thoải mái để thể hiện về phương diện âm vực, nhưng lại không mặn mà lắm về khía cạnh nội dung, bởi lẽ lứa tuổi THPT đã có nhiều thay đổi với những rung cảm nhẹ nhàng, tế nhị, cũng như ý muốn khẳng định bản thân của tuổi mới lớn rất khác với tình cảm trong ca khúc thiếu niên, nhi đồng.

Điểm tên một số ca khúc khi tham gia dự thi ở cuộc thi “Tiếng hát Chú Ve Con" và “Tiếng ca học đường” gần đây, chúng ta thường thấy xuất hiện như: Cành hoa trắng, Quạt giấy (Lưu Thiên Hương); Giấc mơ trưa (Giáng Son); Đôi cánh (Bảo Lan); Áo trắng đến trường (Xuân Phương); Hoa nắng (Vũ Văn Hà); Ôi quê tôi (Lê Minh Sơn); Con cò (Lưu Hà An); Em trong mắt tôi, Nồng nàn Hà nội (Nguyễn Đức Cường); Li ti, Về ăn cơm (Sa Huỳnh); Tóc hát (Võ Thiện Thanh), Áo xanh (Tuấn Khanh)… Dễ nhận thấy hầu hết các ca khúc được lựa chọn là các sáng tác mới theo phong cách nhạc nhẹ.

Những bài hát trên hầu như không phải viết cho “tuổi hồng”. Mặc dù vậy, một số ca khúc cũng đã khá phù hợp với lứa tuổi và được các em đón nhận cũng như mong muốn được thể hiện. Nhiều em HS THPT đã hát những bài hát này rất thành công trong các hội diễn. Tuy nhiên cũng còn nhiều ca khúc chưa phù hợp và vượt ngưỡng tuổi của các em khiến cho nhiều phần thi chưa đạt được yêu cầu của tác phẩm.

Qua đó, có thể thấy sự “khát” những ca khúc mới và hay ở lứa tuổi này là có thật. HS của thế kỷ 21, cách suy nghĩ, cách tiếp cận, cách thưởng thức có nhiều thay đổi. Các phương tiện và điều kiện của các em tiếp xúc với văn hóa nghệ thuật vô cùng phong phú qua công nghệ thông tin, kỹ thuật số. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa do xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển mở rộng. Vì lẽ đó nhạc sỹ cũng phải cập nhật, đổi mới tư duy, viết ra những gì cho đúng với tâm tư tình cảm các em mới mong các em tiếp nhận và yêu thích.

Như vậy, ở đây có một vấn đề là chúng ta phải thay đổi tư duy sáng tác bài hát cho tuổi hồng, không nên đóng khung cứng nhắc theo lối tư duy cũ mà nên có hướng mở ra rộng rãi hơn. Bài hát dành cho lứa tuổi HS không nhất thiết đóng khung trong đề tài trường học, đề tài thầy cô giáo mà cả những đề tài khác nhưng phù hợp với những ước mơ khát vọng của tuổi trẻ một cách lành mạnh, có giai điệu trong sáng, có lời ca giàu tính văn học, có hình ảnh gần gũi với đời sống tình cảm tâm lý các em cũng có thể xem đó là bài ca phù hợp với lứa tuổi.

Sự thưa vắng tạm thời những bài ca hay cho lứa tuổi học đường là có thật và đang là mối quan tâm của nhiều người. Muốn các em có món ăn tinh thần bổ ích với tính thẩm mỹ cao thì các ca khúc cho tuổi hồng không thể thiếu, các em cần những bài hát hay với những đề tài phù hợp, đa dạng, những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ âm nhạc,

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh_ Luận văn thạc sĩ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w