Để cho các chương trình biểu diễn âm nhạc hiện nay diễn ra có ý nghĩa tích cực nhằm góp phần định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho giới trẻ và đặc biệt HS THPT hiện nay của TP. Chúng ta phải làm thật tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải đưa âm nhạc hàn lâm, bác học và nhạc truyền thống dân tộc đến gần hơn tới công chúng trẻ, trong đó có lực lượng những em HS THPT của TP. Ví như tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc nghệ thuật miễn phí ở các trường học và công viên định kỳ, thường xuyên. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư kinh phí của Ủy ban TP, Sở GD&ĐT, cũng như sự thiện nguyện của nhiều nghệ sỹ biểu diễn, nhiều
cá nhân, tổ chức mạnh thường quân tài trợ cho các hoạt động có ý nghĩa này. Nếu Nhạc viện Tp.HCM đứng ra nhận trách nhiệm là đơn vị sản xuất và tổ chức các hoạt động biểu diễn như vậy là một điều rất hay. Bởi vì, ngoài việc giúp giới thiệu, quảng bá âm nhạc hàn lâm và truyền thống dân tộc đến được với công chúng trẻ, từ đó giúp định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho các em. Bên cạnh đó, công tác này cũng tạo ra sân chơi, đất diễn cho nhiều bạn sinh viên và giáo viên đang theo học và giảng dạy tại nhà trường được thực hành biểu diễn nhiều hơn nữa.
Hiện nay, đa số các hoạt động biểu diễn âm nhạc hàn lâm và hòa nhạc dân tộc chủ yếu diễn ra ở các phòng hòa nhạc chuyên nghiệp như của Nhạc Viện Tp.HCM hay tại Nhà hát TP. Bên cạnh đó, vé để xem một chương trình hòa nhạc chuyên nghiệp như vậy cũng không hề rẻ so với khả năng tài chính của các em HS lứa tuổi THPT này. Do đó, hầu như các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp như vậy chưa tác động đến được với khán giả trẻ, nhất là các em HS THPT. Thêm vào đó, nhiều các hoạt động hòa nhạc dân tộc hiện nay chủ yếu là diễn ra ở một số nhà hàng hằng đêm là những nơi dành cho người nước ngoài thưởng thức, hay ở một vài sự kiện (Event) được tổ chức không thường xuyên, sân khấu cải lương ở Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang ngày càng thưa dần… Do vậy, gần như các hoạt động này chưa tác động được đến với HS THPT của TP.
Bên cạnh đó, các hoạt động biểu diễn âm nhạc cổ điển và truyền thống dân tộc miễn phí đã trình bày ở trên mục 3.3.1.2 cần được phát huy tính năng động, đồng thời nhân rộng nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới. Tất cả các hoạt động biểu diễn miễn phí này cũng cần được quảng cáo rầm rộ trên báo, đài chứ không nên lặng lẽ như thời gian qua. Có như thế mới mong thu hút được sự quan tâm của thật nhiều công chúng trẻ. Có thể lúc đầu là đến vì tò mò, vì có chỗ để vui chơi với bạn bè nhưng khi tiếp xúc lâu dần các em sẽ biết, sẽ hiểu và từ từ sẽ dẫn đến yêu thích. Trong cuộc khảo sát cho thấy tới 50% số lượng HS THPT chọn là đã từng đi nghe một buổi trò chuyện âm nhạc của các chuyên gia hoặc là chưa nhưng sẽ đến nếu có điều kiện. Do đó, nếu cứ tuyên truyền theo kiểu “Mưa dầm thấm lâu” chắc chắn chúng ta sẽ đạt được kết quả.
Thứ hai, Sở GD&ĐT kết hợp với đài truyền hình HTV, Sở VH-TT&DL Tp.HCM và NVH Thanh Niên, TTVH, NVH các quận, huyện để tổ chức nhiều hoạt động âm nhạc dành cho lứa “tuổi hồng” này, nhằm tạo sân chơi, môi trường âm nhạc lành mạnh phù hợp với lứa tuổi các em. Ngoài biểu diễn các ca khúc hay được nhiều người yêu thích, còn có những buổi biểu diễn các ca khúc mới, nhằm giúp những sáng tác mới,
hay dành cho lứa tuổi có cơ hội đến gần với HS của chúng ta, thay vì chỉ để cho ban giám khảo nghe và chấm giải như hiện nay. Hoặc tổ chức các cuộc thi ca hát và biểu diễn nhạc cụ cho các em HS THPT tại địa phương được tham gia biểu diễn và thi thố. Thêm vào đó, Sở GD&ĐT đầu tư kinh phí để sản xuất thêm băng, đĩa nhạc hay dành cho lứa tuổi này và cấp về cho đoàn trường sử dụng để phát vào những giờ như ra chơi, hay những dịp lễ hội, nhằm tuyên truyền cho các ca khúc học đường này. Đồng thời có thể bày bán rộng rãi trên thị trường để nhiều em có nhu cầu có thể mua về thưởng thức.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT nên kết hợp với HTV để đưa chương trình “Tiếng hát Chú Ve Con” được phát sóng trong những giờ thuận lợi để tất cả HS THPT có thể theo dõi được. VTV và HTV cũng nên có thêm nhiều các chương trình ca nhạc dành riêng cho lứa tuổi HS THPT để các em được nghe, được xem các ca khúc dành riêng cho lứa tuổi mình vào những giờ được nghỉ học như ưu tiên những ngày thứ bảy, chủ nhật. Hoặc đài truyền thanh, truyền hình nên sản xuất một kênh âm nhạc riêng dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên nhi đồng để các em có thể bật nghe và xem bất cứ lúc nào có nhu cầu thưởng thức. Như vậy thời gian tới để có nhiều chương trình âm nhạc phù hợp với lứa tuổi HS THPT thì đòi hỏi chúng ta cũng phải đào tạo được một đội ngũ ca sỹ phù hợp cho dòng nhạc này hiện nay đang thiếu hụt. Chúng ta có thể tìm kiếm các giọng ca ở lứa tuổi này tại các hội thi như “Tiếng hát Chú Ve Con”, “Tiếng ca học đường”… Từ đó, đào tạo và phát triển thêm kỹ năng ca hát cho các em, nhằm phục vụ cho công tác này.
Thứ ba, Các đài truyền hình TW và đài truyền hình TP cần phải điều chỉnh lại lịch phát sóng, thời lượng phát sóng đối với các chương trình biểu diễn âm nhạc, các gameshows âm nhạc hiện nay. Cần tăng cường phát sóng, giới thiệu các thể loại âm nhạc hàn lâm, các thể loại âm nhạc truyền thống dân tộc một cách có quy củ, dẫn dắt để người nghe, người xem dễ dàng thưởng thức được nó. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải điều chỉnh lại giờ phát sóng các chương trình này sao cho mọi người dân đều có thể nghe được, như luân phiên phát sóng vào các giờ vàng. Hiện tại các chương trình gameshows âm nhạc dành cho giới trẻ đang thống lĩnh gần như tất cả các giờ vàng này, khiến cho bức tranh âm nhạc Việt càng mất cân đối.
PGS. Ca Lê Thuần tại cuộc hội thảo “Không gian âm nhạc trên sóng phát thanh”
do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức cũng đã đưa ra đề xuất sau: “Các đài phát thanh
cái gì nghe cái đó, thậm chí một bản giao hưởng họ chỉ muốn nghe một chương. Còn khi đã chủ động giới thiệu đến với khán giả thì phải có cách dẫn giải tương đối khái quát cho họ. Bố cục chương trình sao cho khéo. Phát thanh cũng có giờ vàng, giới thiệu tác phẩm mới mà phát vào sáng sớm hoặc nửa đêm khi mà khán giả đã đi ngủ thì hỏng”.
Tại Việt Nam, việc phát sóng nhạc giao hưởng thính phòng trên các kênh truyền hình cũng được thực hiện từ khá lâu. Hiện nay, điển hình là chương trình “Âm nhạc giao hưởng thính phòng” được phát sóng trên kênh VTV1 của đài truyền hình Việt Nam. Chương trình được phát thường kỳ vào tối chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên, giờ phát sóng lại vô cùng bất hợp lý. Theo đúng lịch phát sóng thì là 23 giờ 30 phút nhưng thực tế giờ phát sóng luôn bị đẩy lùi xuống khi có những chương trình truyền hình trực tiếp. Hay chương trình “Gõ cửa âm nhạc” được phát sóng trên HTV7 nhưng vào buổi sáng lúc 8 giờ 30 phút. Như vậy, rõ ràng những chương trình này không thể đến được với người nghe, nhất là các em HS THPT của TP.
Cần tổ chức thêm các gameshows âm nhạc, các cuộc thi trên sóng truyền hình về các thể loại âm nhạc hàn lâm và truyền thống dân tộc với nhiều hình thức thu hút người xem như các chương trình dành cho nhạc nhẹ hiện nay. Ví như gameshows “Âm nhạc đỉnh cao” được VTV3 phát sóng thời gian qua. Mặc dù chương trình vẫn còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã góp phần giúp khán giả dần biết được thế nào là nhạc kịch, là phong cách âm nhạc bán cổ điển. Đài truyền hình tiếp tục phát triển những chương trình như vậy với cả các thể loại nhạc dân ca, ca trù, hát xẩm, đờn ca tài tử … ở nhiều hình thức như cá nhân, nhóm thi với nhiều đề bài, nhiều thể loại để kích thích sự chú ý và theo dõi của người xem.
Đặc biệt đài truyền hình phải phát sóng được chương trình giới thiệu các sáng tác mới thuộc lĩnh vực khí nhạc Việt Nam, để giới thiệu các tác phẩm hay, có giá trị của chính nhạc sỹ nước nhà đến với công chúng trong nước. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa đài truyền hình với Hội Âm nhạc, Nhà hát vũ kịch giao hưởng và Ủy ban TP, cũng như cần có một nguồn kinh phí từ nhà nước, từ các công ty, tổ chức tài trợ cho chương trình.