3.1.1. Giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách của HS. Thông qua giáo dục thẩm mỹ, HS hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đồng thời có cách ứng xử tốt với người thân trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và cộng đồng. Con người có trí tuệ thông minh, có sức khỏe cường tráng, nếu thiếu giáo dục thẩm mỹ vẫn không được coi là con người toàn diện trong một xã hội hiện đại. Giáo dục thẩm mỹ có vai trò to lớn trong nhận thức và trong lao động sáng tạo của con người.
Giáo dục thẩm mỹ là quá trình hình thành cho HS năng lực nhận thức, thưởng ngoạn, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp. Nói về bản chất của giáo dục
thẩm mỹ, TS. Vĩnh Quang Lê nhận định: “Giáo dục thẩm mỹ, về bản chất là tìm ra phương thức đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và con người, nâng cao năng lực thụ cảm và sáng tạo, làm cho tính cách con người được phát triển một cách hài hòa toàn diện.”[30, 20-21]. Như vậy, thực chất mục tiêu đầu tiên của giáo dục thẩm mỹ là xây dựng những tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp, và mục đích cuối cùng của nó là xây dựng con người phát triển toàn diện, hài hòa.
Tuy nhiên, giáo dục thẩm mỹ không phải là một lĩnh vực độc lập tuyệt đối với các lĩnh vực giáo dục khác của con người. Việc giáo dục phát triển và hoàn thiện nhân cách con người phải là sự thống nhất giáo dục trên cả ba phương diện là văn hóa thẩm mỹ, văn hóa đạo đức và văn hóa trí tuệ. Trong đó, lĩnh vực thẩm mỹ là lĩnh vực của cảm xúc, tình cảm. Tính chất cảm tính là tính chất đặc thù của quan hệ thẩm mỹ. Tuy vậy, bên cạnh yếu tố cảm xúc, tình cảm, quan hệ thẩm mỹ còn bao hàm trong nó cả yếu tố lý trí, trí tuệ. Người ta chẳng thể có được cảm xúc về cái đẹp, cái cao cả nếu người ta chưa hiểu được bản chất của chúng. Cũng như con người chỉ có thể ham thích hoặc tỏ ý khen, chê đối với những cái mà người ta có khả năng hiểu và nhận thức được nó. Bên cạnh đó, khả năng hiểu thấu và phân biệt rành mạch giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa nhân đạo và phản nhân đạo…cũng như dựa trên những chuẩn mực của hành vi đạo đức là cơ sở quan trọng để con người cảm thụ, đánh giá, thưởng thức và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ một cách đúng đắn, sâu sắc.
Các nhà Mỹ học Việt Nam đưa ra bốn hình thức giáo dục thẩm mỹ cơ bản như sau:
Thứ nhất, giáo dục thẩm mỹ bằng văn hóa – nghệ thuật; Thứ hai, giáo dục thẩm mỹ
bằng cách nêu gương; Thứ ba, giáo dục thẩm mỹ bằng lao động và thông qua lao
động; Thứ tư, giáo dục thẩm mỹ bằng hệ thống các quan điểm, lý luận Mỹ học tiến bộ,
hiện đại. Trong số những hình thức giáo dục thẩm mỹ, giáo dục bằng nghệ thuật được coi là hình thức phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất. Vì nghệ thuật chân chính phản ánh khát vọng vươn tới cái hài hòa “chân – thiện – mỹ”, cái hoàn thiện trong cuộc sống, trong lý tưởng.
Giáo dục thẩm mỹ về cơ bản là có định hướng, có kế hoạch nhằm trang bị cho mỗi cá nhân một vốn kiến thức chung, phong phú, một trình độ thẩm mỹ sâu sắc để cá nhân xác định đúng lý tưởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, khả năng cảm thụ và đánh giá thẩm mỹ, giúp cá nhân tránh được sự hoạt động tùy tiện, tự phát, tiến tới hoạt
động tự giác trong cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ nói riêng, và trong mọi lĩnh vực đời sống nói chung. [21, 383 – 384]
Như vậy, giáo dục thẩm mỹ là hình thành cho chủ thể thẩm mỹ những nội dung sau: Thứ nhất, ý thức thẩm mỹ gồm có tình cảm, nhu cầu, lý tưởng, thị hiếu, các quan điểm thẩm mỹ. Thứ hai, năng lực thẩm mỹ gồm cảm thụ, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ. Thứ ba, tri thức thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ tạo nên trình độ thẩm mỹ. Thứ tư, văn hóa thẩm mỹ và văn hóa nghệ thuật của cá nhân.
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông, đó là quá trình hoạt động chung của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển ở người được giáo dục những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mỹ, đặc biệt là phương tiện nghệ thuật nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện hài hoà cho người được giáo dục.
Nghệ thuật là tụ điểm, là hạt nhân của đời sống thẩm mỹ. Được hòa với thế giới nghệ thuật, sống với nó, tham gia vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật là biện pháp tốt nhất để phát huy các tư chất, năng khiếu thẩm mỹ, hình thành và phát triển tri thức thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ để trở thành những chủ thể thẩm mỹ thực thụ. Nghệ thuật luôn không chỉ mang đến cho con người những giây phút giải trí thoải mái, mà hơn vậy, mang đến cho con người sự hưởng thụ mang tính thẩm mỹ về phương diện tinh thần, mang đến cho con người sự thanh cao - cao thượng và cả nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Bởi vì nghệ thuật có khả năng to lớn trong việc tác động tới tình cảm, tư tưởng con người, giúp xây dựng những tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, làm cơ sở vững chắc cho thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, hướng tới một lý tưởng thẩm mỹ trong sáng, từ đó vươn tới một cuộc sống cao đep.
Các loại hình nghệ thuật bao giờ cũng mang trong nó những đặc thù riêng về phương diện biểu hiện. Điều đó cũng có nghĩa: để hiểu, để thưởng thức một loại hình nghệ thuật cũng cần có những tri thức cơ bản, kiến thức nhất định về loại hình nghệ thuật đó. Tri thức đã có của mỗi loại hình nghệ thuật là rất to lớn và luôn luôn vô tận. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, với một lượng tri thức cơ bản vẫn có thể là điều kiện cần cho phép chúng ta tiếp cận với một loại hình nghệ thuật. Để làm được việc đó thì vai trò của công tác giáo dục nghệ thuật là đặc biệt quan trọng. Giáo dục nghệ thuật là lĩnh vực có thể mang đến cho đối tượng cần những tri thức cơ bản để có thể tiếp cận với một loại hình nghệ thuật.
Thật ra, việc đánh giá cao vai trò của giáo dục nghệ thuật không phải là điều mới trong lịch sử phát triển xã hội loài người. Từ thời cổ đại, các triết gia đã coi giáo dục
nghệ thuật là một trong những phương thức hiệu quả nhất cho việc giáo dục con người trở thành người tốt. Hay nói như L.X. Vuwgotxki thì nghệ thuật chính là phương tiện để “tôi đúc lại con người”.
Trong thời gian qua, khi nói đến giáo dục nghệ thuật, nhiều nhà giáo dục nghệ thuật chú trọng tới đối tượng HS ở trường phổ thông là chủ yếu, coi đây là khu vực quan trọng để có thể tiến tới mục tiêu giáo dục nghệ thuật cho toàn xã hội trong tương lai. Phải nhìn nhận: Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông giữ vai trò rất quan trọng. Nó được xem là con đường cơ bản, có giá trị lâu dài, có tác dụng định hướng thẩm mỹ đúng đắn cho thế hệ trẻ, phát hiện, nuôi dưỡng và ươm mầm tài năng nghệ thuật. Do đó, cần phải có cái nhìn toàn diện về công tác này, bởi ngoài thời gian ở nhà trường, còn một phần thời gian trẻ em sống trong gia đình và ngoài xã hội. Do vậy, công tác giáo dục nghệ thuật cần phải đa dạng về không gian và phương thức tiến hành thì mới mong đạt được hiệu quả giáo dục.
Từ mục tiêu giáo dục đến nhận thức, thực tiễn giáo dục ở bậc THPT cho thấy một thực tế rằng, đa phần lứa tuổi HS THPT đều có ước muốn, khát khao chinh phục, khám phá, sáng tạo nên cái đẹp, chiếm lĩnh những giá trị thẩm mỹ. Song, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận HS còn nhận thức, hành động lệch lạc, phản thẩm mỹ, đi ngược lại mục tiêu giáo dục mà xã hội đang hướng tới.
Thế nhưng, giáo dục nghệ thuật trong nhà trường ở Việt Nam mấy chục năm qua thực chất chỉ triển khai ở hai môn âm nhạc và mỹ thuật. Các bài học về âm nhạc và mỹ thuật tại trường phổ thông đã đóng góp tích cực trong việc mang đến cho tuổi trẻ Việt Nam những kiến thức cần để có thể trở thành một con người toàn diện. Điều đáng nói ở đây là giờ học âm nhạc và mỹ thuật ở trường phổ thông chỉ có ở các cấp học Tiểu học và THCS, không có giờ dạy nghệ thuật ở trường THPT. Mà như chúng ta đã biết, HS lứa tuổi THPT đầy hiếu động và cần được sự quan tâm đặc biệt của nhà trường và toàn xã hội trong việc định hướng thẩm mỹ nghệ thuật. Trong thời gian qua, nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục nghệ thuật thường bày tỏ lo ngại về thị hiếu thẩm mỹ của lứa tuổi này. Qua nhiều khảo sát chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy một điều: Nhiều giá trị tinh thần vốn là bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam không được các em biết và yêu quý, nhất là đối với HS THPT ở các TP, trung tâm lớn. Trong khi đó các em lại có thể biết, yêu thích nhiều tác phẩm âm nhạc nước ngoài. Khi nói về vấn đề này, các nhà nghiên cứu giáo dục nghệ thuật, ở từng góc độ đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có lẽ tất cả đều thống nhất với nhau về sự cần thiết, cấp bách của công tác giáo
dục nghệ thuật cho lứa tuổi THPT, về một sự chỉ đạo ở tầm chiến lược của công tác này.
3.1.2. Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc
Nghệ thuật âm nhạc phản ánh cuộc sống, tâm tư tình cảm của con người, đánh thức mọi xúc cảm sâu xa, thầm kín nhất. Do vậy, ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Chính nhờ đặc trưng là âm thanh và nhịp điệu trong âm nhạc đã đánh thức cảm xúc của con người, đồng thời gợi sự liên tưởng sáng tạo. Nội dung và hình thức trong âm nhạc cũng góp phần vào việc phát triển trí tuệ, ý thức tập thể và khả năng nhận thức cho con người. Do vậy, suy cho cùng, giáo dục thẩm mỹ âm nhạc là giúp con người nhận thức, cảm nhận được cái đẹp, là phương tiện để mở rộng cái đẹp. Bên cạnh đó, sức mạnh cảm hoá của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh sẽ giúp con người vươn tới một nhân cách toàn vẹn.
Nhân cách là toàn thể những thuộc tính đặc biệt mà một cá thể có được trong hệ thống các quan hệ xã hội. Trên cơ sở hoạt động và giao lưu nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Các thuộc tính đó bao hàm các mặt về đức, trí, thể, mỹ. Phát triển nhân cách con người là quá trình tác động toàn diện lên các mặt trên bằng các phương tiện khác nhau, trong đó âm nhạc là một trong những phương tiện hết sức quan trọng. Sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ của hệ thống âm thanh nhạc đã được "nhào nặn" vào tâm tư, tình cảm của người nghe, làm cho người nghe tự điều chỉnh nhân cách của chính mình. Song cần thấy rằng, vai trò của âm nhạc đối với quá trình phát triển nhân cách con người không chỉ thể hiện với tư cách một phương diện tác động từ những giá trị chân,
thiện, mỹ từ bên ngoài vào,mà chủ yếu là với tư cách khơi dậy những tiềm năng giá trị
chân, thiện, mỹ từ chính bên trong mỗi thực thể nhân cách. Nhà văn M. Gorki cũng đã
từng nói rằng: “Con người về bản tính vốn là nghệ sỹ. Ở mọi nơi nó đều cố gắng bằng
cách này hay cách khác đưa cái đẹp vào cuộc sống của mình”.
Để biểu hiện được hình tượng nghệ thuật nhất định nào đó, âm nhạc cần có sự sắp xếp một cách có tổ chức những âm thanh nhạc một cách nghệ thuật và khoa học. Nghệ thuật âm nhạc vốn thực sự là khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó về tâm sinh lý con người, về sự nối tiếp và hoà hợp các âm thanh âm nhạc… Nhà soạn nhạc phản ánh thế giới không phải bằng sự ngẫu hứng thuần tuý, tuỳ tiện mà bao giờ cũng dựa trên những nguyên tắc khoa học về kỹ thuật sáng tác, về sự kết hợp nối tiếp cũng như khả năng thể
hiện và hoà hợp giữa các âm thanh nhạc, khúc thức, phối khí sao cho phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý của người nghe. Đồng thời, còn là sự kết hợp giữa cái riêng, cái cảm xúc tức thời của người nghệ sĩ với cái phổ quát qua các dấu ấn, hơi thở của dân tộc, của thời đại.
Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra với người thưởng thức để hiểu được thì cần phải có sự hiểu biết một cách khoa học về âm nhạc. Nắm được các nguyên tắc ấy là chìa khoá để nắm bắt thực chất hình tượng nghệ thuật và hình thức, nội dung cơ bản được phản ánh trong từng tác phẩm âm nhạc. Sự thống nhất giữa khoa học và nghệ thuật trong âm nhạc cũng chính là chìa khoá để con người nâng cao cảm xúc, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ âm nhạc trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, giao lưu văn hoá. Càng hiểu biết âm nhạc một cách đúng đắn, khoa học, sâu sắc thì con người càng gắn bó với âm nhạc, sử dụng âm nhạc để phát triển trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn mình, bồi bổ cốt cách và không ngừng vươn tới cái chân, thiện, mỹ.
Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc ngoài việc là một bộ môn nghệ thuật, một bộ môn khoa học, nó còn là một bộ môn nhân học. Bởi vì âm nhạc do con người tạo ra. Nó phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới quan của con người và mục đích cuối cùng cũng chỉ nhằm hướng đến và phục vụ con người. Carl Orff đã nói: “Âm nhạc bắt nguồn từ con người”. Người xưa có câu “phàm âm chi khởi, do nhân tâm sinh giã” (phàm là âm nhạc thì đều bắt nguồn từ trái tim con người). Vì vậy, việc tiến hành đào tạo con người toàn diện, nhân tài của mọi thời đại là không thể coi nhẹ tác dụng của giáo dục âm nhạc.
Trong quá trình sáng tạo, biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật có hai hiện tượng cần ngăn ngừa nhằm giáo dục thẩm mỹ âm nhạc lành mạnh đó là: Chủ nghĩa hình thức và Chủ nghĩa tự nhiên. Cả hai hiện tượng này đều là hai bệnh trạng của xã hội từ xưa tới nay mà ngày nay tồn tại khá phổ biến và chiếm lĩnh trong đời sống âm nhạc của giới trẻ, khiến cho các giá trị bị đảo lộn, dẫn đến tình trạng ngày càng lệch lạc về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ hiện nay.
Để ngăn ngừa hai hiện tượng này cũng như để tạo ra một môi trường âm nhạc lành mạnh, tiến bộ và phát triển thì chúng ta phải làm đầy đủ và thật tốt công tác giáo dục thẩm mỹ âm nhạc trên cả năm nhóm chủ thể thẩm mỹ âm nhạc đó là: nhạc sỹ; nghệ sỹ biểu diễn; nhà phê bình âm nhạc; nhà chỉ huy, dàn dựng, tổ chức, sản xuất âm nhạc và đặc biệt là một lượng lớn người nghe nhạc là công chúng. Trong đó quan trọng nhất là
ba chủ thể nhạc sỹ, nghệ sỹ và công chúng vì nó thể hiện rõ nhất mối quan hệ chặt chẽ giữa ba khâu của hoạt động âm nhạc.
Những tác phẩm nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, văn học… sau khi tác giả hoàn