Về phía gia đình

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh_ Luận văn thạc sĩ (Trang 116)

Cha mẹ có vai trò rất lớn trong định hướng nghệ thuật của con cái nếu họ dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ và hiểu được tâm lý con trẻ, nhất là ở lứa tuổi HS THPT – Lứa tuổi thanh niên mới lớn. Tuy nhiên, thực tế nhiều phụ huynh vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc định hướng giáo dục âm nhạc. Ý nghĩa của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ em: Phát triển thể chất, trí tuệ và đặc biệt là nền tảng để xây dựng một thế giới nội tâm phong phú, sâu sắc, hướng đến chân - thiện - mỹ. Cho nên, thời gian tới, chính nhà trường phổ thông cũng như báo chí phải tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu được điều này, để họ có cái nhìn đúng đắn hơn về công tác giáo dục âm nhạc cho con trẻ.

Các bậc phụ huynh cũng nên nhớ, giáo dục âm nhạc là cả một quá trình lâu dài. Nó sẽ thẩm thấu từ từ và chuyển hóa thành khả năng cảm thụ, thưởng thức và cả khả năng lựa chọn, sàng lọc để tìm cho mình những loại nhạc thích hợp. Thái độ, nhận thức và định hướng của phụ huynh sẽ là yếu tố quyết định, cùng với việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường để tạo cho con trẻ một môi trường, thói quen và từ đó hình thành khả năng cảm thụ, chọn lọc và thưởng thức âm nhạc.

Trên đây là những giải pháp mà tác giả bài viết muốn góp một tiếng nói nhằm góp phần định hướng được thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho giới trẻ nói chung và HS THPT của TP nói riêng. Tuy nhiên để làm thay đổi được quan điểm, nhận thức dẫn tới hành động đúng đắn của các em HS THPT của TP là cả một quá trình lâu dài, cần sự chung tay vào cuộc của cả một hệ thống từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đặc biệt là sự quan tâm, đầu tư cho công tác này của các cấp, các ngành trong thời gian sắp tới.

TIỂU KẾT

Nếu như giáo dục chính trị, tư tưởng trang bị cho con người có được nhận thức đúng về nhân sinh quan, thế giới quan, thì giáo dục thẩm mỹ mang lại cho con người nhận thức đúng về cái đẹp. Đối với con người, cái đẹp không chỉ biểu hiện ở hình thức bên ngoài mà còn chứa đựng ở bên trong nội tâm. Giáo dục thẩm mỹ làm cho con người có tư cách, đạo đức hơn, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Con người có rung cảm thẩm mỹ đúng đắn sẽ tạo nên những cử chỉ, hành vi, ứng xử đẹp. Chính vì vậy, Giáo dục thẩm mỹ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách của con người. Trong đó, giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật mà đặc biệt là âm nhạc là một phương tiện không thể thiếu. Bởi vì âm nhạc có một vai trò rất lớn trong đời sống con người. Diện mạo âm nhạc của một quốc gia cũng chính là bộ mặt chỉ sự

hưng thịnh của chính quốc gia ấy. Người xưa có câu “Thẩm nhạc vi tri chính”, hoặc

người xưa cũng quan niệm rằng: Nghe âm nhạc có thể đoán được sự tồn vong của một quốc gia. Do đó việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng, nhất là giới trẻ là việc làm cần thiết nhằm phát triển một cách toàn diện cho các em, đồng thời góp phần tạo nên sự hưng thịnh của cả một nền âm nhạc của nước nhà trong tương lai.

Như vậy, để làm tốt công tác giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho giới trẻ nói chung và cho HS THPT nói riêng của TP, chúng ta cần phải tiến hành các hoạt động giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho các em một cách đầy đủ trên cả ba phương diện là nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, giáo dục âm nhạc ở nhà trường THPT trong thời gian tới là vấn đề then chốt, trọng tâm, kết hợp với các hoạt động âm nhạc

ngoài xã hội, cùng sự quan tâm, hợp tác của các bậc phụ huynh dành cho công tác này, mới mong thực sự đạt được kết quả tốt nhất.

Như vậy, trong bối cảnh, thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM đang có nhiều biểu hiện tụt dốc và lệch toàn diện như hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp kịp thời, nhằm định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn cho các em trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để khắc phục và làm thay đổi thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của các em HS hiện nay không phải là công việc có thể thực hiện được trong ngày một, ngày hai. Mà đó là công việc cần phải làm lâu dài ở tầm chiến lược với sự dốc sức của toàn xã hội. Trong đó, đứng đầu là Ban tuyên giáo TW, Bộ GD&ĐT, Bộ VH-TT&DL, Ủy ban Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, Đoàn thanh niên, Hội Âm nhạc, các Sở, Ban ngành, các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng… để có thể tiến hành trên tất cả các phương diện, trên tất cả các công tác.

Thứ nhất, về phía nhà trường với công tác giáo dục và đào tạo. Các trường chuyên nghiệp tiếp tục công tác đào tạo cho xã hội những nhạc sỹ, nghệ sỹ, nhà lý luận – phê

bình, chỉ huy âm nhạc,những người làm công tác âm nhạc phải có chuyên môn cao, lý

tưởng thẩm mỹ cao đẹp. Bên cạnh đó, cần nâng cao công tác đào tạo giáo viên âm nhạc giảng dạy cho các trường phổ thông, đặc biệt THPT của TP trong tương lai. Thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần xác định nội dung và đưa môn âm nhạc vào giảng dạy ở bậc THPT như là môn học tự chọn gắn với các hoạt động hướng nghiệp.

Thứ hai, về phía xã hội với công tác sáng tác, phê bình, tổ chức và quản lý của các hội, các cơ quan chức năng. Tất cả các hoạt động âm nhạc trong thời gian tới cần được hướng tới đối tượng là khán giả trẻ, đặc biệt là lứa tuổi HS THPT của TP đang thiếu hụt nghiêm trọng sân chơi âm nhạc và các hoạt động âm nhạc lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi. Qua đó, lôi kéo các em vào nhiều các thể loại, hình thức âm nhạc nghệ thuật.

Thứ ba, về phía gia đình. Các bậc cha mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến sở thích, thiên hướng âm nhạc của con trẻ, kết hợp chặt chẽ với nhà trường để công tác giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho HS được diễn ra tốt đẹp, có tác dụng định hướng cho các em một thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc tiên tiến.

PHẦN KẾT LUẬN

Sau thời kỳ đổi mới (1986), nhất là những năm gần đây, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cùng với nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, làm cho các hoạt động giải trí ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện nay, các hoạt động văn hóa – văn nghệ trong nước lại chưa có đủ sức mạnh, chưa có sự đầu tư cao để có sức hấp dẫn lớn. Trong khi đó, nhạc ngoại với sự đầu tư của các công ty xuyên quốc gia được trang bị công nghệ giải trí hết sức hiện đại. Các đạo diễn, diễn viên, ca sỹ, nhạc sỹ được đào tạo chuyên môn cao, nên tạo ra sức hấp dẫn hơn và lấn át giải trí trong nước. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhiều trào lưu âm nhạc mới lạ và hiện đại, cũng như nhiều sản phẩm âm nhạc chất lượng cao của thế giới dễ dàng đến với Việt Nam. Đó là những điều kiện rất thuận lợi để cho những người làm công tác âm nhạc, công chúng học hỏi và nâng cao trình độ âm nhạc của chính mình. Tuy nhiên, đó cũng là “con dao hai lưỡi” nếu chúng ta không biết học hỏi có chọn lọc một cách thông minh để nâng cao trình độ âm nhạc trong nước. Nếu chỉ copy và chạy theo cái bóng của họ, thì ngược lại sẽ làm cho nền âm nhạc nước nhà không những không khá lên được, mà ngày càng xấu xí trong mắt công chúng và nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa âm nhạc là điều có thể dự báo trước.

Với nhiều thuận lợi về vị trí, kinh tế – văn hóa – xã hội, Tp.HCM được xem là một siêu thị nghệ thuật với sức chứa và tiêu thụ âm nhạc đứng đầu cả nước. Do đó, ở TP là nơi tập hợp của tất cả những cái tốt và cả những cái xấu ở khắp nơi tụ họp về. Đặc biệt gần đây với sự nở rộ của công nghệ thông tin, truyền thông, kỹ thuật số khiến cho các phương tiện nghe nhìn như truyền hình, truyền thanh, internet… phát phiển nhanh, phổ biến đến với mọi người, mọi nhà. Do đó, HS ngày nay tiếp cận thông tin một cách trực tiếp từ các phương tiện này một cách dễ dàng. Và như vậy, các em vừa hấp thụ được những cái hay nhưng cũng lại vừa tiếp thu vào cả những cái xấu.

Trong khi đó, Người lớn là các bậc cha mẹ thì vì quá bận rộn với công việc trong thời kinh tế thị trường cũng không có thời gian quan tâm tới con cái. Các cơ quan chủ quản của nhà nước như: Ban tuyên giáo TW, Ủy ban Thanh thiếu niên nhi đồng của quốc hội, Bộ GD&ĐT, Bộ VH-TT&DL, Đoàn Thanh niên… chưa có cái nhìn tổng quát, chưa có được những dự báo trước mà chủ yếu là luôn phải chạy theo sau diễn biến của cuộc sống và khắc phục hậu quả khi mọi việc đã rồi. Có thể nói tất cả những điều đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình hình giải trí trong nước, nhất là tại Tp.HCM trong lĩnh vực âm nhạc gần đây có nhiều biểu hiện rất không bình thường, lệch pha, mất cân đối.

Trong tình hình như vậy, thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ nói chung và HS THPT của TP nói riêng cũng bị kéo xuống thấp và có nhiều biểu hiện lệch toàn diện như nhiều năm qua là điều dễ dàng hiểu được. Điều đó càng được khẳng định chắc chắn thông qua cuộc khảo sát về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM được tác giả thực hiện trong tháng 7 vừa qua. Nhiều giá trị âm nhạc truyền thống dân tộc, hàn lâm đều không được các em yêu thích. Phần lớn HS THPT của TP chỉ thích và thường xuyên nghe các thể loại ca khúc nhạc trẻ, đặc biệt số HS yêu thích nhạc trẻ ngoại chiếm tỉ lệ rất cao. Những cái tên ca sỹ, nhóm nhạc được nhiều HS thần tượng và yêu thích nhất trong thời gian qua là những cái tên ca sỹ, nhóm nhạc ngoại của trào lưu âm nhạc Kpop và US – UK, sau đó mới đến các ca sỹ trẻ trong nước và một số nước khác như Nhật, Hoa. Điều đó, chứng tỏ tâm lý sính ngoại đang ăn sâu vào HS THPT của chúng ta và có nguy cơ làm mất đi những giá trị truyền thống dân tộc đã được nhân dân ta gìn giữ từ bao đời nếu chúng ta không chấn chỉnh kịp thời trong thời gian tới.

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nam viết: “Mất nước nhiều khi giành lại được nhưng

để mất bản sắc văn hóa dân tộc thì sẽ mất hết và mãi mãi” [29, 184]. Do đó, hiện nay, để tiến hành các hoạt động giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS THPT của TP, cần chú trọng tới lĩnh vực âm nhạc truyền thống dân tộc bên cạnh các thể loại âm nhạc hàn lâm và nghệ thuật khác. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có một kế hoạch bài bản, dài hơi với hai đơn vị chủ công là Bộ GD&ĐT và Bộ VH-TT&DL, liên kết chặt chẽ với Ủy ban Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, Đoàn Thanh niên Cộng Sản, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Âm nhạc, các cơ quan chủ quản của các tỉnh, thành, các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng… dưới sự tập hợp và chỉ đạo của Ban tuyên giáo TW để cùng thống nhất trong một hướng đi chung.

Để thực hiện tốt việc định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS THPT của TP trong thời gian tới thì việc cần làm ngay của Sở GD&ĐT là phải thực hiện giảng dạy giáo dục âm nhạc ở trường THPT. Tp.HCM với những lợi thế rất lớn về sức người, sức của cũng như trên nhiều phương diện để có thể áp dụng các giải pháp giúp định hướng thị hiếu âm nhạc cho HS THPT của chúng ta. Việc áp dụng đưa môn âm nhạc vào giảng dạy ở trường THPT của TP trong thời gian tới như là môn hoc tự chọn, sẽ có nhiều thuận lợi để thực hiện tốt công tác này. Bên cạnh đó, nếu có sự chung tay góp sức của cả các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm của nhà nước như đài HTV, đài tiếng nói nhân dân Tp.HCM, các cơ quan báo chí, Ủy ban TP, Đoàn thanh niên, các nhà hát, trung tâm biểu diễn… để tạo cho các em được thưởng thức nhiều thể loại âm nhạc nghệ thuật và có ý nghĩa, tạo ra nhiều sân chơi âm nhạc lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi… Có như thế, các em mới được sống trong một môi trường âm nhạc tốt đẹp. Qua đó, những lời ca, những giai điệu trong sáng, hồn nhiên đến được với HS của chúng ta một cách tự nhiên, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của các em. Từ đó, góp phần giáo dục tư tưởng, phát triển nhân cách, lối sống cho các em – những chủ nhân tương lai của nước nhà.

1. Mẫu phiếu khảo sát thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc và nhu cầu âm nhạc được tác giả sử dụng trong cuộc khảo sát tại hai trường THPT Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) và Ernst Thalmann (quận 1) tại Tp.HCM

NHẠC VIỆN TP.HCM Mã số phiếu:………..

Lớp cao học khóa XX Ngày:…../….. /2013;Quận:………

Trường:……….. Lớp: …… ;Giới tính: ………

PHIẾU KHẢO SÁT THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH THPT Ở TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Kính thưa quý bạn!

Nhằm góp phần tìm hiểu về những xu hướng, sở thích thưởng thức âm nhạc, cũng như những nhu cầu và mong muốn tiếp cận và thưởng thức âm nhạc cho giai đoạn tiếp theo của các bạn học sinh THPT ở Tp.HCM hiện nay. Chúng tôi mời bạn tham gia trả lời một số câu hỏi dưới đây một cách chân thành và thoải mái. Tham gia viết phiếu thăm dò ý kiến này là bạn đã góp một phần để làm cho âm nhạc của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của bạn.

1. Bạn thường nghe nhạc từ đâu? (được chọn nhiều đáp án theo thứ tự thường nghe nhất bằng cách đánh dấu X vào ô ; đã chọn đáp án nào thì mời các bạn trả lời thêm câu hỏi phụ ở dưới đáp án đó)

A. Các liveshow ở nhà hát, sân khấu, tụ điểm ca nhạc

Bao lâu bạn đi một lần: - Hàng tuần

- Vài tuần

- Vài lần một năm

- Rất ít khi

B. Các chương trình ca nhạc trên TV

Kể tên một số kênh, chương trình ca nhạc, các bảng xếp hạng âm nhạc hay gameshow âm nhạc trên TV mà bạn thích: ……….. ……...….. ………... ... C. Từ internet

Nghe trực tuyến trên web

Dowload và nghe bằng máy tính Dowload và nghe bằng điện thoại

D. Từ các CD, DVD mua ngoài thị trường

2. Bạn thích nghe và thường nghe loại nhạc nào nhất? (được chọn nhiều đáp án theo thứ tự thích nghe và thường nghe bằng cách đánh X vào ô ở cột 1 và 2 mà bạn chọn. Nếu thể loại nào bạn không biết thì xin đánh dấu X vào cột thứ 3).

nghe nghe biết Các bài dân ca Việt Nam

Các thể loại sân khấu truyền thống: chèo, tuồng, cải lương Ca trù (hát ả đào)

Đờn ca tài tử Nam Bộ Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Hòa tấu nhạc nhẹ

Các thể loại hòa tấu thính phòng, giao hưởng Opera (nhạc kịch phương tây)

Nhạc kịch Broadway

Ca khúc lãng mạn Việt Nam trước 1945 (tiền chiến) và của các nhạc sỹ thế hệ trước giải phóng ở miền Nam Việt Nam như: Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Ánh 9,

Một phần của tài liệu Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh_ Luận văn thạc sĩ (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w