Tp.HCM ban đầu được gọi là vùng đất Prey Nokor, sau đó hình thành nhờ công
cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ
Gia Định, đánh dấu sự ra đời của TP. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ
công cuộc khai thác thuộc địa, TP Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai
đoạn 1887 - 1901. Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam và sau
này là Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố hoa lệ này trở thành một trong những
đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự
kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn
thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Tp.HCM có tọa độ 10°10' – 10°38' bắc và 106°22' – 106°54' đông, trung tâm TP
cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay, nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt
Nam Á, là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế quan trọng.
Với tổng diện tích 2.095 km², Tp.HCM trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam.
Tp.HCM hiện nay là một trong 5 TP trực thuộc TW của Việt Nam. Về mặt hành chính,
TP được chia thành 19 quận và 5 huyện.
Ðầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 24, phê duyệt điều chỉnh, định hướng phát triển Tp.HCM đến năm 2025. Tp.HCM đến năm 2025 sẽ phát triển theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các khu đô thị vệ tinh theo bốn hướng: Đông, tây, nam, bắc. Theo đó TP sẽ phát triển đô thị ra cả bốn hướng, bán kính 30 km, số dân hơn 10 triệu người, diện tích đất xây dựng đô thị 100 nghìn ha, trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, đầu mối giao lưu của khu vực Ðông Nam Á và quốc tế.
Đặc điểm vị trí tự nhiên đặc biệt của Tp.HCM là nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông
Ðồng Nai – Sài Gòn, Tp.HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành
mở rộng và sau đó hợp lưu tạo thành con sông Rạch Chiếc, chảy ra biển Đông bởi hai
ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, Gành Rái là đường thủy chính cho tàu ra
vào bến cảng Sài Gòn. Vì vậy, Bản sắc của Tp.HCM chính là bản sắc văn minh sông
nước, là hình ảnh con sông Sài Gòn và những kênh rạch chằng chịt.
Do đó, giao thông đường thủy ở Tp.HCM chiếm một vị trí quan trọng. Bên cạnh đó là giao thông đường bộ, đường sắt và đặc biệt hàng không luôn có tỉ lệ vận tải đứng đầu cả nước. Trong khi đó, giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ... khiến TP luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc.