Ở đây chúng tơi chỉ nêu vắn tắt một số phương pháp canh tác lúa, chủ yếu là nêu lên ảnh hưởng của các phương pháp này đối với nhu cầu nước của cây lúa.
Một số phương pháp canh tác lúa chính yếu như sau:
1. Phương pháp cấy: Thửa đất định cấy lúa được cày lật, phơi ải. Trong khi đĩ, mạ được nuơi dưỡng chăm sĩc thật kỹ càng trong khu ruộng mạ (thường cĩ diện tích rất nhỏ so với ruộng Lúa, do đĩ việc tính tốn nhu cầu nước cĩ thể được bỏ qua). Khi mạ đã sẳn sàng, từng phần ruộng được dẫn nước , bừa, ngâm ruộng vài ngày trước khi cấy. Cấy khu ruộng này thì tiếp tục bừa, ngâm ruộng khu ruộng khác cho đấn khi cả hệ thống được cấy.
2. Phương pháp sạ ướt (sạ mộng): Sau khi đất đã được sửa soạn như phương pháp cấy, nước dư được tháo đi, lúa (đã được ngâm ủ trong 24 giờ để tạo mộng) được sạ vào ruộng bùn đã tháo nước mặt.
3. Phương pháp sạ ngầm: Đất ruộng (cĩ thể đã được bừa kỹ) để ngập nước (độ ngập sâu cĩ thể đến vài chục cm) vài ngày cho bùn lắng xuống trước khi sạ. Khi sạ trong ruộng vẫn cĩ lớp nước ngập này. Phương pháp này hữu hiệu trong việc trị cỏ dại và ngừa chim.
4. Phương pháp sạ khơ: Đất chỉ cần cày (hoặc phay) khơ rồi sạ trên đất khơ này mà khơng cần để ngập nước, ruộng được giữ ở trạng thái khơ cho đến khi cây lúa cĩ chừng 5 lá (30-40 ngày) rồi mới dẫn nước vào cho ngập. Phương pháp này tuy tiết kiệm được lượng nước đánh bùn, nhưng nhu cầu tồn vụ cĩ thể cao hơn các phương pháp khác (do thấm lậu trên đất khơng đánh bùn cao). Ở nước ta hiện nay, phương pháp này chỉ áp dụng cho những vùng canh tác lúa nhờ nước trời.
Về nhu cầu nước cho lúa, các phương pháp tính tốn chủ yếu là dựa trên cho phương pháp cấy (và tương tự cho phương pháp sạ ướt).