Thực trạng bệnh quanh răng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh răng miệng của công nhân khai thác hầm lò tại công ty Than Thống Nhất, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 79)

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (mã CPI nặng nhất) và chỉ số nhu cầu điều trị (TN) để đánh giá tình trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị cần thiết cho nhóm công nhân khai thác than hầm lò cũng nh− để so sánh với các nghiên cứu về bệnh răng miệng trong khu vực.

Kết quả các bảng 3.5, 3.6, 3.7 cho thấy: 100% công nhân của nhóm nghiên cứu còn răng trên hàm, tỷ lệ ng−ời có bệnh nhân quanh răng là rất cao 90,3%. Nhóm tuổi ≥ 45 có tỷ lệ bệnh quanh răng cao nhất 97,3%.

Kết quả bảng 3.7 cho thấy: tỷ lệ ng−ời có cao răng là 62,5% tỷ lệ ng−ời có cao răng (CPI2) ở nhóm tuổi 35- 44 là cao nhất 68,4% nh−ng tỷ lệ ng−ời có túi lợi bệnh lý (CPI 3 & 4) ở nhóm tuổi ≥ 45 là cao nhất 28%.

Từ các bảng trên cho thấy tình trạng có bệnh vùng quanh răng tập trung cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 45. Điều này có thể lý giải đây là nhóm tuổi có thời gian làm việc trong hầm lò là lâu nhất và cũng phù hợp với sự tiến triển của bệnh là tỷ lệ và mức độ bệnh lý gia tăng theo tuổi.

Với bảng 3.8 cho thấy số trung bình lục phân có biểu hiện bệnh lý của nhóm nghiên cứu là trên 4 và cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 45 (trên 5). Trong đó, trung bình số vùng có mã CPI 2 là cao nhất và cao hơn hẳn các mã còn lại.

Với bảng 3.9, 3.10 cho thấy tỷ lệ ng−ời có ít nhất 3 vùng lục phân lành mạnh là t−ơng đối thấp 21,1%, tỷ lệ ng−ời có d−ới 3 vùng lục phân lành mạnh cao 78,9%. Tỷ lệ ng−ời có d−ới 3 vùng lục phân lành mạnh cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 45 là 94,7%. Sự khác nhau này phù hợp với quy luật phát triển của con ng−ời. Tuy nhiên chúng tôi ch−a tìm thấy sự liên quan thống kê ở nhóm nghiên cứu này.

Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ cao răng của nhóm nghiên cứu so với phân loại của WH0 là ở mức t−ơng đối cao 62,5%. Điều này cho thấy cần phải có can thiệp điều trị y tế đối với nhóm công nhân này. Tỷ lệ cao răng ở nhóm tuổi 35- 44 là cao nhất 68,4% điều này có thể cảnh báo nguy cơ bệnh quanh răng và mất răng ở nhóm tuổi ≥ 45 sau vài năm sau sẽ gia tăng. Vì vậy, chúng ta cần phải có can thiệp y tế kịp thời, giáo dục sức khoẻ cho nhóm công nhân khai thác than hầm lò nói riêng và cộng đồng khu vực nói chung.

Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ có ít nhất 3 vùng lục phân lành mạnh theo tuổi của nghiên cứu và các nghiên cứu tr−ớc.

Tỷ lệ (%) có ít nhất 3 vùng lục phân lành mạnh theo tuổi

Tác giả Khu vực 18- 34 35- 44 45 Vùng núi phía Bắc 5,4 1,5 10,1 Trần Văn T−ờng (2001) Vùng đồng bằng sông Hồng 16,5 0,7 1,3 Nguyễn Hoài

Bắc (2008) Nhà máy giấy Bãi Bằng 48,5 29,3 20,0 Lê Thị Thanh Thuỷ (2009) Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Phú Thọ 9,6 8,1 6,9 Phạm Anh Dũng (2010) Công ty than Thống Nhất Quảng Ninh 34,1 14,2 5,3

Nhận xét bảng 4.3 cho thấy ở nhóm tuổi 18- 34 của công nhân khai thác than hầm lò có tỷ lệ này cao hơn ở vùng núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng, nhóm công nhân sản xuất vật liệu xây dựng Phú Thọ. Điều này có thể lý giải là do nhóm công nhân đ−ợc tuyển chọn có sức khoẻ tốt, không có bệnh răng miệng khi mới vào làm hầm lò. Tỷ lệ này ở nhóm tuổi 34- 45 thấp hơn so với công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng và cao hơn của nhóm công nhân nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Phú Thọ. Nh−ng ở tuổi từ 45 trở lên thì tỷ lệ này thấp hơn hẳn hai nhóm công nhân trên và thấp hơn hẳn cả trong khu vực. Điều này có thể do nhóm công nhân khai thác lò lao động trong môi tr−ờng làm việc vất vả hơn có chế độ ăn giữa ca điều kiện VSRM hạn chế, và có thể do ảnh h−ởng của môi tr−ờng lao động với nhiệt độ cao độ ẩm cao làm bệnh tiến triển.

* Nhu cầu điều trị quanh răng:

Bảng 3.13 cho thấy nhu cầu điều trị quanh răng của nhóm công nhân khai thác than hầm lò công ty than Thống Nhất Quảng Ninh.

- Tỷ lệ cần phải h−ớng dẫn VSRM là rất cao 90,3%. Điều này cho thấy cần phải có các ch−ơng trình truyền thông giáo dục và h−ớng dẫn VSRM tại cơ sở để ngăn chặn đ−ợc nguy cơ gia tăng bệnh vùng quanh răng, cũng nh− nguy cơ mất răng do bệnh quanh răng ở độ tuổi cao. Từ đó giúp xã hội và cá nhân giảm đ−ợc sự phí khám chữa bệnh.

- Tỷ lệ cần phải lấy cao răng khá cao 74% và cao nhất ở nhóm tuổi 45 trở lên. Nhu cầu điều trị phức hợp ở mức thấp 2 % và nhóm tuổi 35- 44 có tỷ lệ cao nhất là 3,2%. Điều này cho thấy bệnh tiến triển sớm và gây mất răng ở tuổi cao hơn. Nh− vậy cần phải có ch−ơng trình giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho đối t−ợng công nhân này. Đồng thời tổ chức lấy cao răng và khuyến khích công nhân tự lấy cao răng định kỳ ở các cơ sở y tế để kịp thời ngăn chặn nguy cơ mất răng ở tuổi cao hơn.

Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ ng−ời có chỉ số quanh răng nặng nhất (CPI) của nghiên cứu và các nghiên cứu tr−ớc.

Chỉ số quanh răng CPI (%) Tác giả Khu vực

CPI 0 CPI 1 CPI 2 CPI 3 CPI 4 Trần Văn Tr−ờng (2001) Vùng núi phía Bắc 1,9 0,0 31,7 31,4 5,3 Vùng đồng bằng sông Hồng 2,2 5,6 55,8 30,5 5,9 Nguyễn Hoài Bắc (2008)

Nhà máy giấy Bãi

Bằng 48,5 21,2 30,3 0,0 0,0 Lê Thị Thanh Thuỷ (2009) Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Phú Thọ 5,3 2,2 81,4 9,9 1,2 Phạm Anh Dũng (2010) Công ty than Thống Nhất Quảng Ninh 9,7 16,4 62,5 9,4 2,0

So với điều tra toàn quốc năm 2001 của Trần Văn Tr−ờng tỷ lệ ng−ời có lợi khỏe mạnh của nhóm nghiên cứu cao hơn, tỷ lệ cao răng gần t−ơng đ−ơng, tỷ lệ túi lợi nông sâu thì thấp hơn. Theo chúng tôi sở dĩ có sự khác biệt là có

thể do nhóm công nhân này sống ở thành thị, có mức thu nhập bình quân ổn định nên tiếp cận với truyền thông và các ph−ơng tiện chăm sóc răng miệng những năm về sau cũng tốt hơn so với những năm tr−ớc. Mặt khác tuổi của nhóm nghiên cứu là từ 18- 60 trong đó nhóm tuổi 18- 34 chiếm 43%. Do vậy tuổi của nhóm nghiên cứu thấp hơn tuổi của điều tra toàn quốc.

- So với nghiên cứu của Nguyễn Hoài Bắc năm 2008 ở công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng tỉnh Phú Thọ chúng tôi thấy tỷ lệ lợi khác của nhóm nghiên cứu thấp hơn nhiều, tỷ lệ có cao răng cao hơn.

- So với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Thuỷ năm 2009 ở công nhân sản xuất vật liệu xây dựng Phú Thọ chúng tôi thấy tỉ lệ lợi khoẻ của nhóm nghiên cứu cao hơn. Tỷ lệ cao răng thấp hơn nh−ng tỷ lệ lợi viêm và tỷ lệ túi lợi nông, sâu cao hơn, có thể lý giải sự khác nhau giữa các nhóm công nhân này có thể là do mỗi đối t−ợng công nhân làm việc ở mỗi môi tr−ờng lao động khác nhau, địa lý khác nhau và phải chăng còn có sự ảnh h−ởng của môi tr−ờng lao động.

Để lý giải điều này chúng tôi cần tìm hiểu thêm về môi tr−ờng lao động và nghiên cứu trên diện rộng hơn.

Trong nhóm nghiên cứu này 100% công nhân đã chải răng ít nhất 1 lần/ngày với kem đánh răng. Tỷ lệ ng−ời có súc miệng sau ăn cũng đạt 66,5% nh−ng tỷ lệ cần h−ớng dẫn VSRM (TN1) là 90,3% và tỷ lệ cần lấy cao răng (TN2) là 74%. Do đó cần phải có kế hoạch tuyền truyền ph−ơng pháp vệ sinh răng miệng đúng, h−ớng dẫn cách kiểm soát mảng bám và phải có kế hoạch lấy cao răng định kỳ cho công nhân, để làm giảm tỷ lệ bệnh quanh răng và mất răng ở tuổi cao hơn của nhóm công nhân này.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh răng miệng của công nhân khai thác hầm lò tại công ty Than Thống Nhất, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)