Các nghiên cứu về dịch tễ học tr−ớc đây đã nhấn mạnh đến tính chất phổ biến của bệnh. Năm 1955, Marshall - Day[33] cho thấy có 90% ng−ời ở d−ới tuổi 40 có bệnh quanh răng.
Các nghiên cứu gần dây đã chứng minh đ−ợc rằng bệnh viêm quanh răng không tới mức phổ biến, l−u hành rộng rãi cùng nh− không nặng nh− ng−ời ta nghĩ tr−ớc đây. Năm 1990, tổ chức y tế thế giới cho biết có trên 50 n−ớc có từ 5-20% ng−ời bị viêm nặng ở tuổi 40 [36], [39].
Sự khởi đầu phá huỷ quanh răng xảy ra phổ biến nhất ở ng−ời trẻ tuổi sau đó thì cả tỷ lệ mắc và mức độ nặng đều tăng lên theo tuổi và có biểu hiện lâm sàng rõ ở tuổi 40-50.
Theo Brown và cộng sự năm 1981 ở Mỹ 65% ng−ời ở lứa tuổi từ 19-65 có túi lợi sâu ≥ 3mm và 8% có túi lợi sâu > 6mm [35].
Nghiên cứu của Song Pai San Y và Davies G.N ở Thái Lan, ở nhóm tuổi từ 33-44 là 58% có túi lợi trong đó 11% có túi lợi sâu [37].
ở Việt nam năm 2000[26] qua nghiên cứu dịch tễ học viêm lợi và viêm quanh răng trong phạm vi toàn quốc đã cho thấy tỷ lệ ng−ời có bệnh quanh răng trong phạm vi toàn quốc , tỷ lệ ng−ời có bệnh quanh răng ở mức rất cao. 90,7%. Trong đó có 31,8% ng−ời túi lợi nông và sâu. Tỷ lệ ng−ời có sức khoẻ vùng quanh răng từ trung bình trở lên (tức là có từ 3 vùng lục phân lành mạnh trở lên) ở mức rất thấp, d−ới 10% [26].
Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới [29], [34], [37], và Việt Nam [1], [7], [12],[14], [20] đã chỉ ra rằng viêm lợi gặp hầu hết ở mọi ng−ời trong cộng đồng, có khoảng 15-20% ng−ời từ 35 tuổi trở lên bị mắc bệnh và bằng việc tăng c−ờng vệ sinh răng miệng có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh vùng quanh răng.
1.4. Các yếu liên quan đến sâu răng vμ bệnh quanh răng
1.4.1. Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng [8], [32], [36]. 1.4.1.1. Sâu răng liên quan với thời gian mọc răng. 1.4.1.1. Sâu răng liên quan với thời gian mọc răng.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 25 đến 80% trẻ từ 1 - 5 tuổi bị sâu răng. Sâu răng trên răng vĩnh viễn xảy ra rất sớm ở nơi trũng và rãnh ngay sau khi mọc. Các răng th−ờng bị sâu trong vòng từ 2 - 4 năm sau khi mọc.
1.4.1.2. Sâu răng liên quan với các nhóm răng.
Mức độ nhạy cảm với sâu răng xếp thứ tự theo nhóm răng - Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm d−ới
- Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên
- Răng hàm nhỏ thứ hai hàm d−ới, răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai hàm trên, răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên.
- Răng nanh trên và răng nanh d−ới
- Răng cửa giữa và răng cửa bên hàm d−ới, răng nanh d−ới.
Tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy răng hàm lớn thứ hai nhạy cảm với sâu răng hơn so với răng hàm lớn thứ nhất hàm d−ới.
1.4.1.3. Sâu răng liên quan với tuổi.
Chỉ số SMTR gia tăng đều đặn theo tuổi. Gia tăng nhanh ở tuổi thanh thiếu niên và những năm đầu của tuổi tr−ởng thành, sau đó giảm dần. Sâu chân răng cũng là một vấn đề liên quan đến tuổi. Răng ng−ời lớn tuổi bị tụt n−ớu giúp mảng bám tích tụ quanh vùng chân răng bị lộ tạo điều kiện cho sâu chân răng phát triển. Sâu chân răng ngày càng phổ biến cho nên vấn đề bác sỹ nha khoa phải đối diện hàng ngày do ngày nay số ng−ời lớn tuổi ngày càng nhiều và số răng mất theo tuổi già ngày càng ít đi.
1.4.1.4. Sâu răng liên quan với giới.
Nữ có chỉ số SMTR cao hơn nam đ−ợc giải thích do nữ mọc răng sớm hơn nam. ở mọi lứa tuổi, nữ đều có SMTR cao hơn nam dù rằng nữ giữ vệ
sinh răng miệng sạch hơn và th−ờng đi khám răng đều hơn nam. Do đó, ngoài lý do nữ mọc răng sớm hơn nam, ng−ời ta còn nghĩ SMTR ở nữ cao hơn là do điều trị gây ra.
1.4.1.5. Sâu răng và chủng tộc
Theo quan niệm ngày x−a cho là có vài chủng tộc có sức đề kháng tốt với sâu răng. Nh−ng quan niệm này ngày nay không còn giá trị mà sâu răng tuỳ thuộc nhiều vào môi tr−ờng sống và vùng địa lý hơn là với chủng tộc. Một số dân thuộc “chủng tộc ít sâu răng” trở nên nhạy cảm với sâu răng khi di trú đến nơi có nền kinh tế phát triển với thói quen dinh d−ỡng và nền văn hoá khác nơi họ sống tr−ớc đó.
1.4.1.6. Gia đình và di truyền.
Nhiều nha sĩ hay nghiên cứu cho thấy sâu răng có tính truyền thống trong gia đình hay dòng họ. Tuy nhiên rất khó nói đặc tính này mang tính chất di truyền hay do lây nhiễm vi khuẩn gây sâu răng, do có cùng thói quen ăn uống và cùng nguồn thực phẩm... Cho nên trong khi chờ nghiên cứu thêm về vấn đề này ng−ời ta vẫn cho di truyền ảnh h−ởng rất ít đến sâu răng.
1.4.1.7. Sâu răng và văn hoá.
Kiến thức về sức khoẻ gia tăng với trình độ văn hoá
• Văn hoá càng cao tình trạng sâu răng ngày càng thấp vì con ng−ời biết nguyên nhân bệnh cũng nh− hiểu các biện pháp phòng ngừa biết cách tự chăm sóc sức khoẻ răng miệng và sử dụng các biện pháp dự phòng nh− chải răng với kem có fluoride, sử dụng các dạng fluoride toàn thân hay tại chỗ, Sealant bít hỗ rãnh, chọn thức ăn tốt cho răng, giữ vệ sinh răng miệng, đi khám răng định kỳ...vv. Đồng thời khi có trình độ văn hoá cao, ng−ời dân càng dễ dàng tham gia vào các ch−ơng trình sức khoẻ cộng đồng nh− chăm sóc răng ban đầu, nha học đ−ờng...
• Xã hội càng phát triển, các ph−ơng tiện vệ sinh răng miệng càng phổ thông: bàn chải, kem đánh răng có Fluoride, chỉ nha khoa, chất nhuộm màu
mảng bám, kiểm soát chế độ ăn uống, bỏ hút thuốc, uống bia, uống r−ợu.... cải thiện tình trạng răng miệng.
Giáo dục tác động quan trọng
• Giáo dục cho trẻ em tại tr−ờng, giáo dục càng có hiệu quả khi có sự phối hợp giữa nhà tr−ờng và phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc cho con thì tình trạng răng miệng của trẻ rất tốt.
• Hệ thống mạng l−ới giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm cung cấp kiến thức phổ thông cho ng−ời dân về dự phòng bệnh răng miệng.
1.4.1.8. Dinh d−ỡng và sâu răng.
Tại các n−ớc đang phát triển, theo đà thay đổi thực phẩm, gia tăng đ−ờng trong thực phẩm làm sâu răng gia tăng rõ rệt.
1.4.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng.
Qua nhiều các nghiên cứu trong và ngoài n−ớc đều đã chứng minh nguyên nhân của bệnh viêm lợi, viêm quanh răng là do vi khuẩn tại mảng bám răng và sự đáp ứng của cơ thể, đó là sự phản ứng miễn dịch. Các nguyên nhân trên liên quan các yếu tố sau:
- Tuổi: Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh và độ nặng của bệnh răng miệng càng tăng.
- Thể lực: thể lực tốt thì sức đề kháng tốt, khi đó khả năng chống đỡ bệnh sẽ tốt hơn.
- Trình độ học vấn càng cao thì sự hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ và ý thức phòng bệnh răng miệng sẽ tốt hơn.
- Thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng, tình hình vệ sinh răng miệng: Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng nói chung ở một cộng đồng không những phản ánh kinh tế của cộng đồng, hệ thống mạng l−ới chăm sóc răng miệng cho cộng đồng thể hiện ở số nha sĩ, kỹ thuật viên, phòng khám điều trị răng miệng
bình quân/số ng−ời dân mà còn thể hiện ý thức chăm sóc của đối t−ợng đó. Do đó chúng tôi sẽ đánh giá qua các vấn đề sau:
* Sự quan tâm đến răng miệng thuộc chức năng gì phản ánh thái độ của đối t−ợng khi bị bệnh hay có ý thức phòng bệnh không.
* Các vấn đề về số lần đánh răng trong ngày, lịch thay bàn chải, chải răng có đ−ợc h−ớng dẫn đúng không,...
* Các vấn đề về sử dụng chỉ tơ nha khoa. n−ớc súc miệng của công nhân * Các vấn đề về lý do đi khám răng miệng lần cuối, thời gian đi khám răng miệng lần cuối, nơi khám răng miệng lần cuối.
Các vấn đề về tình trạng vệ sinh răng miệng liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi đã đ−ợc trình bày trong cơ chế bệnh sinh. Và cũng để làm rõ hơn mối liên quan này đã có nhiều nghiên cứu đ−ợc tiến hành trên khắp thế giới, ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tình trạng vệ sinh răng miệng với bệnh sâu răng, bệnh quanh răng và cũng đ−a ra những kết luận về mối liên quan này.
1.4.3. Hút thuốc lá với bệnh vùng quanh răng [30].
Hiện nay hút thuốc lá đ−ợc cho là yếu tố nguy cơ đáng kể của bệnh quanh răng. Ng−ời hút thuốc lá có 3 - 6 lần nguy cơ mắc bệnh quanh răng so với ng−ời không hút thuốc lá và ng−ời trẻ có nguy cơ cao hơn. Thông th−ờng, những dấu hiệu của bệnh bị che phủ bởi nicotine và các sản phẩm khác từ thuốc lá gây co mạch làm giảm t−ới máu lợi và giảm sức bền thành mạch.
Một số cơ chế liên quan đến thuốc lá cáo buộc thuốc lá là nguy cơ của bệnh quanh răng. Bao gồm:
- Làm tăng tỷ lệ một số tác nhân gây bệnh quanh răng - Giảm IgA n−ớc bọt
- Giảm khả năng thực bào
1.5. Các chỉ số sử dụng trong điều tra sâu răng vμ
bệnh quanh răng .
1.5.1. Đánh giá tình trạng răng: trong nghiên cứu này sử dụng chỉ số răng
sâu - mất - trám SMTR (WHO, 1997).
Đánh giá tình trạng sâu, mất, hàn của răng trên từng cá thể và cộng đồng dân c−.
1.5.2. Đánh giá tình trạng quanh răng.
Cho tới nay để đánh giá và quản lý bệnh quanh răng, các chỉ số đ−ợc sử dụng rộng rãi trên thế giới là:[23],[28].
- Chỉ số lợi GI (Gingival Index)
- Chỉ số quanh răng PI (Periodontal Index)
- Chỉ số bệnh quanh răng PDI (Periodontal Disease Index)
- Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng CPITN(Community Periodontal Index of Treatment Needs).
- Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI-S (Oral Hygiene Index - Simplified)
- Chỉ số mảng bám răng PI (Plaque Index).
1.6. Một số đặc điểm của công nhân khai thác than hầm lò:
Khai thác than là một ngành công nghiệp mà ng−ời lao động phải làm việc trong môi tr−ờng khắc nghiệt trong đó nghề khai thác than hầm lò đ−ợc xếp vào loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Các mỏ hầm lò có độ sâu từ vài chục mét đến hơn 200 mét so với mực n−ớc biển, môi tr−ờng làm việc có độ ẩm cao (83 - 94%), nhiệt độ từ 28-350C, nhiều bụi. L−ợng n−ớc thải ở các mỏ hầm lò khá lớn, nh− mỏ Thống Nhất n−ớc thải trung bình 1500 - 2000 m3/ngày, n−ớc thải có độ acid cao (3,6-5,3). Công nhân khai thác than hầm lò làm việc trong lò từ 8 tiếng mỗi ca, chia làm 3 ca trong ngày, có chế độ ăn giữa ca (30 phút, bánh mỳ và sữa), điều kiện vệ sinh răng miệng là rất hạn chế.
Công nhân khai thác than hầm lò có 2 loại hình lao động chính đó là nhóm công nhân trực tiếp khai thác và nhóm làm gián tiếp nh− thông gió, cơ điện, vận chuyển... ở nhóm lao động trực tiếp sẽ phải tiếp xúc với bụi, tiếng ồn, độ rung chuyển, độ ẩm nhiều hơn nhóm lao động gián tiếp.
- Chính vì công việc thuộc loại lao động nặng nhọc nên công nhân khai thác than hầm lò chỉ có nam giới, trình độ học vấn không đồng đều, ít thời gian chăm sóc răng miệng. Chính vì vậy chúng tôi thấy việc điều tra về tình trạng bệnh răng miệng của công nhân khai thác than hầm lò là cần thiết, qua đó có thể tuyên truyền và đề xuất về công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho công nhân trong điều kiện làm việc hiện tại.
Ch−ơng 2
Đối t−ợng vμ ph−ơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối t−ợng nghiên cứu.
2.1.1. Đối t−ợng nghiên cứu.
Công nhân khai thác than hầm lò hiện đang làm việc tại Công ty than Thống Nhất - thị xã Cẩm Phả - Quảng Ninh, đồng ý tham gia nghiên cứu. Bao gồm công nhân lao động trực tiếp: là những công nhân trực tiếp khai thác than và công nhân lao động gián tiếp: là những công nhân làm các công việc gián tiếp nh− thông gió vận chuyển cơ điện trong hầm lò.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Đối t−ợng nghiên cứu không có cản trở đến khám răng miệng.
+ Có thời gian làm việc liên tục trong hầm lò từ 5 năm trở lên (tính tròn năm). + Không có cố định hai hàm.
+ Không có viêm nhiễm khít hàm.
- Đối t−ợng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đối t−ợng nghiên cứu không hợp tác.
- Đối t−ợng không đủ thời gian nghiên cứu hoặc làm việc không liên tục trong hầm lò.
- Ng−ời đang mắc các bệnh toàn thân cấp tính ảnh h−ởng đến bệnh răng miệng nh−: Bệnh về máu, suy tim cấp hoặc các bệnh lý toàn thân khác ảnh h−ởng tới răng miệng.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: - Công ty than Thống Nhất
- Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Tr−ờng Đại học Y Hà Nội - Thời gian: Từ tháng 12/2009 đến tháng 10/2010.
2.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả điều tra cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
ÁCỡ mẫu:
Theo công thức tính cỡ mẫu cho việc −ớc tính một tỷ lệ trong quần thể: n = Z2(1-α/2) 2 d q . p Trong đó: n: Cỡ mẫu cần có.
Z(1-α/2): Độ tin cậy ở mức xác suất 95%; Z(1-α/2)=1,96 p: Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng (−ớc đoán) =50%
q = 1 - p: Tỷ lệ không mắc bệnh răng miệng.
d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ bệnh thu đ−ợc từ mẫu và tỷ lệ của quần thể = 5%.
Thay vào công thức trên ta có: n=384 ng−ời. ÁCách chọn mẫu:
- Trong gần 1000 công nhân hầm lò ở công ty than Thống Nhất loại trừ các đối t−ợng nghiên cứu theo tiêu chuẩn loại trừ (ở mục 2.1.3).
- Theo thống kê của phòng y tế cơ quan thì có 40% số công nhân là những lao động mới, ch−a đủ 5 năm làm việc hoặc làm việc không liên tục trong hầm lò.
- Số công nhân còn lại thực tế qua khám lâm sàng và phỏng vấn đ−ợc 403 ng−ời.
2.3.3. Các b−ớc tiến hành nghiên cứu.
2.3.3.1. Ph−ơng pháp khám:
Bao gồm khám lâm sàng răng miệng và điều tra xã hội học: các yếu tố về dân số, thời gian công tác, tiền sử bệnh, tiền sử nha khoa và các thông tin về hành vi chăm sóc răng miệng.
* Cách tổ chức khám:
- Hỏi: có bộ câu hỏi nhằm thu thập thông tin.
- Lấy danh sách số đối t−ợng điều tra, đánh số thứ tự.
- Thiết kế phiếu khám (theo mẫu của WHO). Trong đó phần hành chính đ−ợc ghi rõ đối t−ợng nghiên cứu là nhóm làm việc trực tiếp hay gián tiếp.
- Thiết kế phiếu điều tra về các thông tin cần thu thập (dựa theo mẫu của WHO).
- Khám lâm sàng răng miệng kết hợp với đợt khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân của công ty.
* Dụng cụ khám:
- Dụng cụ khám thông th−ờng gồm: khay, g−ơng, gắp, thám châm, bông, găng tay và các ph−ơng tiện tiệt khuẩn dụng cụ.
Hình 2.1. Bộ khay và dụng cụ khám
- Dụng cụ đo túi lợi: Dùng Sonde theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới OMS 11,5mm.
+ Nặng 3gr.
+ Đầu có hình cầu có đ−ờng kính 0,5mm và có dấu thanh với các khoảng cách là 3,5; 2,0; 3,0; 3,0mm (tổng 11,5mm).
+ Giới hạn d−ới của vạch màu đen cách đầu cùng là 3,5mm.