2.3.3.1. Ph−ơng pháp khám:
Bao gồm khám lâm sàng răng miệng và điều tra xã hội học: các yếu tố về dân số, thời gian công tác, tiền sử bệnh, tiền sử nha khoa và các thông tin về hành vi chăm sóc răng miệng.
* Cách tổ chức khám:
- Hỏi: có bộ câu hỏi nhằm thu thập thông tin.
- Lấy danh sách số đối t−ợng điều tra, đánh số thứ tự.
- Thiết kế phiếu khám (theo mẫu của WHO). Trong đó phần hành chính đ−ợc ghi rõ đối t−ợng nghiên cứu là nhóm làm việc trực tiếp hay gián tiếp.
- Thiết kế phiếu điều tra về các thông tin cần thu thập (dựa theo mẫu của WHO).
- Khám lâm sàng răng miệng kết hợp với đợt khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân của công ty.
* Dụng cụ khám:
- Dụng cụ khám thông th−ờng gồm: khay, g−ơng, gắp, thám châm, bông, găng tay và các ph−ơng tiện tiệt khuẩn dụng cụ.
Hình 2.1. Bộ khay và dụng cụ khám
- Dụng cụ đo túi lợi: Dùng Sonde theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới OMS 11,5mm.
+ Nặng 3gr.
+ Đầu có hình cầu có đ−ờng kính 0,5mm và có dấu thanh với các khoảng cách là 3,5; 2,0; 3,0; 3,0mm (tổng 11,5mm).
+ Giới hạn d−ới của vạch màu đen cách đầu cùng là 3,5mm. + Giới hạn trên của vạch màu đen cách đầu cùng là 5,5mm. * Khám d−ới ánh sáng tự nhiên đủ sáng.
* Ng−ời khám là các bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt đã đ−ợc tập huấn thống nhất cách khám và ph−ơng pháp đánh giá.
Ghi chép vào phiếu khám theo mẫu (phụ lục). * Sử dụng dụng cụ khám đúng ph−ơng pháp.
2.3.3.2. Đánh giá tình trạng sâu răng: Chỉ số sâu mất trám SMTR (nghiên cứu này chỉ đề cập đến SMTR) [5], [11].
* Khám răng sâu: Dùng thám châm, g−ơng soi thăm các mặt của răng đ−ợc ghi nhận là:
+ Sâu răng: Nếu phát hiện đ−ợc chấm nâu hay đen hoặc hốc sâu khi thăm châm thấy mắc ở các mặt của răng hoặc chân răng.
+ Các răng sâu đã đ−ợc trám (hàn).
+ Các răng đã nhổ do sâu răng và nguyên nhân khác. * Chỉ số SMTR:
Thành phần SR: Bao gồm tất cả các răng bị sâu ở thân và chân răng và các răng đã hàn lại có sâu.
Thành phần MR: Bao gồm các răng mất do sâu đối với các đối t−ợng d−ới 30 tuổi và các răng mất do sâu và do bất kỳ nguyên nhân nào khác đối với ng−ời trên 30 tuổi.
Thành phần TR: Bao gồm các răng đã đ−ợc hàn (hàn vĩnh viễn hay hàn tạm) không sâu.
Công thức 1.5: Công thức tính chỉ số SMTR
Số răng sâu + Số răng mất do sâu + số răng hàn SMTR =
* Chỉ số nhu cầu điều trị răng (theo WHO)
0: Không cần 8: cần chăm sóc khác 1: Trám bít hố rãnh 9: Đặc biệt
2: Trám một mặt
3: Trám hai mặt hoặc hơn 4: Trụ cầu
5: Đơn vị cần 6: Chăm sóc tuỷ
7: Nhổ
2.3.3.3. Đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng : Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI-S(Implified Oral Hygiene Index).
Bao gồm 02 thành phần: DI-S , CI-S [23].
+ Chỉ số cặn bám đơn giản (DI-S :Simplified Debris Index). + Chỉ số cao răng đơn giản (CI-S : Simplified Calculus Index). Cặn răng và cao răng đ−ợc ghi riêng biệt.
Cặn răng đ−ợc ghi theo các mã số sau: 0: Không có cặn răng hoặc vết bẩn.
1: Cặn mềm phủ không quá một phần ba bề mặt răng.
2: Cặn mềm phủ quá một phần ba nh−ng không quá hai phần ba bề mặt răng. 3: Cặn mềm phủ quá hai phần bề mặt răng.
Cao răng đ−ợc ghi theo các mã số sau: 0: Không có cao răng
1: Cao răng trên lợi quá 1/3 nh−ng không quá 2/3 bề mặt răng hoặc cao răng d−ới lợi không thành dải liên tục.
3: Cao răng trên lợi quá 2/3 bề mặt răng hoặc có cao răng d−ới lợi thành dải liên tục
Tổng các số ghi cặn răng và cao răng chia cho số mặt răng khám là chỉ số vệ sinh răng miệng.
Chọn răng và mặt răng:
+ Sáu răng đại diện: 16 26 11 31 mặt ngoài
36 46 mặt l−ỡi.
+ Khám 1/2 chu vi răng đại diện bao gồm cả mặt bên tới vùng tiếp giáp. Cách tiến hành:
+ Tối thiểu phải khám trong 6 mặt cần khám. + Ghi 6 mã số cặn và 6 mã số cao răng. + Tính ng−ỡng chuẩn.
Bảng 1.1: Bảng tính ng−ỡng chuẩn DI-S, CI-S [23] Mức đánh giá Mã số Rất tốt 0 Tốt 0,1-0,6 Trung bình 0,7-1,8 Kém 1,9-3,0
Bảng 1.2: Bảng tính ng−ỡng chuẩn của OHI-S [23] Mức đánh giá Mã số
Rất tốt 0
Tốt 0,1-1,2
Trung bình 1,3-3,0
Kém 3,1-6,0
Công thức 1.1: Công thức tính OHI-S [23] OHI-S cá thể = DI-S + CI-S
Công thức 1.2: Công thức tính DI-S [23]
Tổng mã số chất cặn DIS =
Tổng số răng khám Công thức 1.3: Công thức tính CI-S [23]
Tổng mã số cao răng CIS =
Tổng số răng khám Công thức 1.4: Công thức tính OHI-S nhóm[23]:
Cộng tất cả các chỉ số OHI-S cá thể OHI-S =
Tổng số răng khám
2.3.3.4. Đánh giá tình trạng bệnh quanh răng: Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng CPITN (Community Periodontal Index of Treatment Need) [23], [26], [29].
Khám quanh răng: Sử dụng Sonde OMS để khám túi lợi, chảy máu và cao răng.
Lực ấn Sonde phải không đ−ợc quá 20gram. Lực Sonde đ−ợc thử bằng cách đặt đầu thám châm d−ới móng tay ngón cái và ấn cho đến khi thấy vùng đó chuyển sang màu trắng.
Đầu của Sonde phải đ−ợc đ−a nhẹ nhàng theo hình thể giải phẫu của bề mặt răng về phía đáy của rãnh lợi hoặc túi quanh răng. Sonde đ−ợc đặt trong túi lợi ở điểm xa, giữ Sonde song song với trục của răng. Sau đó, dịch chuyển Sonde nhẹ nhàng với di chuyển lên và xuống ít một dọc theo rãnh lợi hoặc túi lợi về phía gần của răng. Nhìn vào cột màu đen để nhận biết túi sâu < 3,5mm, 3,5 - 5,5mm và trên 5,5mm.
* Các vùng lục phân: Hai hàm răng đ−ợc chia thành 6 vùng, gọi là các vùng lục phân, bao gồm 4 vùng ở phía sau và 2 vùng ở phía tr−ớc.
- Mỗi vùng phải có ít nhất 2 răng không có chỉ định nhổ mới tính. Nếu còn 1 răng thì răng đó phải đ−ợc tính vào vùng bên cạnh.
- Các vùng lục phân: 18 - 14; 13 - 23; 24 - 28; 34 - 38; 33 - 43; 44 - 48. - Các răng khám: Khám 10 răng đại diện
17 16 11 26 27 47 46 31 36 37
Hai răng hàm lớn phía sau đ−ợc ghép thành một cặp, nếu có một răng bị mất thì không có răng thay thế. Tr−ờng hợp nếu trong vùng lục phân không có răng thì khám tất cả các răng còn lại và mã số cao nhất là mã số của vùng đó [26].
* Các mã số CPI đ−ợc ghi nh− sau:
Code 0: Lành mạnh, không có túi lợi hoặc không chảy máu khi thăm khám. Code 1: Chảy máu lợi khi thăm khám
Code 2: Có cao răng hoặc các yếu tố có khả năng giữ mảng bám răng nh− bờ chỗ hàn nhô ra mà có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy khi khám bằng thám châm.
Code 3: Túi lợi sâu 4 - 5mm. Khi thăm khám thấy bờ lợi trong vùng dải đen của thám châm.
Code 4: Túi lợi sâu từ 6mm trở lên. Khi khám không nhìn thấy dải đen của thám châm, dải đen nằm trong túi lợi.
X: Khi chỉ có 1 răng hoặc không có răng trong vùng lục phân. Răng số 8 không đ−ợc tính. Trừ khi nó có chức năng ở vị trí răng số 7.
Hai răng hàm lớn ở một vùng lục phân thì ghi lại mã số ở răng nào nặng hơn. * Nhu cầu điều trị quanh răng: Bệnh nhân đ−ợc phân loại dựa vào các mức (0, I, II, III). Nhu cầu điều trị theo mã số cao nhất của vùng/ng−ời đi khám.
TNO: Không cần điều trị (code 0)
TNI: H−ớng dẫn vệ sinh răng miệng (VSRM) (code 2)
TNII: H−ớng dẫn VSRM + lấy cao răng và làm nhẵn mặt răng loại trừ mảng bám, sửa lại sai sót trong hàn răng và chụp răng. (code 2 và 3).
TNIII: I+II+ điều trị phức hợp lấy cao răng làm nhẵn mặt chân răng và điều trị phục hình (code 4).
* Tính toán CPI cho một ng−ời: Chỉ số CPI của cá thể là mã số cao nhất của ng−ời đó thấy đ−ợc qua thăm khám. Qua đó thấy đ−ợc mức độ cần phải đ−ợc điều trị và nhu cầu điều trị, cùng khối l−ợng công việc cần điều trị.
* Tỷ lệ ng−ời có ít nhất 3 vùng lục phân lành mạnh.
* Tỷ lệ ng−ời có mô vùng quanh răng khoẻ mạnh và bị bệnh.
* Số trung bình vùng lục theo chỉ số CPI theo nhóm tuổi và của nhóm nghiên cứu: Đ−ợc tính bằng tổng từng mã CPI theo nhóm tuổi chia cho số ng−ời của nhóm tuổi đó.
2.3.3.5 Điều tra xã hội học.
Dựa vào phiếu điều tra theo mẫu thiết kế, bộ câu hỏi phỏng vấn - trả lời trên phiếu. Hệ thống câu hỏi có sự giải thích, diễn giải có chủ ý của các bác sỹ tham gia khám.
Đánh giá theo mức độ: Có, không (không biết, không quan tâm hoặc không trả lời).