Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh răng miệng của công nhân khai thác hầm lò tại công ty Than Thống Nhất, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 30)

1.4.1.1. Sâu răng liên quan với thời gian mọc răng.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 25 đến 80% trẻ từ 1 - 5 tuổi bị sâu răng. Sâu răng trên răng vĩnh viễn xảy ra rất sớm ở nơi trũng và rãnh ngay sau khi mọc. Các răng th−ờng bị sâu trong vòng từ 2 - 4 năm sau khi mọc.

1.4.1.2. Sâu răng liên quan với các nhóm răng.

Mức độ nhạy cảm với sâu răng xếp thứ tự theo nhóm răng - Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm d−ới

- Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên

- Răng hàm nhỏ thứ hai hàm d−ới, răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai hàm trên, răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên.

- Răng nanh trên và răng nanh d−ới

- Răng cửa giữa và răng cửa bên hàm d−ới, răng nanh d−ới.

Tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy răng hàm lớn thứ hai nhạy cảm với sâu răng hơn so với răng hàm lớn thứ nhất hàm d−ới.

1.4.1.3. Sâu răng liên quan với tuổi.

Chỉ số SMTR gia tăng đều đặn theo tuổi. Gia tăng nhanh ở tuổi thanh thiếu niên và những năm đầu của tuổi tr−ởng thành, sau đó giảm dần. Sâu chân răng cũng là một vấn đề liên quan đến tuổi. Răng ng−ời lớn tuổi bị tụt n−ớu giúp mảng bám tích tụ quanh vùng chân răng bị lộ tạo điều kiện cho sâu chân răng phát triển. Sâu chân răng ngày càng phổ biến cho nên vấn đề bác sỹ nha khoa phải đối diện hàng ngày do ngày nay số ng−ời lớn tuổi ngày càng nhiều và số răng mất theo tuổi già ngày càng ít đi.

1.4.1.4. Sâu răng liên quan với giới.

Nữ có chỉ số SMTR cao hơn nam đ−ợc giải thích do nữ mọc răng sớm hơn nam. ở mọi lứa tuổi, nữ đều có SMTR cao hơn nam dù rằng nữ giữ vệ

sinh răng miệng sạch hơn và th−ờng đi khám răng đều hơn nam. Do đó, ngoài lý do nữ mọc răng sớm hơn nam, ng−ời ta còn nghĩ SMTR ở nữ cao hơn là do điều trị gây ra.

1.4.1.5. Sâu răng và chủng tộc

Theo quan niệm ngày x−a cho là có vài chủng tộc có sức đề kháng tốt với sâu răng. Nh−ng quan niệm này ngày nay không còn giá trị mà sâu răng tuỳ thuộc nhiều vào môi tr−ờng sống và vùng địa lý hơn là với chủng tộc. Một số dân thuộc “chủng tộc ít sâu răng” trở nên nhạy cảm với sâu răng khi di trú đến nơi có nền kinh tế phát triển với thói quen dinh d−ỡng và nền văn hoá khác nơi họ sống tr−ớc đó.

1.4.1.6. Gia đình và di truyền.

Nhiều nha sĩ hay nghiên cứu cho thấy sâu răng có tính truyền thống trong gia đình hay dòng họ. Tuy nhiên rất khó nói đặc tính này mang tính chất di truyền hay do lây nhiễm vi khuẩn gây sâu răng, do có cùng thói quen ăn uống và cùng nguồn thực phẩm... Cho nên trong khi chờ nghiên cứu thêm về vấn đề này ng−ời ta vẫn cho di truyền ảnh h−ởng rất ít đến sâu răng.

1.4.1.7. Sâu răng và văn hoá.

Kiến thức về sức khoẻ gia tăng với trình độ văn hoá

• Văn hoá càng cao tình trạng sâu răng ngày càng thấp vì con ng−ời biết nguyên nhân bệnh cũng nh− hiểu các biện pháp phòng ngừa biết cách tự chăm sóc sức khoẻ răng miệng và sử dụng các biện pháp dự phòng nh− chải răng với kem có fluoride, sử dụng các dạng fluoride toàn thân hay tại chỗ, Sealant bít hỗ rãnh, chọn thức ăn tốt cho răng, giữ vệ sinh răng miệng, đi khám răng định kỳ...vv. Đồng thời khi có trình độ văn hoá cao, ng−ời dân càng dễ dàng tham gia vào các ch−ơng trình sức khoẻ cộng đồng nh− chăm sóc răng ban đầu, nha học đ−ờng...

• Xã hội càng phát triển, các ph−ơng tiện vệ sinh răng miệng càng phổ thông: bàn chải, kem đánh răng có Fluoride, chỉ nha khoa, chất nhuộm màu

mảng bám, kiểm soát chế độ ăn uống, bỏ hút thuốc, uống bia, uống r−ợu.... cải thiện tình trạng răng miệng.

Giáo dục tác động quan trọng

• Giáo dục cho trẻ em tại tr−ờng, giáo dục càng có hiệu quả khi có sự phối hợp giữa nhà tr−ờng và phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc cho con thì tình trạng răng miệng của trẻ rất tốt.

• Hệ thống mạng l−ới giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm cung cấp kiến thức phổ thông cho ng−ời dân về dự phòng bệnh răng miệng.

1.4.1.8. Dinh d−ỡng và sâu răng.

Tại các n−ớc đang phát triển, theo đà thay đổi thực phẩm, gia tăng đ−ờng trong thực phẩm làm sâu răng gia tăng rõ rệt.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh răng miệng của công nhân khai thác hầm lò tại công ty Than Thống Nhất, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)