- Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội: Đổi mới tư duy phòng chống tệ nạn xã hộ
3.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc, các cách đánh giá thực hiện công việc.
đối với cán bộ nhân viên trong Viện của khách hàng ngày một quan trọng. Khách hàng là những người sử dụng sản phẩm của Viện, là những người không thuộc Viện hay các tổ chức công nên có các đánh giá mang tính khách quan hơn. Viện có thể xây dựng các bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, đánh giá chất lượng sản phẩm để khách hàng, đối tác nghiên cứu có thể đánh giá tình hình thực hiện công việc của cán bộ nhân viên. Ví dụ trong thời gian thực hiện các công trình, đề tài nghiên cứu Viện có thể đưa ra các bảng hỏi cho khách hàng thông qua các chỉ tiêu như thời gian hoàn thành tiến độ công việc chất lượng các công việc đó tương ứng với mỗi giạ đoạn cụ thể của đề tài, công trình nghiên cứu. Từ đó, để họ đánh giá chất lượng thực hiện công việc của cán bộ nhân viên trong Viện và lấy đó làm một trong các cơ sở để đánh giá thực hiện công việc của cán bộ nhân viên nghiên cứu.
3.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc, các cách đánh giáthực hiện công việc. thực hiện công việc.
Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện cần được xây dựng thường xuyên và nghiêm túc. Cần phải phổ biến cho cán bộ nhân viên trong Viện hiểu được mục đích của đánh giá thực hiện công việc và tầm quan trọng của nó đối với các quyết định nhân sự khác của tổ chức. Điều này giúp cho cán bộ nhân viên hiểu được tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc và do đó họ sẽ có những thay đổi tích cực để kết quả đánh giá càng gần với những mong muốn mà Viện cần ở họ.
Mỗi vị trí công việc có những đặc trưng khác nhau để làm nổi bật được chúng cần phải xây dựng cho từng vị trí công việc có những tiêu chuẩn khác nhau hoặc tương tự nhau. Kết quả đánh giá thực hiện công việc sẽ trở lên chính xác hơn khi mà Viện xây dựng các tiêu chuẩn khác nhau cho từng vị trí công việc khác nhau. Đối với mỗi công việc cụ thể cần có những tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá bởi mỗi công việc đều có đặc trưng riêng nên để đánh giá một cách chính xác thì cần phải xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể. Chẳng hạn với những vị trí công việc làm việc hành chính trong Viện Khoa học Lao động Xã hội thì tiêu chí “Kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác” và “Chấp hành quy chế chung của Viện” cần được cho điểm trọng số cao hơn bởi tiêu chí này liên quan chặt chẽ tới thực hiện công việc của cán bộ nhân viên. Với những cán bộ
nhân viên làm việc nghiên cứu khoa học thì “Đánh giá của khách hàng, đối tác nghiên cứu”hoặc “chất lượng các sản phẩm” lại là quan trọng. Do vậy mà việc lựa chọn những tiêu chuẩn thực hiện công việc và tiêu chuẩn đánh giá cần được xem xét kỹ lưỡng sao cho phù hợp với từng công việc cụ thể của cán bộ nhân viên.
Một trong những hạn chế trong công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện là tuy có hai lần đánh giá là cán bộ nhân viên tự đánh giá và hội đồng thi đua mở rộng đánh giá nhưng quyết định chủ yếu là ở hội đồng thi đua mở rộng. Để khắc phục hạn chế này Viện có thể mở rộng cách đánh giá thực hiện công việc như đồng nghiệp đánh giá, khách hàng đánh giá, cấp dưới đánh giá. Điều này đòi hỏi bộ phận chuyên trách về nhân sự phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá và đo lường khác nhau cho mỗi công việc cụ thể sao cho thỏa mãn đặc trưng của công việc đó.
Ví dụ xây dựng tiêu chí đánh giá cho vị trí công việc chuyên viên nghiên cứu viên do đồng nghiệp và cấp quản lý trực tiếp đánh giá:
• Đối với mỗi đề tài, công trình nghiên cứu mà Viện tiếp nhận thì Viện cần phải xác định giá trị của đề tài đó qua hai chỉ tiêu là:
- Thời gian nghiên cứu cảu đề tài và chi phí để hoàn thành đề tài này. - Cấp quản lý của đề tài là cấp nhà nước, Bộ, Viện, các tổ chức khác. Viện cũng cần so sánh và tính toán sự tương đương về giá trị của các đề tài khác nhau để có thể thống nhất về bản tiêu chuẩn đánh giá chung cho nhiều đề tài.
• Sau khi đã xác định được giá trị của đề tài, Viện cần xây dựng quy trình thực hiện đề tài đó thành các giai đoạn cụ thể thông thường đối với mỗi đề tài có khoảng 3-4 giai đoạn.
• Với giai đoạn đầu tiên người chủ đề tài cùng với các chuyên viên nghiên cứu cấp dưới có một buổi thảo luận để xây dựng bảng tiêu chuẩn công việc cho từng người cụ thể bao gồm các chỉ tiêu như: thời gian hoàn thành công việc, chất lượng công việc sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên người chủ đề tài cùng với các chuyên viên nghiên cứu cấp dưới có một buổi thảo luận đánh giá kết quả thực hiện công việc chung cho cả nhóm và từng thành viên trong nhóm. Căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của mỗi người trong giai
đoạn đầu của đề tài nhóm sẽ xây dựng kế hoạch đánh giá thực hiện công việc cho giai đoạn tiếp theo.
Các tiêu chuẩn đánh giá cần được lượng hóa một cách chính xác tạo thuận lợi cho quá trình đánh giá.