động nhạy bén, thích ứng với môi trường hoạt động kinh doanh.
- Đẩy mạnh phát triển công nghệ, tiếp tục triển khai hệ thống ngân hàng Core Banking và công cụ quản trị phân tích dữ liệu phục vụ hoạt động kinh doanh. Triển khai các gói thầu đầu tư phòng chống rửa tiền, nghiên cứu các ảnh hưởng kinh doanh và phương pháp dự phòng của các nhóm nghiệp vụ nhằm đảm bảo tính liên tục của hệ thống.
- Chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên, nhanh nhạy , thích ứng với yêu cầu của thị trường thông qua tập trung đào tạo cho các cấp cán bộ. Tiếp tục đánh giá, luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban, hoàn thiện hệ thống mô tả công việc theo từng chức danh, đảm bảo sử dụng hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, áp dụng hệ thống quản trị hiệu quả công việc, xây dựng hệ thống chấm điểm và chính sách lương thưởng theo hiệu quả công việc và phạm vi hoạt
động.
3.3 Kiến nghị.
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ giảm trần lãi suất huy động VND từ 13%/năm, bình quân lãi suất cho vay cũng vì thế giảm đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên cạnh tranh không lành mạnh trong công tác huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại vẫn còn diễn ra, do vậy Ngân hàng Nhà nước cần có những chế tài mạnh mẽ đối với các trường hợp vi phạm, thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình thực hiện của các Ngân hàng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên địa bàn, đảm bảo thực thi các quy định của Ngân hàng Nhà nước một cách nghiêm túc và toàn diện, đảm bảo sự vận hàng đúng đắn của thị trường tiền tệ vì mục tiêu lâu dài ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn mà lớn nhất là vấn đề tài sản thế chấp. Hầu hết các tài sản thế chấp chưa đầy đủ tính pháp lý nên khó khăn cho Ngân hàng khi quyết định cho vay. Để tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại cung ứng vốn trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước cần có những kiến nghị với Chính phủ và phối hợp giải quyết với các nghành chức năng có liên quan, hoàn thiện hệ thống pháp lý về sở hữu tài sản, tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai với những vấn đề cơ bản như: chế độ sử dụng đất đai, nhiệm vụ quyền hạn quản lý đất đai của Nhà nước, về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, về xây dựng và quản lý thị trường bất động sản.
Hiện nay trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Long Biên mà đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu bị sụt giảm và đình trệ đáng kể. Do vậy việc mở rộng và tìm kiếm các khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt là rất khó khăn. Chính sách đề xuất trong năm
2013 Ngân hàng Nhà nước cần có thêm các biện pháp, gói hỗ trợ doanh nghiệp thông qua lãi suất, tỷ giá nhằm đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này, tạo đà cho phát triển kinh tế trên địa bàn và kinh tế thủ đô.
3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ
- Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Đây là điều kiện tiền đề quan trọng tạo môi trường hoạt động cho công tác huy động vốn, đối với Việt Nam hiện nay thì những điều kiện quan trọng để tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là: ổn định chính trị, ổn định tiền tệ và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.
Ổn định chính trị: Duy trì sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu của bất cứ một quốc gia nào, một nền chính trị được kiến tạo vững chắc, có thiết chế hợp lý, được quần chúng nhân dân tin yêu và hoàn toàn ủng hộ thì những chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống. Ngược lại, sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ tạo nên sự hoài nghi, e ngại của dân cư cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước như vậy mọi chính sách Chính phủ ban hành đều không có hiệu quả.
Ổn định về tiền tệ: Khi lòng tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, định hướng đầu tư, tiếp tục duy trì lạm phát ở mức thấp, ổn định giá trị đồng tiền nội tệ để khuyến khích đầu tư, thực hiện đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp,…tạo môi trường ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động.
Chính phủ cần quản lý tốt các nhân tố vĩ mô trong đó quan trọng là kiềm chế lạm phát ở mức thấp để mọi tài sản dù thể hiện ở bất kỳ hình thức nào cũng đều được sử dụng vào mục tiêu kinh tế, đồng thời bảo đảm khả năng sinh lời hợp lý trong mọi hoạt động đầu tư.
nước đều có ảnh hưởng đến tất cả các thành phần kinh tế nói chung đến hoạt động ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy khi Nhà nước thực thi những chính sách kinh tế hợp lý sẽ tạo một môi trường hoạt động hiệu quả cho ngân hàng, đặc biệt là những chính sách kích thích đầu tư. Muốn vậy Chính phủ cần phải thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, công chứng và tài sản thế chấp, lệ phí đăng ký sở hữu tài sản…
Sớm hình thành thị trường vốn ở quy mô toàn quốc để mọi nguồn vốn phân tán, nhỏ bé đều được tập trung vào các cơ hội đầu tư sinh lời. Sự thiếu vắng của một thị trường vốn được tổ chức quy mô, bài bản và hiệu quả là một trong những nguyên nhân chính yếu làm cho tiềm năng vốn còn rất lớn ở trong dân cư hiện nay chưa được khai thác đúng mức vào các hoạt động kinh tế ích nước lợi nhà.
Gấp rút kiện toàn về mặt tổ chức, thể chế và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp cũng là một bước đi cần thiết để thị trường vốn sớm phát huy tác dụng.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động Ngân hàng, hiệu quả huy động vốn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và phát triển của NHTM. Qua thực trạng huy động vốn tại Vietcombank Chi nhánh Chương Dương trong giai đoạn từ năm 2010- 2012 , ta đã thấy được việc nâng cao hiệu quả huy động vốn đã giúp Chi nhánh ngân hàng tăng doanh thu, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường, có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, NH cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp mang tính thống nhất, đồng bộ và cần sự hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Chi nhánh Chương Dương , đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương” đã được hoàn thành. Với các giải pháp nêu trong chuyên đề có thể chưa đầy đủ và cụ thể, song em hy vọng chuyên đề sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng tại Vietcombank Chi nhánh Chương Dương cũng như tạo được một cái nhìn nền tảng, cơ bản cho một bài nghiên cứu sâu hơn.
Do thời gian nghiên cứu lý luận và thực tập còn ngắn với trình độ hiểu biết còn hạn chế do vậy chuyên đề này còn có nhiều thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn cô TS. Nguyễn Thị Hoài Phương đã tận tình chỉ bảo cũng như sự giúp đỡ của các anh chị công tác ở Vietcombank Chi nhánh Chương Dương đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!