- Huy động vốn từ Ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng khác
1.4.3.5 Chênh lệch thu chi từ hoạt động huy động và cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh qui mô sinh lời từ hoạt động cơ bản của ngân hàng: Huy động vốn để cho vay và đầu tư
Chênh lệch thu chi từ lãi = Doanh thu lãi – Chi phí trả lãi
Chênh lệch càng lớn, thu nhập ròng của ngân hàng càng cao. Chỉ số này càng lớn thì hiệu quả sinh lời của mỗi đồng vốn huy động càng lớn. Hiện nay, chênh lệch thu chi khác đang ngày càng đóng vai trò đối với ngân hàng trong khi chênh lệch thu chi từ lãi có xu hướng giảm.
Ngoài ra còn sử dụng một số các chi tiêu khác như:
- Tỷ suất chi phí huy động = Chi phí huy động vốn / Doanh thu
Với chỉ tiêu này, giúp chúng ta thấy để tạo ra một đồng doanh thu Ngân hàng cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Bất cứ doanh nghiệp nào hay Ngân hàng đều mong muốn tỷ lệ này thấp, tức là chi phí bỏ ra thấp và thu lợi nhuận cao. Muốn đạt được điều này Ngân hàng cần giảm chi phí huy động vốn hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Mức độ an toàn của đòn bẩy tài chính
Do đặc tính của ngành ngân hàng sử dụng chủ yếu là vốn vay. Do đó tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong ngân hàng là rất lớn. Để đánh giá mức độ an toàn của đòn bẩy tài chính người ta thường sử dụng chỉ tiêu hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (CAR) CAR cho ý nghĩa tương tự như tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ này giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng với khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh giá khả năng thích ứng các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động…
Trong đó:
Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia. Vốn cấp 2 bao gồm các khoản như giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại theo quy định của pháp luật, giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được đánh giá lại theo quy định, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành thỏa mãn các điều kiện theo quy đinh, các công cụ nợ khác đáp ứng các điều kiện của pháp luật, quỹ dự phòng chung
Tổng giá trị quy đổi của tài sản có rủi ro = Σ (tài sản rủi ro nội bảng* Hệ số rủi ro) + Σ (Tài sản rủi ro ngoại bảng * Hệ số rủi ro).
Tài sản có rủi ro là những khoản mục tài sản có được phản ánh trong và ngoài bảng tổng kết tài sản có thể bị tổn thất trong quá trình kinh doanh như: cho vay không thu hồi được vốn, ngân hàng phải trả tiền cho khách hàng được bảo lãnh, giá trị hạch toán giảm, công ty được ngân hàng hùn vốn kinh doanh bị thua lỗ,…
Theo thông lệ quốc tế, ngân hàng đạt mức an toàn khi duy trì hệ số CAR này trên 8%. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có hệ số này vẫn ở mức thấp hơn quy định.
Khi vốn huy động tăng dẫn tới tổng tài sản của ngân hàng tăng, tuy nhiên nếu các ngân hàng không tăng vốn chủ sở hữu thì hệ số an toàn vốn giảm. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, khi tăng tổng tài sản, các ngân hàng cần phải bổ sung một lượng vốn chủ sở hữu để theo kịp tốc độ gia tăng của vốn huy động.
Trong cả môi trường tự nhiên và xã hội, mỗi sự vật, hiện tượng đều có những tác động đến sự vật, hiện tượng khác và đồng thời cũng phải chịu những tác động ngược trở lại. Việc huy động vốn của các ngân hàng cũng vậy. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhận thức được những yếu tố tác động đến việc huy động vốn. Những tác động này rất phong phú, đa dạng. Dựa vào bản chất của các tác động ta chia các yếu tố đó thành những yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan.