Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền Bảng 1: Tình hình huy động vốn theo loại tiền tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương (Trang 43)

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

2.2.1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền Bảng 1: Tình hình huy động vốn theo loại tiền tại Chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng – Triệu USD,

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng trưởng

2011/2010

Tăng trưởng 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền

Huy động VNĐ 1.167,80 74,70 1.751,80 76,41 2.718,04 77,98 584,00 50,01 966,2 Huy động USD 18,99 25,30 25,97 23,59 36,85 22.02 6,98 36,75 10,88 Tổng huy động 1.563,40 100 2.292,75 100 3.485,45 100 729,35 46,65 1192,70 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Chương Dương)

Quan sát bảng số liệu trên cho thấy, tổng huy động vốn nói chung của cả Chi nhánh liên tục tăng từ năm 2010 đến 2012. Cụ thể nguồn vốn đã tăng từ 1.563,40 tỷ đồng năm 2010 đến 2.292,75 tỷ đồng vào năm 2011 và 3.485,45 tỷ đồng vào năm 2012. Tổng số lượng huy động tăng cả về giá trị lẫn tốc độ. Năm 2011 tăng 729,35 tỷ đồng so với 2010 chiếm 46,65%. Năm 2012 tăng 1192,70 tỷ đồng chiếm 52,02% so với 2011. Có được kết quả như vậy Chi nhánh đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng nguồn vốn của toàn hệ thống Ngân hàng Vietcombank Việt Nam nói chung, đảm bảo cho toàn hệ thống được hoạt động một cách có hiệu quả.

Trong đó số vốn huy động chủ yếu là huy động bằng VNĐ. Tỷ lệ huy động bằng VNĐ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể nó đã tăng từ 74,70% vào năm 2010 đến 76,41% rồi đến 77,98% vào năm 2012. Như vậy cho thấy các chính sách của Chi nhánh thu hút chủ yếu đến đối tượng nguồn vốn nội tệ. Điều này rất phù hợp với chính sách chống hiện tượng Đô la hóa nền kinh tế của Ngân hàng trung ương. Mặt khác, số lượng tiền huy động bằng nội tệ không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2011 tăng thêm 584 tỷ đồng so với năm 2010 chiếm 50,01% tổng tăng trưởng huy động. Năm 2012 tăng 966,2 tỷ đồng so với 2011, chiếm 55,16% tổng tăng trưởng huy động vốn. Qua đó ta thấy được sự tín nhiệm của dân cư và các doanh nghiệp đối với Chi nhánh trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Về lượng vốn huy động bằng USD, tuy không được chú trọng bằng việc thu hút nguồn vốn nội tệ nhưng Vietcombank Chương Dương cũng có các chính sách thích hợp để huy động nguồn vốn này trong khu vực do đó lượng vốn ngoại tệ không ngừng tăng cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng. Cụ thể là năm 2011 tăng 6,98 triệu USD chiếm 36,75% so với 2010, năm 2012 tăng 10,88 triệu USD chiếm 41,88% so với năm 2011. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã quy định hạ thấp lãi suất tiền gửi ngoại tệ nhưng Vietcombank vẫn thu hút được một lượng vốn USD rất lớn qua các kênh như bảo lãnh và thanh toán xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong địa bàn hoạt động. Một lần nữa Ngân hàng Vietcombank cũng như Vietcombank Chương Dương đã khẳng định là một ngân hàng đi đầu về hoạt động ngoại hối.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w