- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
2.2.1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại Chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng trưởng
2011/2010
Tăng trưởng 2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
Huy động ngắn hạn 1.483,08 94,86 2.103,59 91,75 2.996,24 85,96 620,51 41,83 892,65 Huy động trung dài hạn 80,32 5,14 189,16 8,25 489,21 14,04 108,84 135,51 300,05 Tổng huy động 1.563,40 100 2.292,75 100 3.485,45 100 729,35 46,65 1192,70
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Chương Dương)
Nhìn vào số liệu trong bảng ta có thể thấy, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là mức sống của dân cư tại địa bàn hoạt động của Chi nhánh còn thấp nhưng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đều duy trì được mức tăng trưởng khá cao trong các năm ở giai đoạn 2010 – 2012. Trong đó nguồn vốn huy động ngắn hạn có xu hướng tăng trưởng ổn định và mức huy động được khá cao. Đây là nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, vừa đáp ứng được nhu cầu gửi khoản tiền nhàn rỗi trong khoảng thời gian ngắn để hưởng lãi, nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu thanh toán của người gửi tiền. Lượng huy động mỗi năm thêm mỗi năm đạt trung bình 600 đến 800 tỷ đồng. Cụ thể là số vốn huy động ngắn hạn năm 2010 đạt 1.483,08 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 2.103,59 tỷ đồng tăng 620,51 tỷ chiếm 41,83% so với 2010. Năm 2012 đạt 2.996,24 tỷ đồng tăng 892,65 tỷ chiếm 42,43% so với 2011. Nguồn vốn có chi phí huy động khá hợp lý nên Chi nhánh luôn có các
chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn này. Điều này cũng cho thấy Vietcombank Chương Dương đã có những chính sách thu hút vốn rất có hiệu quả.
Nguồn vốn huy động dài hạn trong giai đoạn này có bước phát triển vượt bậc và đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh mạnh hơn so với nguồn vốn huy động ngắn hạn. Điều này là do Ngân hàng Nhà nước đã có những điều chỉnh linh hoạt hơn, theo đó mức lãi suất huy động đối với các kỳ hạn trên 12 tháng sẽ do các ngân hàng tự quy định. Mức lãi suất của Chi nhánh đã áp dụng hấp dẫn hơn so với kỳ hạn ngắn, do vậy khách hàng có xu hướng chuyển sang kỳ hạn dài. Kết quả đạt được của chính sách lãi suất này là ở năm 2010, số vốn huy động dài hạn đạt 80,32 tỷ đồng. Đến năm 2011 đã tăng thêm 108,84 tỷ đồng đạt 189,16 tỷ đồng, chiếm 135,51% so với 2010. Và năm 2012, đạt 489,21 tỷ đồng tăng 300,05 tỷ đồng so với 2011, chiếm 158,61%. Đây là một mức tăng trưởng khá lớn, đạt trên 100% mỗi năm. Qua đó cũng cho thấy sự tín nhiệm của khách hàng đối với Chi nhánh trong thời gian qua.
Quan sát nguồn vốn huy động của Chi nhánh thì nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp hơn nhưng lại không ổn định. Điều này cũng phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Từ năm 2010, khi thị trường tài chính có nhiều biến động, giá vàng và ngoại tệ tăng đột biến, chính vì vậy tâm lý của người gửi tiền là không muốn gửivới kỳ hạn dài nhằm mục đích có thể rút ra bất kỳ lúc nào để đầu tư vàng và ngoại tệ, nguồn có khả năng sinh lời cao hơn. Mặt khác khi khủng hoảng và thất nghiệp gia tăng thì tâm lý người dân cũng không muốn gửi tiền với kì hạn dài. Tuy nhiên trong giai đoạn này, Chi nhánh cũng đang từng bước giảm tỷ trọng của nguồn vốn ngắn hạn trong tổng cơ cấu và đẩy mạnh thu hút nguồn vốn dài hạn. Do đó tỷ trọng của nguồn vốn dài hạn đã tăng từ 5,14% vào năm 2010 đến 8,25% tại năm 2011 và lên tới 14,04% vào năm 2012. Điều này góp phần tích cực vào việc đảm bảo nguồn vốn huy động – cho vay theo kì hạn tại Chi nhánh.
Song đến năm 2010, khi thị trường tài chính có nhiều biến động, giá vàng và ngoại tệ tăng đột biến, chính vì vậy tâm lý của người gửi tiền là không muốn
gửivới kỳ hạn dài nhằm mục đích có thể rút ra bất kỳ lúc nào để đầu tư vàng và ngoại tệ, nguồn có khả năng sinh lời cao hơn.