0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân đến lòng trung thành

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX (Trang 61 -61 )

nhân viên

Chúng ta sẽ tiến hành kiểm định xem có sự khác biệt nào không của một số đặc tính cá nhân đối với sự gắn bó của nhân viên tại công ty cổ phần đầu tư VCN

a) Khác biệt về giới tính

Kiểm định Independent-samples T-test sẽ cho ta biết có sự khác biệt về mức độ gắn bó giữa phái nam và nữ hay không. Theo kết quả ta thấy trong kiểm

định Levene, Sig = 0,001<0,05 thì phương sai giữa phái nam và phái nữ là khác nhau, vì vậy ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed, có sig = 0,898>0,05 nên ta kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa hai phái. Do đó, ta có thể kết luận ở độ tin cậy 95% sự gắn bó giữa nam và nữ là như nhau (Xem phụ lục 6).

b) Khác biệt về độ tuổi

Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of variance) để xem xét sự khác biệt về mức độ gắn bó của nhân viên theo độ tuổi. Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0,199 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự gắn bó giữa 5 nhóm độ tuổi không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0,02 <0,05 nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa 5 nhóm có độ tuổi khác nhau. Tiếp tục phân tích sâu ANOVA để tìm xem sự khác biệt giữa các nhóm.

Theo kết quả phân tích sâu ANOVA, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm độ tuổi dưới 22 tuổi và trên 50 tuổi (Sig = 0,03<0,05- mức ý nghĩa ta đã chọn cho kiểm định này), ngoài ra còn có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm độ tuổi trên 50 và độ tuổi từ 23 đến 28 (Sig = 0,01<0,05). Mà cụ thể trên bảng thống kê mô tả cho thấy mức độ gắn bó của nhân viên có độ tuổi lớn hơn 50 là cao hơn 2 nhóm nhỏ hơn 22 tuổi và nhóm từ 23 đến 28 tuổi, cũng như nhóm trên 50 và nhóm 29 đến 35 tuổi; điều này cũng dễ giải thích vì ở độ tuổi ngoài trung niên, con người ta khá bằng lòng với những gì mình đạt được, có tuổi và ngại phấn đấu, ít tham vọng hơn lớp trẻ, chính vì vậy họ dễ bằng lòng với những gì mình đang có hơn các nhóm kia. (Xem phụ lục 6)

c) Khác biệt về bộ phận công tác

Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0,059 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự gắn bó giữa 4 bộ phận công tác không khác nhau có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0,000<0,05 nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa 4 nhóm bộ phận công tác khác nhau. Tiếp tục phân tích sâu ANOVA để tìm xem sự khác biệt giữa các nhóm.

Theo kết quả phân tích sâu ANOVA, ta thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa 4 bộ phận công tác, ta tiến hành kiểm định Bonfferoni để xem xét thì ta lại thấy có sự khác biệt giữa khối kỹ thuật và khối văn phòng, cũng như sự khác biệt giữa khối kỹ thuật và khối xây dựng về sự gắn bó với tổ chức (Phụ lục 6). Cụ thể ở bảng thống kê mô tả, ta thấy sự gắn bó của khối kỹ thuật với công ty cao hơn các nhóm còn lại, điều này được giải thích rằng, công ty giao việc và trả lương theo từng bộ phận, từng công việc khác nhau, tính chất của khối kỹ thuật thường có lương và đãi ngộ (phụ cấp công việc) cao hơn các bộ phận khác, hơn nữa khối kỹ thuật tính chất công việc phải phụ thuộc vào công ty nhiều hơn các ngành nghề khác.

d) Khác biệt về vị trí công tác

Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0,003 <0,05 nghĩa là phương sai của trung bình sự gắn bó với tổ chức giữa các nhóm vị trí công tác có sự khác nhau (Phụ lục 6). Theo đó, ta không thể sử dụng phương pháp kiểm định One-Way ANOVA để kiểm định sự khác biệt này.

Để xác định xem có hay không sự khác nhau về sự gắn bó với tổ chức giữa các nhóm thời gian công tác khác nhau, lúc này ta cần thực hiện kiểm định phi tham số. Trong trường hợp này, tác giả kiến nghị sử dụng phương pháp Kruskal-Wallis.

Bảng 3.29: Bảng tính chi bình phương Test Statistics vitri Chi bình phương 87.190a df 2 Mức ý nghĩa Asymp .000

Với kiểm định Chi-square có giá trị Asymp. Sig.=0,000 (<0,05), bác bỏ giả thuyết H0, tức là có sự khác biệt về sự gắn bó với tổ chức của nhân viên các vị trí khác nhau. Cụ thể công nhân trực tiếp sản xuất có mức độ gắn bó thấp hơn vị trí phó/trưởng phòng ban hoặc tương đương, điều này cũng dễ hiểu, vì các phó trưởng phòng ban đã có vị trí nhất định ở công ty vì vậy việc gắn bó cũng cao hơn, vì việc bỏ việc và xây dựng lại vị trí ở một tổ chức khác không phải cá nhân nào cũng dám làm.

e) Khác biệt về số năm công tác

Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0,001<0,05 nghĩa là phương sai của trung bình sự gắn bó với tổ chức giữa các nhóm thâm niên công tác có sự khác nhau (Phụ lục 6). Theo đó, ta không thể sử dụng phương pháp kiểm định One-Way ANOVA để kiểm định sự khác biệt này.

Để xác định xem có hay không sự khác nhau về sự gắn bó với tổ chức giữa các nhóm thời gian công tác khác nhau, lúc này ta cần thực hiện kiểm định phi tham số.

Bảng 3.30 : Bảng tính chi bình phương Test Statistics thamnien Chi bình phương 111.910a df 2 Mức ý nghĩa Asymp .000

Với kiểm định Chi-square có giá trị Asymp. Sig.=0,000 (<0,05), bác bỏ giả thuyết H0, tức là có sự khác biệt về sự gắn bó với tổ chức của nhân viên có thâm niên công tác khác nhau, thời gian công tác từ 2 đến 5 năm và nhỏ hơn 2 năm có sự khác biệt với thâm niên từ 5 đến 10 năm, điều này chứng tỏ những nhân viên gắn bó lâu dài với công ty đã có được chỗ đứng cũng như tình cảm với công ty, vì vậy họ có xu hướng gắn bó với công ty hơn các nhóm còn lại.

f) Sự khác biệt về tình trạng hôn nhân

Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0,049 gần bằng 0,05, có thể sử dụng phương pháp ANOVA.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0,075 <0,1 (mức ý nghĩa = 0,1) nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa nhân viên các tình trạng hôn nhân khác nhau. Tiếp tục phân tích sâu ANOVA để tìm xem sự khác biệt giữa các nhóm.

Theo kết quả phân tích sâu ANOVA, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm độc thân và nhóm đã có gia đình, đang nuôi con, và cụ thể là nhóm đã có gia đình đang nuôi con có xu hướng gắn bó với công ty hơn, điều này được giải thích là do nhóm có gia đình, đang nuôi con thì vấn đề rời bỏ tổ chức, tìm vị trí mới là rất quan trọng với họ, vì họ phải đắn đo cho việc kinh tế gia đình và chăm sóc con cái, còn với nhóm độc thân, việc này sẽ dễ dàng hơn, chính vì thế có sự khác biệt như trên.

g) Sự khác biệt về trình độ học vấn

Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0,394 >0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự gắn bó giữa 4 nhóm trình độ học vấn không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0,011 <0,05 nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa 4 nhóm trình độ học vấn. Tiếp tục phân tích sâu ANOVA để tìm xem sự khác biệt giữa các nhóm.

Theo kết quả phân tích sâu ANOVA, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm sau đại học và nhóm phổ thông, điều này tương đối chính xác vì những người thuộc nhóm sau đại học đã có vị trí và học vị được khẳng định tại công ty, chính vì vậy họ có xu hướng gắn bó hơn bộ phận lao động phổ thông.

h) Sự khác biệt theo thu nhập

Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0,398 >0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự gắn bó giữa 4 nhóm thu nhập không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0,000<0,05 nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự gắn bó giữa 4 nhóm tthu nhập. Tiếp tục phân tích sâu ANOVA để tìm xem sự khác biệt giữa các nhóm.

Theo kết quả phân tích sâu ANOVA, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm thu nhập lớn hơn 10 triệu và nhóm từ 2 đến 5 triệu, điều này được giải thích vì nhóm 2-5 triệu là mức tầm trung bình khá, còn mức lương trên 10 triệu là khá cao trên địa bàn Nha Trang, không phải công ty nào cũng trả được mức lương đó, chính vì thế những người thuộc nhóm thu nhập trên 10 triệu có xu hướng gắn bó hơn so với nhóm từ 2 đến 5 triệu là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX (Trang 61 -61 )

×