Đọc-hiểu văn bản 1 Nhân vật Gia ve

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 11 học kì 2 chuẩn ktkn (Trang 26)

1. Nhân vật Gia- ve

- Giọng nói; bộ dạng, hành động; ngôn ngữ, thái độ, cách xử sự: như một con ác thú ghê tởm.

- Kết hợp so sánh với phóng đại và lời bình luận ngoại đề: tác giả không chỉ tượng hình chân dung nhân vật một cách sinh động qua đó tô đậm sự tàn bạo, bản tính ác thú của Gia-ve, mà còn gián tiếp thể hiện thái độ ghê tởm, căm ghét của mình đối với loại người như hắn

2. Nhân vật Giăng Van-giăng Tiết 105

- Thái độ nhẹ nhàng, nhúng nhường; ngôn ngữ tinh tế; hành động điềm tĩnh.

- Giống như người anh hùng có sức mạnh phi thường, sẵn sàng ngăn cản cường quyền, bạo lực để che chở, bảo vệ con người.

- Lòng nhân ái luôn giúp con người có thêm can đảm để vượt qua các ranh giới của nỗi sợ hãi, quên đi hoàn cảnh của bản thân để hành động vì người khác.

3. Nghệ thuật

- So sánh, ẩn dụ: khắc họa hình tượng nhân vật; đối lập, tương phản: xây dựng thế giới hình tượng, vừa góp phần làm nổi bật chân dung, tính cách nhân vật vừa thể hiện mạch truyện, tư tưởng tác phẩm:

+ Phăng-tin >< Gia-ve; Giăng Van-giăng >< Gia-ve: Thiện >< Ác.

+ Phăng-tin >< Giăng Van-giăng: Nạn nhân >< Vị cứu tinh hay Yếu đuối, tuyệt vọng >< Sức mạnh phi thường, ý chí phản kháng.

- Đan xen bình luận ngoại đề trong diễn tiến câu chuyện: trực tiếp thể hiện thái độ, cảm xúc của người kể chuyện; miêu tả và khẳng định lí tưởng của nhà văn.

III. Tổng kết

Quyền uy mà người cầm quyền khôi phục được chỉ là cái tạm thời; trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau mới là vĩnh viễn.

LUYỆN TẬP

Bài tập 2, 3

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố 1. Củng cố

Ghi nhớ SGK tr 80

2. Hướng dẫn

- Yếu tố lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô thể hiện như thế nào ở đoạn trích này? - Chuẩn bị: cách bình luận?

Tuần 29 Tiết 106

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬNI. Mục tiêu cần đạt I. Mục tiêu cần đạt

Hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận. Nắm được các cách bình luận một vấn đề.

Rèn kĩ năng nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận trong một số văn bản nghị luận. Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 62), bảo vệ môi trường sống (tài liệu tr 37).

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

Kiểm tra: Qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, em hãy cho biết: Cuộc sống hiện tại vẫn đang đặt ra những vấn đề gì về bạo lực và tình thương, những phẩm chất cao thượng cần có của con người hiện đại?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mục I.1 SGK?(Bình luận: đánh giá- xác định phải trái, hay dở, đúng sai; bàn luận- trao đổi ý kiến với người đối thoại.)

- Mục I.2?

- Mục I.3? (Không thể không nắm vững cách tổ chức luận cứ, luận điểm nhằm đạt tới mục đích mà mình đã đặt ra khi quyết định tham gia bình luận.) – Mục I.4? (SGV tr 94)

- Mục đích: đưa ra những ý kiến đánh giá và bàn bạc riêng của người bình luận về một hiện tượng/ vấn đề … có nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Nhằm nói với những người ít nhiều có hiểu biết và có ý kiến về hiện tượng/ vấn đề … được đưa ra để đánh giá và bàn bạc. Nhiệt tình thuyết phục những người khác nghe theo sự đánh giá và bàn luận của người bình luận.

- Yêu cầu: phải có lí lẽ, dẫn chứng và phải tổ chức, gắn kết các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm rõ ý kiến đánh giá và bàn bạc của mình, để qua đó, thuyết phục và hấp dẫn người đọc/ người nghe.

- Hs lần lượt xem xét từng bước và trả lời các câu hỏi đặt ra cho mỗi bước trong SGK tr 72, 73.

- Hs đọc nội dung Ghi nhớ SGK tr 73.

- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK tr 73, 74. (bài tập 1, SGV tr 96)

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 11 học kì 2 chuẩn ktkn (Trang 26)