Tiếng Việt:

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 11 học kì 2 chuẩn ktkn (Trang 46)

1. Câu 1:

- Ngữ cảnh là bối cảnh lời nói, ở đó người nói (người viết) tạo ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để hiểu đúng ý.

- Các nhân tố của ngữ cảnh: + Nhân vật giao tiếp.

+ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ. + Văn cảnh.

- Vai trò của ngữ cảnh: tạo lập câu và lĩnh hội câu.

2. Câu 2:

- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

- Các thể loại báo chí: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo…. - Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:

+ Tính thông tin thời sự. + Tính ngắn gọn.

+ Tính sinh động hấp dẫn.

3. Câu 3:

Chức năng của ngôn ngữ báo chí: thông tin thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

II. Làm văn:

1. Câu 1:

Lập luận phân tích là thao tác chia nhỏ các đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng.

2. Câu 2:

Tác dụng của lập luận trong văn nghị luận :

Nhằm làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

3. Câu 3:

Phỏng vấn là một cuộc hỏi đáp có mục đích nhằm thu thập thông tin hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề quan tâm.

Trước cuộc phỏng vấn người phỏng vấn cần xác định rõ mục đích phỏng vấn, có sự hiểu biết nhất định về đối tượng phỏng vấn từ đó xây dựng một đề cương phỏng vấn với hệ thống câu hỏi thích hợp.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 11 học kì 2 chuẩn ktkn (Trang 46)