0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Chuẩn bị: Kịch và những yêu cầu về đọchiểu kịch bản văn học; nghị luận và những yêu cầu về đọc –hiểu văn

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ 2 CHUẨN KTKN (Trang 34 -34 )

nghị luận? Tuần 33 Tiết 116

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬNI. Mục tiêu cần đạt I. Mục tiêu cần đạt

Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học: kịch và nghị luận. Cảm nhận được tác phẩm kịch, nghị luận căn cứ vào những đặc điểm thể loại.

Rèn kĩ năng đọc- hiểu kịch bản văn học, nghị luận.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và họcKiểm tra: Kiểm tra:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

phần văn bản của tác phẩm kịch – trong phạm vi văn học.), những đặc trưng, và các kiểu loại kịch?

- Những yêu cầu về đọc kịch bản văn học? (Đọc toàn bộ tác phẩm, lời giới thiệu, những nét chính về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích.→ Tập trung tìm hiểu lời thoại để phát hiện: hành động, nội tâm, tính cách của nhân vật; kịch tính của tác phẩm/ đoạn trích; tính triết lí trong các lời thoại đặc biệt. → Phát hiện và phân tích xung đột kịch, tính chất bi, hài của các xung đột đó. → Khái quát chủ đề

tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.) - Hs phân tích đặc trưng của kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài (trích Vũ Như – Nguyễn Huy Tưởng).

- Hãy nêu khái niệm, những đặc trưng cơ bản và các kiểu loại nghị luận?

- Những yêu cầu về đọc văn nghị luận?

(Tìm hiểu xuất xứ để chỉ ra: vấn đề nghị luận xuất phát từ nhu cầu nào của thực tiễn? →

Tóm lược các luận điểm và mối quan hệ giữa chúng -> phát hiện mạch suy nghĩ của người viết về vấn đề. → Cảm nhận tâm tư, tình cảm

của người viết với vấn đề nghị luận ở mạch chìm của văn bản. → Phân tích nghệ thuật lập luận, nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ trong bài viết. → Khái quát giá trị tư tưởng, nghệ

thuật của tác phẩm -> rút ra bài học từ vấn đề bàn luận.)

- Hs phân tích đặc trưng của nghị luận trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh).

- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK tr 111.

1. Khái lược về kịch

- Khái niệm: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (ở đây chỉ giới hạn phạm vi kịch bản văn học)

- Những đặc trưng của nghệ thuật kịch: + Xung đột và cách giải quyết xung đột kịch. + Hành động kịch.

+ Nhân vật kịch. + Ngôn ngữ kịch. - Các kiểu loại kịch:

+ Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch.

+ Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn: kịch thơ, kịch nói, ca kịch.

2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học

SGK tr 110

II. Nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luận

- Khái niệm: là thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề thuộc các lĩnh vực chính trị, đạo đức, đời sống xã hội, văn chương, …

- Những đặc trưng của văn nghị luận: vấn đề và mục đích tranh luận, đối tượng và thái độ tranh luận, lập luận, minh chứng và ngôn ngữ trong tranh luận, các biện pháp tranh luận, …

- Các kiểu loại văn nghị luận:

+ Xét theo nội dung luận bàn, văn nghị luận gồm: văn chính luận, văn phê bình văn học.

+ Văn nghị luận thời trung đại: chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần, bài luận, …

+ Văn nghị luận hiện đại: bài tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, phê bình, tranh luận, bút chiến, xã luận, ngôn luận, …

2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận

SGK tr 111

* Ghi nhớ SGK tr 111 LUYỆN TẬP

Bài tập 1 (SGK tr 111)

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Nắm vững những đặc trưng của thể loại kịch và nghị luận. Chọn một vài tác phẩm kịch và nghị luận để tập phân tích những đặc trưng thể loại.

- Chuẩn bị: Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận? Tuần 33

Tiết 117, 118

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬNI. Mục tiêu cần đạt I. Mục tiêu cần đạt

Củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận. Nắm vững hơn nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận.

Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (đoạn) văn nghị luận, trong đó cósử dụng ít nhất là hai trong bốn thao tác

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

Kiểm tra:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢCBài tập 1: Bài tập 1:

a. Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b. Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? ngoài ra trong đoạn trích còn thao tác lập luận nào nữa không?

c. Có thể quan niệm một bài văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn? Bài tập 2: Tiết 118 - Xác định chủ đề bài văn? - Có thể xây dựng dàn bài làm như thế nào? Bài tập 1:

a. Đoạn trích viết về vấn đề ảnh hưởng của thơ Pháp đốivới các nhà thơ mới

Việt Nam trong những năm 30 của thếkỉ XX.

- Quan điểm của các tác giả đối với các vấn đề này như sau: + Thi văn pháp không làm mất bản sắc Việt Nam.

+ Trong nghệ thuật ảnh hưởng không phải mô phỏng mà thực chất là học tập, tiếp thu một cách sáng tạo, chuyển cái của người thành cái của mình. “Hồn thơ Pháp hể chuyển được vào Việt Nam đã Việt hóa hoàn toàn”.

+ Ảnh hưởng bao giờ cũng thong qua chủ thể thẩm mĩ nên sự ảnh hưởng thơ Pháp của các nhà thơ Việt Nam có những biểu hiện riêng, không giống nhau. + Sự mô phỏng ngu muội ngay lập tức bị đào thải.

b. Các tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh là chủ yếu để làm nổi bật cái

riêng trong sự ảnh hưởng thơ Phápcủa từng nhà thơ: Thế Lữ, Xuân

Diệu, Huy Cận, Hàn MặcTử, Chế Lan Viên. Ngoài ra còn có thao tác lập luận bình luận để bàn bạc mở rộng thêm vấn đề ở đoạn cuối. Có thể xem đây là thao tác tổng hợp vấn đề sau khi nêu các trường hợp cụ thể trên

không?

c. Một bài (đoạn) văn ít khi chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất mà

thường vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận. Vị trí, vai trò của từng thao tác được quyết định bởi mục đích nghị luận, vì mục đích nghị luận sẽ quyết định thao tác lập luận nào là chủ yếu, thao tác lập luận nào là bổ trợ…

Bài tập 2:

Giả sử phải tập trình bày một luận điểm trong bài vănnghị luận bàn về trung thực, một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có, ta có thể tiến hànhcác bước luyện tập như sau:

a. Bước thứ nhất:

- Xác định chủ đề bài văn: Bàn về phẩm chất trung thực. - Có thể xây dựng bài làm dàn ý như sau:

* Mở bài:

Trung thực là một trong những phẩm chấtquan trọng của người thanh niên. * Thân bài:

Trung thực là gì?

- Vai trò tác dụng của phẩm chất trung thực đối với việchình thành nhân cách con người nói chung.

- Làm thế nào để có và giữ phẩm chất này. * Kết bài:

Khẳng định vị trí, vai trò, tác dụng của trung thực đối với việc hình thành nhân cách người thanh niên.

b. Bước thứ hai:

Tìm cách thực hiện một luận điểm trong phần thân bài vừa thực hiện.

c. Bước thứ ba:

- Diễn đạt các ý vừa tìm được thành một đoạn văn có liên kết chặt chẽ và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Hoàn thành bài tập trên lớp (Bài tập 3, SGK tr 113)

- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần văn học: những tác phẩm, tác giả đã học phân theo thể loại? Tuần 34

Tiết 119, 120

ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌCI. Mục tiêu cần đạt I. Mục tiêu cần đạt

Nắm được những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài trong sách giáo khoa 11 tập hai. Củng cố và hệ thống kiến thức đó trên hai phương diện lịch sử và thể loại.

Rèn luyện, nâng cao tư duy phân tích, khái quát và trình bày vấn đề một cách có hệt hống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và họcKiểm tra: Kiểm tra:

HOẠT ĐỘNG

THẦY - TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

* Các tác phẩm đã học (phân theo thể loại)?

Câu 1:

Thơ mới khác thơ ca trung đại như thế nào? Câu 2:

Nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của bài thơ Xuất dương khi lưu biệt của Phan Bội Châu,

Hầu trời của Tản Đà như thế nào? Nhận xét? Câu 3:

Quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến CMT 8 – 1945 được thể hiện rõ qua bài:

Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu trời

của Tản Đà, Vội vàng củaXuân Diệu? - Giai đoạn thứ nhất: (Từ đầu thế kỉ XX đến 1920) như thế nào?

Lưu biệt khi xuất dương: mới bắt đầu. - Giai đoạn thứ 2: (Từ những năm1920 – 1930) như thế nào?

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ 2 CHUẨN KTKN (Trang 34 -34 )

×