0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận 1 Tìm hiểu văn bản chính luận

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ 2 CHUẨN KTKN (Trang 31 -31 )

1. Tìm hiểu văn bản chính luận

- Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại tuyên ngôn hay tuyên bố. Các nguyên thủ quốc gia hay lãnh tụ các đảng phái dùng để trình bày quan điểm chính trị nhân một sự kiện trọng đại nào đó.

- Cao trào chống Nhật cứu nước thuộc thể loại bình luận thời sự. Tác giả chỉ rõ kẻ thù lúc này là phát xít Nhật và khẳng định dứt khoát bọn thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của chúng ta nữa.

- Việt Nam đi tới thuộc thể loại xã luận. Tác giả phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Từ đó nêu những triển vọng tốt đẹp của cách mạng.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận luận

Nghị luận là một thao tác tư duy (khác các thao tác miêu tả, tự sự, …). Thao tác nghị luận có thể sử dụng ở nhiều lĩnh vực: khoa học, văn học, chính trị, lịch sử, … Còn chính luận là một phong cách ngôn ngữ độc lập dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề chính trị xã hội nào đó.

* Ghi nhớ (SGK tr 99). LUYỆN TẬP

Bài tập 1, 2, 3

SGK tr 99

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố 1. Củng cố

Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận?

2. Hướng dẫn

- Bài luyện tập 3, SGK tr 99.

- Chuẩn bị: quan niệm về thơ mới và nhận thức ý nghĩa thời đại của thơ mới? Tuần 32

Tiết 113, 114

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CAI. Mục tiêu cần đạt I. Mục tiêu cần đạt

Hiểu được tinh thần thơ mới trên cả hai bình diện văn chương và xã hội. Thấy được những nét đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh.

Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và họcKiểm tra: Kiểm tra:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Vị trí của đoạn trích? - Hs đọc văn bản.

- Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện như thế nào? (Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi, dễ nhận ra. Phải so sánh bài hay với bài hay; cái mới và cái cũ vẫn nối tiếp qua lại cho nên phải so sánh trên đại thể.)

- Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ là gì? (quan niệm cá nhân, chữtôi”, với cái nghĩa tuyệt đối của nó/ bản chất của cái tôi chính là quan niệm con người cá nhân

trong cái nghĩa tuyệt đối của nó, tức là sự giải phóng, trỗi dậy, bừng nở ý thức cá nhân.) Tiết 114

- Phân tích vì sao tác giả nói chữ “tôi”, với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại đáng thương và … tội nghiệp? (Nó không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách ngang tàng của Lí Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn như Nguyễn Công Trứ mà rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng mất lòng tin, … Nói chung, thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên./ mất bề rộng: không tìm dược tiếng nói chung với cuộc đời; bề sâu, càng đi sâu càng lạnh: cái tôi bế tắc trốn chạy vào ý thức cá nhân, thoát li cuộc đời; thiếu một lòng tin đầy đủ: không còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch như cái ta thuở trước.) - Các nhà thơ lãng mạn cũng như người thanh niên bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào? (Họ gửi cả vào tiếng Việt, vì thế tiếng Việt là vong hồn các thế hệ đã qua, vì họ tin vào lời nói triết lí “Truyện Kiều” còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn. Vì họ cảm thấy tinh thần giống nòi cũng như các thể thơ xưa có biến thiên không sao tiêu diệt , vì phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.)

- Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ như thế nào? (Tình yêu nước thầm kín gửi trong tiếng mẹ đẻ của các nhà thơ lãng mạn. Phía sau những lời hay, ý đẹp của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, … là hồn bạch đất nước, là những mối băn khoăn riêng chung cần được gửi trao, chia sẻ. Mặt bên kia của bi kịch cũng hé mở cho ta thấy những thành công không thể phủ nhận của thơ mới. Đó là sự nở rộ của các phong cách nghệ thuật, bước phát triển vượt bậc của nghệ thuật thi ca tiếng Việt, … khi cái tôi của người sáng tạo được giải phóng.)

- Em thích nhất câu văn hay đoạn văn nào và lí giải vì sao lại thích? (Đoạn Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ “tôi”…: đoạn có những nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái tôi và bản sắc phong cách riêng của từng nhà thơ. Giọng văn khi nói về các nhà thơ là giọng của người trong cuộc giãi bày, đồng cảm, chia sẻ. Tác giả hay dùng chữ ta để nói về cái chung trong đó có mình. Ở đoạn cuối khi nói đến lòng yêu nước của các nhà thơ mới dùng những từ, những hình ảnh thấm đượm tình cảm: họ gửi cả, họ yêu vô cùng, họ dồn tình yêu, họ nghĩ, họ cũng muốn, họ hiểu, họ cảm thấy, họ thấy cần phải. Cách lập luận mang tính khoa học vừa thuyết phục vừa giúp ta thu được những kiến thức văn học sử bổ ích, khoa học về phong trào Thơ mới.)

- Hs đọc Ghi nhớ SGK tr 104.

- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK tr 104.

1. Tác giả

- Hoài Thanh (1909-1982), xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, quê ở Nghệ An.

- Ông sớm tham gia phong trào yêu nước; viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX; hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hóa- Nghệ thuật.

- Ông là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm xuất sắc nhất là Thi nhân Việt Nam.

- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

- Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới.

- Đoạn trích SGK thuộc phần cuối của bài tiểu luận nói trên.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ 2 CHUẨN KTKN (Trang 31 -31 )

×