Sở dĩ còn những tồn tại như trên có rất nhiều nguyên nhân song tập trung lại có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Từ phía chính sách Pháp luật
- Do cơ chế chính sách về BHXH ban hành chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai. Trong quá trình quản lý có quá nhiều văn bản của nhiều cơ quan, Bộ, ngành ban hành nên rất khó khăn cho cơ quan quản lý, NSDLĐ và NLĐ hiểu và nắm vững về chế độ, cập nhật thông tin để thực hiện đúng quy định.
- Các chế tài thu, xử phạt vi phạm về BHXH tuy đã được ban hành nhưng chưa đủ mạnh, mức phạt cũn quỏ nhẹ, tính khả thi chưa cao nên chưa phát huy hiệu quả
- Mức lãi xuất chậm nộp thấp
- Một số quy định của luật BHXH chưa chặt chẽ tạo nhiều kẽ hở cho các đơn vị lách luật.
Từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội:
- Cán bộ trực tiếp quản lý thu chưa thường xuyên đến cơ sở thu thập, nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị, tình hình biến động về lao động và tiền lương...
- Công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng còn hạn chế, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết,
- Do số lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế nên triển khai theo quy chế “một cửa” thì sẽ thiếu người trực tiếp làm nhiệm vụ chuyên môn khác.
- Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách BHXH còn mang tính hình thức. Chủ yếu mới dừng lại ở việc tập huấn cho cán bộ BHXH và một số chủ sử dụng lao động. Chưa có những buổi nói chuyện, trao đổi, giải đáp thắc mắc từ phía NLĐ với cơ quan BHXH do đó hiệu quả tuyên truyền chưa cao.
Từ phía người lao động
+ Do nhận thức của NLĐ về quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH còn nhiều hạn chế.
+ Mặt khác do áp lực về việc làm nên một bộ phận người lao động không dám đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi BHXH của mình.
Từ phía người sử dụng lao động
- Do nhận thức của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế. Nhiều đơn vị, nhất là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hiện tượng trốn đóng, chậm đúng cũn phổ biến dẫn đến nợ tiền nộp BHXH. - Trong một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô nhỏ và mới được thành lập chưa có tổ chức công đoàn đại diện và bảo vệ quyền lợi của NLĐ.
- Ngoài ra, hoạt động của cơ chế thị trường, một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dẫn đến nguy cơ phá sản, nợ nần tồn đọng, không có khả năng nộp BHXH cho người lao động
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA HUYỆN KHOÁI CHÂU
3.1.1. Định hướng chung về công tác Bảo hiểm xã hội
Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn, xây dựng phương pháp làm việc sỏt đỳng, hiệu quả và cố gắng vươn lên giành nhiều thắng lợi trên tất cả các mặt công tác. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý phục vụ đáp ứng yêu cầu của NLĐ
Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan như phòng LĐ-TBXH, UBND các cấp, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để tận dụng sự giúp đỡ từ phớa cỏc cơ quan, ban ngành với công tác BHXH từ đó thực hiện tốt công tác giải quyết các chế độ chính sách cho người thụ hưởng. Chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe cho con người theo Luật BHYT để không ngừng làm giàu nguồn lực cho xã hội.
Thường xuyên giáo dục và bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan BHXH huyện Khoỏi Châu nhằm từng bước chuyển từ tác phong làm việc hành chính sang tác phong phục vụ đối tượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới đất nước.
3.1.2. Định hướng về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH phải đảm bảo quán triệt nguyên tắc quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời đối tượng tham gia và quỹ tiền lương làm cơ sở để nộp và xác định mức hưởng BHXH do đó đòi hỏi phải có một phương thức quản lý hợp lý.
Trong quá trình quản lý cần có sự phối hợp với các ban ngành chức năng trong việc nắm bắt, rà soát các đối tượng và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện phải tham gia BHXH để thực hiện theo đúng quy định của luật BHXH.
Cần có sự trao đổi hợp tác, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn về công tác thu BHXH của các cơ quan BHXH trong tỉnh và ở các tỉnh khác
trong cả nước.
Để tránh tình trạng trục lợi BHXH, và tình trạng thất thu, nợ đọng BHXH kéo dài cần thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BHXH tại các cơ sở, doanh nghiệp ngoài quốc doanh để có biện pháp kịp thời xử lý các vi phạm.
Tập trung vào công tác khai thác các đơn vị chưa tham gia đóng BHXH từ đó có kế hoạch vận động đơn vị tham gia góp phần tăng nguồn thu quỹ BHXH.