- Đối với doanh nghiệp: khi người lao động gặp phải rủi ro thì việc kinh
3.3.1. Khuyến nghị với Đảng và Nhà Nước
Như chúng ta biết, hiện nay tổ chức BHXH ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết trong đó có việc ban hành các văn bản pháp luật về BHXH. Với một hệ thống văn bản cồng kềnh do nhiều cơ quan ban hành đã làm cho việc hướng dẫn thực hiện, kiểm tra cũng như rà soát văn bản còn gặp nhiều khó khăn, tạo nhiều kẽ hở dẫn tới hoạt động của BHXH kém hiệu quả, quỹ BHXH trở thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi với nội dung không rõ ràng, thống nhất với nhau đó gõy không ít khó khăn cho các cán bộ BHXH và phản ứng từ phía NLĐ và người SDLĐ. Vì vậy, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật là nhiệm vụ quan trọng cấp bách và rất cần thiết. Cụ thể:
- Để hình thành hệ thống pháp luật về BHXH đồng bộ và có hiệu lực trước hết cần phải sắp xếp và rà soát lại các văn bản về BHXH từ trước tới nay xem xét hiệu quả việc thực hiện các văn bản đó từ trước tới nay để đính chính hoặc đổi mới cho phù hợp.
- Nâng cao chất lượng cũng như khả năng thực thi của các văn bản mang tính pháp lý về hoạt động BHXH, hình thành hệ thống các văn bản pháp luật về BHXH cho phù hợp với mọi thành phần kinh tế và hoạt động kinh tế trong nước để đảm bảo tính chất xã hội hóa của BHXH. Luật BHXH cần đáp ứng tiến trình đổi mới kinh tế xã hội của đất nước, phải xác định rõ trách nhiệm của chủ sử SDLĐ để đảm bảo quyề lợi hợp pháp của đối tượng BHXH.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống chính sách BHXH thì cũng cần sớm triển khai và đưa Luật BHXH thực sự đi sâu vào cuộc sống, muốn có được điều này thì trước hết cần làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH.
Cần tăng cường chỉ đạo đối với các ban, ngành chức năng, tỉnh thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về BHXH ở địa phương gắn liền với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH.
Bộ Lao động thương binh – xã hội, cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động của BHXH cũng cần nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế quản lý thu BHXH, nên áp dụng việc thu nộp BHXH thông qua việc thu nộp thuế từ
các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động. Đối với trường hợp vi phạm nhiệm vụ thu nộp BHXH cho NLĐ cần có chế tài xử phạt cao hơn, và tùy thuộc vào số tiền trốn đóng chậm đóng mà xử phạt, tránh tình trạng như hiện nay mức phạt cao nhất chỉ là 30 tr.đồng nên có nhiều doanh nghiệp trốn đóng chậm đóng để chịu phạt khi bị phát hiện. BHXH Việt Nam cũng cần phải xem xét, đề xuất với Chính phủ về mức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm pháp luật BHXH để giảm thiểu nhất tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHXH.
Ngoài ra BHXH cũng cần đề xuất với Chính phủ cho phép cơ quan BHXH quận, huyện có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm. Vì BHXH quận, huyện là cơ quan trực tiếp quản lý các đơn vị trên địa bàn do đó nếu có thẩm quyền kiểm tra, BHXH quận,huyện sẽ kịp thời phát hiện những đơn vị không đóng, trốn đóng BHXH để xử lý vi phạm.
Phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ BHXH cho các cán bộ trong ngành.