Dự thảo tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 5

Một phần của tài liệu Đánh giá, khảo sát thực trạng và đề xuất mô hình quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho doanh nghiệp ngành công nghiệp năng lượng (Trang 47)

c) Mô hình tích hợp ISO9001 với ISO 14001, OHSAS18001 và ISO 5

3.3.4Dự thảo tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 5

theo ISO 50001

Dự thảo tài liệu giới thiệu chung tiêu chuẩn ISO 50001 về hệ thống quản lý năng lượng, trong đó đề cập đến qúa trình hình thành tiêu chuẩn và các nội dung cơ bản của hệ thống quản lý năng lượng.

Tài liệu cũng phân tích ý nghĩa, vai trò của quản lý năng lượng trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành năm 2010 của Việt Nam

Tiêu chuẩn này được xây dựng giúp các tổ chức có thể tích hợp việc quản lý và cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng vào trong hệ thống quản lý của mình. Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm hoàn thành các mục đích sau:

• Hỗ trợ các tổ chức nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng

• Tạo môi trường trao đổi thông tin thuận tiện và minh bạch trong việc quản lý nguồn năng lượng

• Thúc đẩy các thực hành tốt trong quản lý năng lượng và nhân rộng những hành động quản lý năng lượng tốt.

• Hỗ trợ trong việc đánh giá và xếp hạng ưu tiên trong việc ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới

• Đưa ra khung chương trình cho việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng thông qua chuỗi cung ứng

• Đơn giản hóa các cải tiến trong hệ thống quản lý năng lượng phục vụ cho các dự án giảm thiểu khí thải nhà kính

Cho phép tích hợp với các hệ thống quản lý khác như hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn lao động.

Tương tự như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác của tổ chức ISO, ISO 50001 được xây dựng dựa theo chu trình PDCA (plan – do – check – act) với các bước lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và cải tiến. Điều này đảm bảo cho hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức được liên tục cải tiến ngày một hoàn thiện hơn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để tổ chức có thể tích hợp HTQLNL vào các hệ thống quản lý sẵn có của mình.

Các bước triển khai HTQLNL bao gồm: Bước 1: Xây dựng chính sách năng lượng

47

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý năng lượng Bước 3. Thực hiện và điều hành

Bước 4: Kiểm tra

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo:

Tiêu chuẩn ISO 5001 về quản lý năng lượng mới được ban hành và đưa vào áp dụng (năm 2011) nên tài liệu hướng dẫn này chủ yếu để giới thiệu về nội dung và các bước áp dụng cơ bản của hệ thống quản lý năng lượng phục vụ cho việc tiếp cận ban đầu (tiền áp dụng)

Một phần của tài liệu Đánh giá, khảo sát thực trạng và đề xuất mô hình quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho doanh nghiệp ngành công nghiệp năng lượng (Trang 47)