d) Trong lĩnh vực sản xuất nhiên liệu sinh học
3.2.2 xuất mô hình quản lý và công cụ cải tiến
Trên cơ sở nắm vững các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng được áp dụng cho các quá trình sản xuất năng lượng tương ứng, nhóm nghiên cứu đã phân tích hiện trạng áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến hiện nay trong từng lĩnh vực sản xuất năng lượng, phân tích đặc điểm, yếu tố cơ bản của các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến và khả năng áp dụng trong thực tế và đã đưa ra nhận xét sau :
Các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO đã ban hành và đưa vào áp dụng hiện nay có đặc điểm chung là:
- Đều tiếp cận quản lý trên cơ sở chu trình P-D-C-A của Deming
- Thiết kế mô hình hệ thống chung áp dụng cho mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp tự thiết kế chi tiết hệ thống quản lý của mình dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh, mục tiêu quản lý và quy mô doanh nghiệp - Hệ thống quản lý phải được thiết kế để có thể cải tiến liên tục
- Hệ thống quản lý phải là một bộ phận của hệ thống quản lý chung của tổ chức/doanh nghiệp
Các yếu tố cơ bản của các hệ thống này là:
• Giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc;
• Phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc;
• Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức;
• Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm;
31
• Giúp cải tiến thường xuyên chất lượng các quá trình và sản phẩm;
• Tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả;
• Nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp…
• Quản lý các vấn đề mấu chốt của hoạt động doanh nghiệp là chất lượng, môi trường, an toàn và sức khoẻ, an ninh, rủi ro, v.v..là những yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Khả năng áp dụng các hệ thống quản lý trong các lĩnh vực sản xuất năng lượng trong thời gian tới là tương đối khả quan do những yếu tố sau:
- Có chủ trương, chỉ đạo của các cơ quan quản lý chức năng, tập đoàn, tổng công ty;
- Có chủ trương hỗ trợ trong khuôn khổ các dự án năng suất chất lượng được triển khai;
- Có sự quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp ;
- Bản thân các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất năng lượng đều đã có nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò, lợi ích của các hệ thống quản lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn;
- Về cơ bản các doanh nghiệp đã tiếp cận và đang thực hiện được những nội dung cơ bản có liên quan đến hệ thống quản lý và có yêu cầu phải thoả mãn các quy định của luật pháp về chất lượng, an toàn và môi trường;
- Môi trường cạnh tranh;
- Nhu cầu đổi mới doanh nghiệp để đối phó với khủng hoảng kinh tế
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy ở mỗi một lĩnh vực sản xuất năng lượng điều kiện, khả năng áp dụng các hệ thống quản lý khác nhau nên việc tiếp cận, thực hiện áp dụng các hệ tống quản lý là khác nhau do đó cần có mô hình thích hợp cho từng đối tượng doanh nghiệp này.
Ví dụ đối với các doanh nghiệp sản xuất dầu khí, do đặc thù của một ngành sản xuất có đầu tư lớn cả về tài chính lẫn nguồn nhân lực, được sự quan tâm lớn của nhà nước đồng thời đây cũng là một môi trường kinh doanh khá khắc nghiệt với công nghệ sản xuất hiện đại, phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên đủ trình độ và ý thức công nghiệp cao. Với đặc thù như vậy, nhu cầu quản lý chặt chẽ các quá trình sản xuất sản phẩm dầu khí có liên quan đến nhiều mặt từ vấn đề chất lượng sản phẩm đến an toàn, môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp sử dụng hiệu quả năng lượng để đảm bảo vận hành doanh nghiệp có hiệu quả. Bản thân doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những điều kiện
32
cần thiết cho việc vận hành bộ máy, kể cả điều kiện về tài chính với các yêu cầu cao như vậy. Đây chính là các điều kiện tốt và thuận lợi cho việc áp dụng các hệ thống quản lý và nhờ vậy mà khả năng áp dụng các hệ thống quản lý trong lĩnh vực sản xuất dầu khí là tốt hơn so với lĩnh vực sản xuất khác.
Đối với lĩnh vực sản xuất điên năng với đặc thù là nhiều mô hình sở hữu (như mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty 100% vốn nhà nước, v.v...) và tổ chức quản lý khác nhau (như các công ty thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp than và Khoáng sản Việt Nam) Các doanh nghiệp điện dầu, khí và thuỷ điện thì tốt hơn so với điện than do các đặc thù về công nghệ và quy mô nhà máy. Các doanh nghiệp điện than thì có nhiều vấn đề hơn về công nghệ và chất thải. các doanh nghiệp than có những điều kiện kém thuận lợi hơn cả do môi trường sản xuất và trình độ quản lý. Việc tổ chức áp dụng tại các đối tượng áp dụng khác nhau trong lĩnh vực sản xuất năng lượng cần được thực hện một cách thích hợp để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả
Trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất năng lượng chưa có được nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, việc đào tạo và áp dụng các công cụ này còn rất hạn chế ở một vài cơ sở như kết quả khảo sát đánh giá cho thấy, khả năng áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng đối với các doanh nghiệp sản xuất là khá thấp nếu như không triển khai tích cực các hoạt động phổ biến, đào tạo nhận thức và kỹ năng áp dụng các công cụ này trong thời gian tới. Do ý nghĩa quan trọng của các công cụ cải tiến khi nó được áp dụng song hành với việc áp dụng các hệ thống quản lý, một cách tiếp cận mới về áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến cần được thiết lập.
Trên cơ sở nghiên cứu các lĩnh vực sản xuất chính của ngành công nghiệp sản xuất năng lượng (bao gồm: Lĩnh vực sản xuất điện, Lĩnh vực sản xuất than. Lĩnh vực sản xuất, Lĩnh vực sản xuất dầu khí và Lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo và năng lượng mới (Ethanol)), bản chất, đặc thù và vai trò của các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến trong việc quản lý chung của doanh nghiệp sản xuất năng lượng nhóm nghiên cứu đã rút ra các kết luận chung là đối tượng quản lý quan trọng hiện nay của doanh nghiệp sản xuất năng lượng với mục đích đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá của mình đang được tập trung chú trọng vào chất lượng, môi trường, an toàn, sức khoẻ người lao động và gần đây là hiệu suất sử dụng năng lượng
Qua khảo sát thực tế áp dụng, các phân tích nhận xét và xu hướng chung của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống quản lý trong điều kiện Việt Nam hiện nay, với quan điểm tiếp cận nêu trên, các hệ thống quản lý sau
33
đây được lựa chọn là thích hợp áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng:
1) Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2) Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
3) Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp theo tiêu chuẩn 18001
4) Hệ thống quản lý năng lượng theo tiểu chuẩn ISO 50001
Trong thực tế, như đã phân tích ở các phần trên, nhận thức, kiến thức và kỹ năng áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất năng lượng là rất hạn chế thể hiện qua số lượng các doanh nghiệp áp dụng các công cụ này là không đáng kể.
Các công cụ cải tiến năng suất chất lượng không thể áp dụng mà không có chủ ý, trong đó những vấn đề tồn tại trong áp dụng hệ thống quản lý lại là những khó khăn trong việc duy trì và cải tiến hệ thống, việc áp dụng các công cụ này sẽ phải giúp ích cho việc cải thiện tình trạng trên.
Qua kinh nghiệm áp dụng các công cụ cải tiến tại nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, hãy bắt đầu từ những công cụ đơn giản nhưng phù hợp với mục đích nhất sẽ mang lại hiệu quả mong muốn, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng đề xuất áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng trước mắt nên chỉ là Công cụ Kaizzen- 5S. Khi đã làm tốt công cụ này, có thể xem xét để xác định các công cụ khác trên cơ sở đánh giá xác định nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp trước khi lựa chọn công cụ thích hợp.
Mô hình quản lý và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng được đề xuất trên cơ sở phù hợp với lĩnh vực sản xuất năng lượng cụ thể là lĩnh vực sản xuất điện, lĩnh vực sản xuất than, lĩnh vực sản xuất dầu khí, lĩnh vực sản xuất ethanol. Danh sách các mô hình quản lý được đề xuất bao gồm: