Tổng quan về HTQL và CCCT

Một phần của tài liệu Đánh giá, khảo sát thực trạng và đề xuất mô hình quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho doanh nghiệp ngành công nghiệp năng lượng (Trang 29)

d) Trong lĩnh vực sản xuất nhiên liệu sinh học

3.2.1 Tổng quan về HTQL và CCCT

Kết quả nghiên cứu đề xuất mô hình các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế hiện hành (10 hệ thống) và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng (14 công cụ) hiện đang áp dụng tại các doanh nghiệp trên toàn thế giới trong đó có việt nam, hiện trạng áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến cũng như các quá trình sản xuất đối với các lĩnh vực sản xuất điện, sản xuất than, sản xuất dầu khí và sản xuất nhiên liệu sinh học (Ethanol gốc)

Các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế được nghiên cứu và giới thiệu tổng quan bao gồm:

• ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

• Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 - Hệ thống quản lý chất lượng đối với các cơ sở sản xuất ô tô, xe máy và phụ tùng;

29

• Tiêu chuẩn ISO 13485 - Hệ thống quản lý chất lượng đối với các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế;

• Tiêu chuẩn ISO/TS 29001 - Hệ thống quản lý chất lượng ngành dầu khí;

• Tiêu chuẩn ISO 14001:2004-Hệ thống quản lý môi trường --- Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng;

• Tiêu chuẩn OHSAS 18001-Hệ thống quản lý về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

• Tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;

• Tiêu chuẩn ISO 50001- Hệ thống quản lý năng lượng – các yêu cầu và hướng dẫn;

• Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001- Hệ thống quản lý an toàn thông tin ;

• Tiêu chuẩn ISO 31000:2011 Quản lý rủi ro – Nguyên tắc và hướng dẫn Các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng được nghiên cứu và giới thiệu tổng quan bao gồm:

• Công cụ 5S (Sắp xếp, Sạch Sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng);

• Công cụ Hệ thống sản xuất tinh gọn – Lean;

• Công cụ Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể - TPM;

• Công cụ Chỉ số đánh giá hoạt động chính-KPIs;

• Công cụ Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên (HR.PA);

• Công cụ Phương pháp cải tiến KAIZEN;

• Công cụ Six Sigma;

• Công cụ Lean Six Sigma;

• Công cụ Quản lý chất lượng toàn diện – TQM;

• Công cụ Kiểm soát bằng kỹ thuật thống kê – SPC;

• Công cụ Nhóm kiểm soát chất lượng – QCC;

• Công cụ Thực hành sản xuất tốt GMP;

• Công cụ Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng – CRM;

• Công cụ Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên (HR.ES) Hiện nay, các lĩnh vực sản xuất năng lượng nói trên của Việt Nam đang trong quá trình đổi mới công nghê cho phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới và khu vực. Tuy nhiên, việc đổi mới này đòi hỏi đầu tư lớn, vì vậy

30

các thiết bị, dây chuyền công nghệ cần được chuyển đổi dần theo lộ trình thích hợp.

Quá trình sản xuất của mỗi lĩnh vực sản xuất năng lượng đã được mô tả cụ thể có kèm theo sơ đồ thể hiện về bản chất các quá trình sản xuất ra các sản phẩm năng lượng với các công nghệ hiện hành được áp dụng. Việc mô tả các quá trình nêu trên nhằm mục đích đưa ra bức tranh cụ thể của quá trình tạo sản phẩm liên quan đến các nội dung áp dụng hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến, từ đó có các đề xuất mô hình các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến chính xác hơn, cụ thể hơn và phù hợp hơn với các lĩnh vực sản xuất năng lượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá, khảo sát thực trạng và đề xuất mô hình quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp cho doanh nghiệp ngành công nghiệp năng lượng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)