Giọng điệu trữ tình, tha thiết, giàu cảm xúc.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Anh Thơ (Trang 132)

3. Giọng điệu.

3.2. Giọng điệu trữ tình, tha thiết, giàu cảm xúc.

Cuộc sống với tình người tha thiết là nơi hồn thơ Anh Thơ tìm đến với những cảm xúc ngọt ngào sâu lắng, thơ Anh Thơ ở đâu cũng phảng phất chất giọng ấm áp.

Trong Bức tranh quê, tác giả khám phá cuộc sống con người bằng giọng điệu êm dịu, cảm thông. Những con người hiền lành, chất phác nơi đây đã tạo cho Anh Thơ chất giọng đó:

"Nhà trong xóm đèn mờ qua tấm rại, Các ông già ra võng hát thơ xưa. Những đàn bà lên khung ngồi dệt vải

Tiếng thoi gieo cùng điệu nhịp nhàng đưa".

đọc những câu thơ trên ta có cảm giác nhẹ nhàng, tha thiết như truyền từ thơ sang người đọc, một cuộc sống bình yên, thân quen của nông thôn ngày xưa hiện về trên trang thơ thật đơn sơ, giản dị.

Trong những năm kháng chiến, bằng một tình yêu tha thiết, đằm thắm, bằng một thái độ yêu thương, trân trọng và một giọng thơ tràn đầy cảm xúc, Anh Thơ đã có rất nhiều bài thơ hay viết về gia đình, đồng nghiệp, tình yêu. Ta hãy lắng nghe tiếng lòng tha thiết của người mẹ khi nhớ về con:

"Sao chiều nay mẹ nhớ con day dứt Chắc giờ này, con ở trường ra Túi cà chua, xách sau cặp vở

Bước nhanh nhanh, chào bạn về nhà".

(Bé yêu ơi hãy đợi)

Người mẹ đang ở phương xa nhớ thương về con, hình dung ra cảnh con sau buổi tan trường đang vội vã về nhà thay mẹ lo toan cơm nước - đoạn thơ đã thể hiện nỗi nhớ nhung da diết, sâu sắc "day dứt" không nguôi.

Khi đọc thơ Anh Thơ ta bắt gặp rất nhiều bài thơ viết về tình cảm mẹ con như Ru con, Bốn đứa, Thích quá hay Hôn con… thế nhưng mỗi bài thơ mang một giọng điệu khác nhau. Nếu những câu thơ trên là nỗi nhớ da diết của người mẹ dành cho cô con gái bé bỏng ở phương xa, thì bài thơ lòng mẹ lại là nỗi lòng đau đớn, xót xa của những bà mẹ có con hy sinh:

"Nao nao lòng, mảnh đất xót xa đây!

Con mẹ đã hi sinh trong trận đầu giải phóng. Tàu Thống Nhất hôm nay đưa mẹ về, xúc động Giữa đất con nằm, gởi trọn tuổi xanh".

(Lòng mẹ)

Giọng thơ như da diết hơn, sâu lắng hơn khi nhắc đến sự hi sinh của các anh, khi nói lên sự xúc động bồi hồi của những bà mẹ Việt Nam.

Giọng thơ tha thiết, tràn đầy cảm xúc còn được Anh Thơ sử dụng khi viết về tình yêu. Tuy viết về tình yêu không nhiều và tình yêu trong thơ Anh Thơ cũng không nồng nàn, rạo rực như trong thơ Xuân Diệu: "Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực, Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài" thế nhưng vẫn gây xúc động lòng người bởi giọng thơ chân thành, tha thiết:

"Em về, anh lại bay đi

Nhớ nhau cả một mùa hè, nắng khơi

Nhớ nhau lại một mùa sang Sao thu về quá vội vàng thu ơi?".

(Sao thu về quá vội vàng)

Tình yêu trong thơ Anh Thơ thường là tình yêu vợ chồng và tình yêu này luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Nếu như tình vợ chồng trong thơ Xuân Quỳnh được thể hiện bằng giọng điệu ngọt ngào như vỗ về trẻ nhỏ:

"Ngủ đi anh cứ ngủ Đã có em thức canh

Ngủ ngon anh! để ngày mai bình minh đến Buồm chúng ta lại tung cánh ra khơii".

thì thơ Anh Thơ lại thể hiện bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình, mà tha thiết:

"Chị vội dừng xe,

chép gửi mấy dòng Đoạn bài thơ tha thiết nhớ chồng Có thêm câu cuối:

Tình yêu ta hoà cùng sông núi".

(Chúng ta không mất)

Có thể thấy chất giọng ấm áp, mềm mại, thiết tha, giàu cảm xúc là âm hưởng xuyên suốt trong sáng tác của Anh Thơ. Chất giọng này kết hợp với

giọng điệu nhẹ nhàng nữ tính đã góp phần khẳng định sự khác biệt của Anh Thơ so với các nhà thơ cùng thời.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Anh Thơ (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)