Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính biểu tượng.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Anh Thơ (Trang 126)

CHƢƠNG III:

2.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính biểu tượng.

Bên cạnh ngôn ngữ chỉ màu sắc, âm thanh, trong thơ Anh Thơ ta còn thấy xuất hiện nhiều từ ngữ giàu hình ảnh, giàu tính biểu tượng, hệ thống từ này được Anh Thơ vận dụng để tái hiện cảnh vật, sự việc cuộc sống.

Trong bài Sáng hè, bằng những hình ảnh phong phú, giàu tính tạo hình, Anh Thơ đã đưa chúng ta trở về với cảnh sinh hoạt đời thường giản dị nơi làng quê:

"Người dậy cả, bà già lần thổi bếp Thằng cu con rụi mắt quét quàng sân

Cùng trong lúc gà lồng kêu chiếp chiếp Và lợn chuồng ủn ỉn giục cho ăn".

(Sáng hè)

Có thể nói thi sĩ đã tả tỉ mỉ, chi tiết đến từng hình ảnh trong sinh hoạt đơn sơ nhưng bình yên nơi làng quê sau luỹ tre xanh, nào người già, trẻ con, nào lợn, nào gà, nào nhóm bếp, nào quét sân… một buổi sáng rộn ràng, sôi động như đánh thức cả làng quê bừng dậy bắt đầu một ngày mới.

Trong thơ Anh Thơ, ta có thể bắt gặp tất cả hình ảnh vốn có ở mọi làng quê Việt Nam trong mọi thời điểm: từ bến vắng, đường đê, sông nước, hố bom, nông trường cho đến biển Hồ, đảo Yến, tháp Chàm… Thống kê trong toàn bộ thơ Anh Thơ (trong phạm vi khảo sát của luận văn) thì từ ngữ chỉ cảnh vật của quê hương Việt Nam xuất hiện nhiều nhất vẫn là bụi tre, bờ đê, cây đa, mái đình, đồng ruộng, vườn cây, giải yếm…

Hình ảnh Bụi tre Cây đa Mái đình Ruộng đồng Con đường Tần số xuất hiện 20 lần 39 lần 15 lần 25 lần 50 lần

Trước hết, hình ảnh rặng tre - từ bao đời nay đã trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam, mang theo cả những nét đẹp văn hoá, truyền thống của dân tộc ta. Trong thơ Anh Thơ cây tre biểu tượng cho làn quê thuần hậu Việt Nam; ta thấy xuất hiện lúc thì hình ảnh "khóm tre già đợi gió đứng bên ao"; lúc lại

"khóm tre xanh lướt gió uốn cung đàn"; hay hình ảnh "chòm tre xanh yên lặng đứng ôm bờ" cho đến hình ảnh cây tre bảo vệ dân làng: "Trồng tre làm luỹ, trồng tre rào làng" tất cả đều rất giản dị, rất gần gũi song cũng đậm bản sắc Việt Nam.

Cùng với hình ảnh cây tre, mái đình cũng là hình ảnh mang tính biểu tượng cao. Trước hết, mái đình gợi cho ta nhớ đến những nét văn hoá xưa, mái đình thường là nơi để làng xóm hội họp và nhiều nhà thơ viết về làng quê cũng thường đưa hình ảnh mái đình vào trong thơ. Bàng Bá Lân từng viết: "Bên đình

lúc nguyệt lên" (Giếng làng) còn trong thơ Anh Thơ, mái đình đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu ở làng quê Bắc Bộ, không thể thiếu đối với con người Việt Nam.

Ta bắt gặp một khung cảnh thật tĩnh lặng: buổi sáng vừa hửng, đàn chim còn ngái ngủ trên những chòm cây đa - rất bình yên và cũng rất nên thơ:

"Mới hửng sáng, đàn chim còn ngái ngủ Trên chòm đa buông rễ ướt bên đình".

(Họp chợ) Còn đây lại là hình ảnh:

"Trên nóc đình mặt trời vừa đúng ngọ Nắng vươn mình đuổi những bóng râm lui".

(Tàn chợ)

Mái đình, cây đa luôn gắn liền với nhau. Cây đa xanh ngắt toả bóng mát nơi đầu làng, rất gần gũi và cũng rất đỗi thân thương. Cây đa thường là nơi mà mọi người trong xóm thường ra tụ họp nói chuyện, và nơi đây đã trở thành một nơi sinh hoạt của làng quê. Vì vậy, mỗi khi đi đâu xa, người dân Việt Nam luôn nhớ về cây đa, bến nước, sân đình.

Từ hình ảnh cây đa thân quen ngoài đời đã trở thành cây đa duyên dáng trong thơ Anh Thơ:

"Mưa vừa tạnh, nắng bừng trên quán mới, Trên cây đa lấp loáng gió lao xao".

(Chợ ngày xuân) Hay hình ảnh cây đa "uể oải" khi:

"Đa buông rễ ngâm mình chờ uể oải Ngọn gió về không một chút tăm hơi".

Hình ảnh được Anh Thơ nhắc tới nhiều nhất và cũng có thể coi là hình ảnh mang tính biểu tượng cao nhất trong các sáng tác của Anh Thơ đó là hình ảnh con đường. Con đường quê cũng đã gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam: ngày nào ta cũng đi trên đường, đường trở thành người bạn thân thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta bắt gặp con đường quê trong ngày hội xuân với một không khí tưng bừng, nhộn nhịp của trai thanh gái lịch, của những cụ già đi trẩy hội:

"Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội, Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh, Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói… Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình".

(Ngày xuân)

hay đó là con đường mà người phụ nữ Bắc Sơn đã đi qua trong quá trình lao động:

"Tôi thường gặp chị khắp nơi: Khi đi phát rẫy, phát đồi làm nương".

(Cô gái Bắc Sơn)

Nhưng nếu chỉ có vậy thì hình ảnh con đường không phải là hình ảnh giàu tính biểu tượng bởi hình ảnh con đường còn đưa chúng ta ra chiến trường:

"Nhưng đường cách mạng gieo neo!

Nhưng đường kháng chiến còn nhiều gian truân".

từ con đường quê bình yên của ngày xuân đến con đường trong chiến đấu - Anh Thơ thật tài tình khi sử dụng hình ảnh con đường bởi không chỉ có con đường trong cuộc sống thời bình mà đó còn là con đường của cách mạng, của ngày mai tươi sáng, của độc lập tự do:

"Đường tình cảm càng dài theo đất nước Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng

Ôi con tàu biết mấy yêu thương!".

(Ôi con tàu biết mấy yêu thương)

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Anh Thơ (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)