Thể thơ lục bát.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Anh Thơ (Trang 120)

CHƢƠNG III:

1.3. Thể thơ lục bát.

Thể thơ lục bát là thể thơ thuần tuý của dân tộc, hoàn thiện trên văn học viết ở thế kỉ XVIII với đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thể thơ lục bát mang những đặc điểm riêng: với số tiếng trên sáu (lục), dưới tám (bát); nhịp điệu thơ lại mềm mại, uyển chuyển; âm điệu ngọt ngào, giản dị, sâu lắng nên dễ gợi tình cảm, dễ đi sâu vào lòng người đọc.

Trong phong trào Thơ mới, người viết lục bát nhiều nhất và thành công nhất là Nguyễn Bính. Nguyễn Bính đã đánh một dấu son cho thơ lục bát trong quỹ đạo thơ hiện đại, khẳng định sự linh hoạt và vị trí của nó trong tiến trình văn học dân tộc.

Anh Thơ tuy không có được thành công bằng Nguyễn Bính nhưng những sáng tác ở thể thơ này cũng đã thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo của bà. Bà không mô phỏng hoàn toàn ca dao và lục bát dân tộc mà bà đã lựa chọn những đặc điểm, yếu tố thích hợp của lục bát ca dao để sáng tác cho phù hợp với tâm hồn con người thời đại, có nghĩa là bà đã biết phát huy giá trị tích cực của thơ ca dân tộc để đem đến cho thơ ca những giá trị phù hợp với thực tế đời sống và thế giới nội tâm của nhà thơ. Theo thống kê trong phạm vi khảo sát có 21/269 bài, chiếm 7,8%. Tiêu biểu là các bài:

Người phụ nữ cán bộ Côn Đảo; Hàng Dương; Hoa dứa trên mộ chị Sáu; Bên gốc mai vàng; Ngõ chợ Khâm Thiên; Đường về quê anh; Nắng trên Đảo Yên; Ru con…

Trong bài Ru con, ta bắt gặp âm điệu ngọt ngào, sâu lắng qua lời mẹ ru:

"À ơi, cái ngủ ngoan ngoan… Mẹ đưa nhịp võng mơ màng bóng tre.

Hoa sen toả ngát trưa hè, Mẹ đưa con giấc ngủ quê ngọt ngào.

Gió Nam thổi lộng đê cao, Có con diều bé đang chao giữa làng".

Với nhịp thơ 2/4 và 4/4 bài thơ như một bài ca nhẹ nhàng, da diết, du dương, lúc trầm, lúc bổng đưa con vào giấc ngủ say và khiến người đọc cũng như có cảm tưởng của mình cũng đang chìm dần vào giấc ngủ "ngọt ngào" đó.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Anh Thơ (Trang 120)