3. Anh Thơ và những chặng đƣờng thơ sau Cách mạng.
3.1. Thơ ca kháng chiến chống Pháp và những đóng góp của Anh Thơ.
Khảo sát thơ giai đoạn 1945 - 1954 chúng ta thấy rõ quá trình phát triển thơ gắn liền với quá trình hình thành và trưởng thành của lực lượng sáng tác, gắn liền với sự chuyển biến của văn nghệ sĩ mà nhân tố có ý nghĩa là các nhà thơ đi vào cuộc sống, bám sát thực tế cách mạng và kháng chiến dân tộc, từ đó xây dựng và nâng cao nhận thức tư tưởng tình cảm mới, cảm xúc sáng tạo trước nguồn đề tài phong phú nhiều biến đổi của cuộc sống cách mạng.
Nhiều nhà thơ bàn đến vấn đề tìm đường, nhận đường. Đặc biệt với các nhà thơ trưởng thành từ giai đoạn Thơ mới 1932 - 1945 thì đó là quá trình "lột xác" để đến với Cách mạng. Chế Lan viên đã có thể hân hoan "từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui, từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người". Xuân Diệu hoà vào cuộc sống mới với nguồn thơ mới yêu đời, tươi sáng:
"Có một suối thơ chảy từ gần gũi Ra xa xôi và đến lại gần quanh Một suối thơ lá ngọt với hoa lành Nói trong xóm và dỡn cười dưới phố".
Nhiều nhà thơ đã lên đường nhập ngũ, sống chiến đấu ở các chiến trường như Tế Hanh, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh… Các nhà thơ đi với
cách mạng, với kháng chiến đều thấy rõ một cuộc "đổi đời" "tái tạo". Cuộc kháng chiến đã có tác dụng quyết định đến sự chuyển biến tư tưởng của các nhà thơ, khơi gợi những tình cảm tốt đẹp, những nhận thức đúng đắn và cách cảm, cách nghĩ về đối tượng văn học. Cũng trong thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà thơ như Quang Dũng, Thôi Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Hồng Nguyên… Có thể nói, "lớp nhà thơ này do cách mạng mà có, từ cách mạng mà ra, vì cách mạng mà làm" (Mã Giang Lân).
Bên cạnh đó, thời kỳ này phải kể đến sự chuyển biến trong phong cách của một số nhà thơ nữ như Hằng Phương, Vân Đài và đặc biệt là Anh Thơ. Đều là những nhà thơ xuất hiện từ Thơ mới 1932 - 1945, thơ họ đã có nhiều thay đổi khi bước sang một giai đoạn văn học cách mạng với lý tưởng thẩm mỹ và quan điểm sáng tác mới mẻ.
Vân Đài từ một nhà thơ lãng mạn tiểu tư sản đã gia nhập vào hàng ngũ giai cấp vô sản và đem ngòi bút của mình phục vụ Cách mạng. Đó là sự tự nguyện nhưng cũng là một thử thách lớn nhất, sâu sắc nhất trong tâm hồi bà. Khi đến với Cách mạng, thơ bà đã mất dần cảm giác hắt hiu cô đơn mà hoà vào cái hồ hởi của cuộc đời mới, từ giai điệu buồn chuyển sang giai điệu vui. Đi vào kháng chiến, thơ Vân Đài có nhiều chi tiết sống hơn: cảnh sinh hoạt kháng chiến đậm đà tình nghĩa, một chuyến dân công, một đám cưới theo đời sống mới, một lớp học bình dân, những tâm tư cảm động của tác giả…
"… Hành quân vượt núi chân chen bước Đá sắc cheo leo dài dãy dài
Bộ đội cầm tay: "Lên nữa chị"… Bàn tay tôi nắm một tay chai"
(Vượt lên) hay: "… Ta nhớ mãi một trưa hè nắng cháy
Dưới bóng tre rủ lá thấp ngang đầu Nghe các anh giảng rõ từng câu
"Thế giới đại đồng, thiên đường cộng sản".
(Trà Vinh thương nhớ)
Chủ đề về đất nước và những con người có ý thức làm chủ vận mệnh của mình thay thế chủ đề con người cô đơn lẻ chiếc đã đem lại cho thơ bà một ý nghĩa mới, một tác dụng mới.
Bên cạnh một Vân Đài với giọng thơ "khoẻ khoắn, tươi vui", Anh Thơ cũng đã có những đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Kể chuyện Vũ Lăng, Tiếng chim tu hú, Như cánh chim câu… là những bài thơ được nhiều người biết đến.
Kể chuyện Vũ Lăng đã đánh dấu một bước phát triển về thơ Anh Thơ. Bà nói về nỗi khổ của người phụ nữ trong chiến tranh nhưng cái hay, đặc sắc của bài thơ là không dừng lại ở việc kể khổ mà bài thơ đã vượt lên tầm cao mới đó là: ca ngợi và sẻ chia niềm vui, nỗi buồn của nhân dân.
Tiếng chim tu hú lại là bài thơ nói lên tiếng lòng và tâm sự của thi sĩ vừa gợi cảm lại vừa sinh động. Bài thơ đã nói về tình thương đối với người cha già nhưng vẫn nói về thế hệ trẻ trong tình thương nhớ và chiến đấu. Cũng với những lời thơ thắm thiết về cha, thì bà đã có những bài thơ đầy cảm động về mẹ bởi mẹ bà mất sớm. Bà đã làm rất nhiều bài thơ viết về mẹ, trong đó bài thơ: Đêm ba mươi Tết đã diễn tả cảm xúc thật dạt dào:
"… Đêm nay cũng lại đêm ba mươi Chị đã cùng em lặng ngậm ngùi Dọn án thờ mẹ và chỉ nhớ
Đôi đầu khăn trắng thắt ngang thôi!".
Anh Thơ là tác giả có nhiều bài thơ hay viết về người phụ nữ. Bà viết về người phụ nữ ở nhiều vị trí, cương vị: lao động, chiến đấu, nghệ thuật với những tình cảm sâu đậm khác nhau. Và bà đã dồn tấm lòng yêu thương sâu sắc cho các bà mẹ, nhất là các bà mẹ có những người thân yêu nhất hi sinh trong chiến tranh: "Năm con chung một bàn thờ khói hương".