Giới thiệu về cây jatropha

Một phần của tài liệu nghiên cứu thử nghiệm dùng nhiên liệu hỗn hợp do và jatropha trên động cơ diesel công suất nhỏ (Trang 36)

Tên khoa học: Jatropha curcas.L. Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tên khác: Cây diesel, Dầu mè, Ngô đồng, Dầu lai, Đậu cọc rào. Tên tiếng Anh: Physic nut.

Hình 2.1. Cây và hạt jatropha

Jatropha curcas.L (gọi tắt là: jatropha) là cây bụi, vỏ xám nhẵn, có nhựa loãng, màu hơi ngà. Cây Jatropha có nguồn gốc từ Châu Phi, Bắc Mỹ và vùng biển Carribê, được nhu nhập vào Việt Nam từ rất lâu, được trồng làm hàng rào. Jatropha là cây lâu niên, có thể cao đến 5 mét, là cây bụi lớn, có chu kỳ sống đến 50 năm, khả năng cộng sinh với nấm rễ Mycorrhizal cao, nên có thể sinh trưởng tốt trên những vùng đất suy thái, khô cằn, hoang hóa.

Cây thường cao 3÷5 mét, trong các điều kiện thích hợp cây có thể cao từ 8÷10 mét. Lá rộng xanh hoặc xanh nhạt, 3 hoặc 5 lá đối nhau xoắn ốc quanh trục. Cuống lá từ 6÷23 cm. Cụm hoa ở nách lá, hoa đơn tính và hoa cái thường to hơn hoa đực, ra hoa vào mùa hè. Cây thụ phấn nhờ côn trùng, đặc biệt là ong mật. Quả hình thành vào mùa đông khi có sự rụng lá hoặc hình thành quả trong năm nếu có độ ẩm tốt và nhiệt độ thích hợp tương đối cao. Mỗi cụm hoa cho khoảng 10 bầu quả. Vỏ quả hình thành sau khi hạt trưởng thành và thịt quả khô. Hạt trưởng thành sau khoảng 2÷4 tháng khi vỏ quả chuyển từ xanh sang vàng [8]. Hạt có vỏ hơi đen, hình thuôn dài. Cây có thể sống đến 50 năm và khai thác trong vòng 30÷40 năm.

Theo vùng khí hậu, jatropha thường thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mặc dù sống tốt ở vùng nhiệt độ thấp và có thể chịu lạnh nhẹ. Nhu cầu nước rất thấp và có thể chịu hạn trong một thời gian dài bằng cách rụng lá để giảm lượng thoát hơi nước. Thích hợp với độ cao đến 500m, nhiệt độ trung bình: 20÷280C, lượng mưa trung bình 300÷1.000 mm. Sinh trưởng trên đất thoát nước và thoáng khí, thích nghi với vùng đất khó canh tác do nghèo dinh dưỡng. Jatropha sinh trưởng ở hầu khắp các nơi, thậm chí trên cả đất sỏi, đất cát và đất mặn. Jatropha là loài cây chịu hạn, có khả năng thích nghi rộng nhưng tiềm năng sinh trưởng của chúng thể hiện ưu thế nhất trên đất khô và nghèo kiệt, thích hợp cho việc cải tạo và phủ xanh vùng đất hoang hóa. Tuy nhiên, vấn đề chọn giống, kỹ thuật trồng và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dầu Jatropha, hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về các mối quan hệ này được công bố.

Hiện nay, cây jatropha được gây trồng dưới hai hình thức phổ biến là trồng phân tán và trồng rừng tập trung trên diện rộng. Braxin, Ấn Độ và gần đây là Trung Quốc cũng là nước đang phát triển mạnh cây jatropha với diện tích trồng dự kiến hàng triệu hécta. Ở Việt Nam, jatropha có mặt từ rất sớm, mọc nhiều ở những vùng núi, chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào. Hiện nay, jatropha được trồng ở một số tỉnh như: Đồng Nai, Bình Thuận, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam… trên các vùng đất gò đồi hoang hóa.

2.1.1.2. Một số ưu điểm của cây jatropha.

Jatropha là cây đa mục đích, các phần của cây đều có giá trị, tuy nhiên sản phẩm quan trọng nhất là hạt để lấy dầu sinh học. Năng suất dầu thu được trên 01 ha lớn do cây có khả năng tạo hạt có hàm lượng dầu cao, rải vụ tốt. Cây cho năng suất hạt khoảng 0,8 kg/m2/năm. Hàm lượng dầu của hạt jatropha khoảng 30÷40% [30]. Cây jatropha ít bị sâu bệnh, chịu hạn, có thể trồng trên vùng có lượng mưa thấp và có vấn đề về đất. Với các đặc điểm đó, nó có thể được sử dụng để cải tạo các vùng đất thoái hóa hoặc nhiều vùng đất khác nhau [30]. Dầu ép từ hạt jatropha có thể pha chung với diesel từ dầu mỏ với các tỷ lệ tự do đến 20%. Đặc tính diesel sinh học từ cây jatropha là có nhiều oxy trong phân tử và rất ít lưu huỳnh nên khí cháy thải ra giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính và khí gây ung thư.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thử nghiệm dùng nhiên liệu hỗn hợp do và jatropha trên động cơ diesel công suất nhỏ (Trang 36)