Các chỉ tiêu khí xả CO2, CO, SOx, NOx, HC

Một phần của tài liệu nghiên cứu thử nghiệm dùng nhiên liệu hỗn hợp do và jatropha trên động cơ diesel công suất nhỏ (Trang 71)

Đề tài không đo các chỉ tiêu COx, SOx, NOx, HC nhưng có nhận xét như sau:

- Về phát thải NOx

Lượng khí thải NOx tương đương với dầu diesel đối với nồng độ pha trộn thấp [23],[31]. Tuy nhiên, NOx có thể tăng khi sử dụng nhiên liệu với hàm lượng dầu jatropha cao, Trong thành phần dầu jatropha không chứa Nitơ, nhưng các hỗn hợp dầu diesel - jatropha khi cháy thì hàm lượng NOx tăng so với DO, có thể là do N2 khá bền trong khí quyển, nhưng trong buồng đốt của động cơ, do nhiệt độ buồng đốt khi sử dụng hỗn hợp dầu diesel - jatropha cao hơn dầu diesel và thành phần oxy trong nhiên nhiệu hỗn hợp cao so diesel, do vậy trong quá trình cháy của nhiên liệu trong xilanh, N2 có thể phản ứng với oxy ở nhiệt độ cháy lớn dẫn đến hình thành để tạo ra NO2 tăng.

- Về phát thải CO2

Khi sử dụng hỗn hợp dầu diesel - jatropha có thể tăng phát thải CO2 so với diesel. Phát thải khí CO2 đối với nồng độ pha trộn dầu jatropha thấp là gần diesel. Nhưng đối với sự pha trộn dầu jatropha cao, lượng khí thải CO2 tăng lên đáng kể [27]. Đây là chỉ tiêu để tham khảo cho cơ sở chọn lựa tỷ lệ hỗn hợp có tỷ lệ pha của đề tài nghiên cứu.

- Về phát thải CO

Tại tải thấp, lượng khí CO đã gần như tương đương cho các loại nhiên liệu nhưng ở tải cao hơn lượng khí thải CO hỗn hợp dầu diesel - jatropha cao hơn so với diesel [27]. Điều này có thể là kết quả của chất lượng phun nhiên liệu không tốt và sự hình thành hỗn hợp không đồng nhất giữa dầu diesel với dầu jatropha và do do thiếu oxy.

- Về phát thải SOx

SOx giảm bởi thành phần S trong dầu jatropha rất bé với diesel (0,25).

- Về phát thải HC

Lượng khí thải HC có xu hướng tăng với tải trọng cao hơn cho tất cả các hỗn hợp; lượng khí thải HC tăng với tỷ lệ ngày càng tăng của dầu Jatropha trong pha trộn [27]. Đây cũng là căn cứ để lập luận chọn lựa tỷ lệ hỗn hợp có tỷ lệ pha cho đề tài.

Hình 3.21. Đồ thị biến thiên tiêu hao nhiên liệu riêng, độ đục khí thải, HC, CO, CO2 của dầu DO và các hỗn hợp J10, J20, J50, J75 và J100 [27]

- Hàm lượng tro

Hàm lượng tro trong dầu jatropha (0,8) cao gấp 3 lần so dầu diesel (0,1), đây là nguyên nhân gây cặn trong động cơ.

- Muội than

Cặn cacbon dầu jatropha (0,03) cao gấp 8 lần so dầu diesel (0,01), là nguyên nhân gây tắt nghẽn vòi phun, bơm cao áp, muội than trong động cơ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của dầu nhờn và các chi tiết máy trong động cơ [27].

Một phần của tài liệu nghiên cứu thử nghiệm dùng nhiên liệu hỗn hợp do và jatropha trên động cơ diesel công suất nhỏ (Trang 71)