Cách thức biểu hiện thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 84)

5. Cấu trúc luận văn

3.3 Cách thức biểu hiện thời gian nghệ thuật

Cùng với việc tạo dựng các kiểu thời gian nghệ thuật, Lê Lựu đã lựa chọn cách thức tổ chức thời gian nghệ thuật để tăng hiệu quả biểu đạt trong quá trình chiếm lĩnh, khám phá và lí giải hiện thực. Thông qua việc khảo sát, chúng tôi thấy nhà văn đã sử dụng một số cách thức tổ chức sau:

- Tổ chức thời gian theo phương thức đảo ngược. - Tổ chức thời gian theo nguyên tắc tương phản. - Kết hợp thủ pháp “đón trước”“ngoái lại” .

- Tổ chức thời gian trong sự kết hợp với không gian nghệ thuật.

3.3.1 Tổ chức thời gian theo phương thức đảo ngược

Nếu thời gian vật lí là dòng chảy khách quan nằm ngoài ý muốn của con người thì trong địa hạt nghệ thuật, các bình diện thời gian lại bị xáo trộn. Nhà văn có thể bắt đầu câu chuyện từ trong hiện tại, thậm chí có thể kể từ những sự kiện của tương lai, sau đó mới ngược dòng thời gian để giải thích căn nguyên những sự việc, sự kiện ấy. Nghĩa là người nghệ sĩ có thể kiến tạo linh hoạt thời gian trần thuật: đem cái xảy ra sau kể trước, và ngược lại đem cái xảy ra trước kể sau. Cuốn tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust tiêu biểu cho khuynh hướng này. Tác phẩm là sự đột phá về hình thức

thời gian trần thuật và được coi là “một dinh thự mênh mông của hoài niệm”

vì đã đảo lộn toàn bộ hình thức trần thuật truyền thống bằng cách xáo trộn các bình diện thời gian. M. Proust liên tục làm đứt gãy thời gian hiện tại bằng cách chen vào những hồi ức, kỉ niệm của thời gian quá khứ, thậm chí có lúc

còn làm mờ nhòe hai bình diện thời gian này. Nhà văn dùng thủ pháp “đón

trước” để tương lai hiện diện ngay trong hiện tại, khi lại dùng thủ pháp

“ngoái lại” để hiện tại sóng đôi cùng quá khứ…Chính vì tạo được kiểu “thời gian tương đối” nên ông được coi là “Anhxtanh trong văn học”!

Tìm hiểu tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới, người đọc nhận thấy các tác phẩm có một điểm chung gặp gỡ: Câu chuyện đều được bắt đầu bằng thời điểm hiện tại (trừ Thời xa vắng): Chuyện làng Cuội được mở đầu bằng cái

chết của bà Đất làm xôn xao cả làng Cuội: “Nào ai ngờ cái chết của bà Đất

lại tạo cho làng Cuội khí thế tưng bừng, sôi nổi rất là tự hào” [48, 3]; Sóng ở đáy sông cũng bắt đầu bằng thời điểm hiện tại khi Núi đã trở thành một ông

chủ “Ông chủ nghề mộc của 33 người hoặc đang ở tù, hoặc sắp hết hạn, hoặc

là con cháu của bạn tù. Ông chủ đã được tự do nhưng vẫn mặc áo tù” [16, 5]; còn Hai nhà lại bắt đầu bằng giọng văn mang tính chất báo chí, đậm chất hình

sự và hơi có phần “giật gân”: “Thằng Hồng con trai nhà thơ – bạn anh, chết

rồi. Nó hứng lấy cái chết để vợ anh khỏi bị lưỡi dao phay chém vào mặt lúc 5h30 phút chiều” [52, 5].

Với cách đảo ngược thời gian hiện tại, đưa kết thúc lên đầu truyện, Lê Lựu đã gây hứng thú cho người đọc từ những dòng văn đầu tiên. Người đọc tò mò tự hỏi: Tại sao cái chết của bà Đất lại tạo nên khí thế tưng bừng, sôi nổi cho làng Cuội? Tại sao ông chủ Núi lại thích mặc áo tù? Và tại sao Hồng lại có một kết cục bi thảm như thế?

Sau phần mở đầu rất ấn tượng, nhà văn mới trở lại quá khứ để diễn giải sự việc. Mạch truyện vì vậy không đứt gãy mà trái lại vẫn liền mạch, nhất quán, vẫn hướng vào chủ đề tư tưởng của tác phẩm, nhân vật vì thế cũng được hiện lên chân thực, sống động, có chiều sâu. Đây là thủ pháp kể chuyện của văn học hiện đại. Nhà văn có thể quay về quá khứ qua kí ức nhân vật, qua nhật kí, thư từ…Và vì thế mà hiện thực được miêu tả không hề tẻ nhạt, đơn điệu, xơ cứng, máy móc, trái lại hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn, phù hợp với tư duy người đọc hiện đại.

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)