Hành trình sáng tác và những đóng góp của Lê Lựu

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 25)

5. Cấu trúc luận văn

1.3. Hành trình sáng tác và những đóng góp của Lê Lựu

Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 tại thôn Mẫn Hòa, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo,

đông con (có 8 người con nhưng chỉ nuôi được 3 người). Từ nhỏ, Lê Lựu đã

sống với đồng đất quê hương “Oai oái như phủ Khoái xin tương”. Năm 1959,

Lê Lựu nhập ngũ vào quân khu III làm báo, viết văn. Đến đầu thập kỷ 70, ông chuyển về tạp chí Văn nghệ Quân đội, từng là biên tập viên văn xuôi, thư kí

tòa soạn. Lúc làm biên tập, khi đi sáng tác, với quân hàm đại tá, là một “sỹ

quan của làng văn”, nhưng ông vẫn là một người lính binh nhì trong đời thường: xuề xòa, chân thật, hồn nhiên và cởi mở. Ai đã từng gặp, tiếp xúc với ông cũng đều nhận thấy một điều: ông là người chất phác, đôn hậu, là người nhà quê thứ thiệt, Lê Lựu yêu tha thiết đồng ruộng ngấu bùn, yêu người nông dân vất vả một nắng, hai sương nơi quê hương. Tất cả hình ảnh đó đã in đậm trên các trang viết của ông.

Trong những năm tham gia công tác văn hóa, văn nghệ trong quân ngũ, Lê Lựu sáng tác nhiều truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ và tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ngay trong những truyện ngắn đầu tay như: Tết làng Mụa, Người ở lại hậu phương, Trước ngày nắng, Trong làng nhỏ, Người bến sông, Người cầm súng, Người về từ đồng cói, … Đặc biệt Người cầm súng đã đạt giải nhì trong cuộc thi truyện ngắn do báo Văn nghệ tổ chức năm 1967-1968, và Người về từ đồng cói được giải nhất trong cuộc thi sáng tác do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức (Sau này, tác phẩm được chuyển thể

thành kịch phim). “Đến “Người về từ đồng cói” thì Lê Lựu đã là một cây bút

viết truyện ngắn kỳ cựu” [59, 669]. Trần Đăng Khoa nhận xét về truyện ngắn

này: “Văn Lê Lựu đã có “mùi tiểu thuyết”, người đọc biết anh sẽ là một nhà

tiểu thuyết có tài. Nghề văn cũng như nghề ca hát. Chỉ ơ lên một tiếng đã thấy cái giọng quý rồi. Lê Lựu có cái giọng quý ấy. Người ta biết anh là người lĩnh xướng, dù lúc đó, anh còn u ơ đứng trong dàn đồng ca”[59, 669]. Qua một số sáng tác ở giai đoạn đầu đã chứng tỏ Lê Lựu đã rất tâm đắc với đề tài nông thôn và những con người xuất thân từ đồng quê, mái rạ.

Năm 1972, Lê Lựu đi Trường Sơn và bắt đầu viết Mở rừng (tiểu thuyết đầu tay năm 1975). Đây là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho đề tài chiến tranh và

người lính cách mạng. Mở rừng trực tiếp viết về cuộc chiến tranh với cái nhìn

không đơn giản. Nhà văn đề cập đến số phận của một lớp người trong cuộc chiến tranh oai hùng và bi thảm (Đại tá Quang Văn, Vũ, Trường, Ngà), Lê Lựu cũng dựng lên bức tranh nông thôn, ở đó có những người mẹ, người em đang ngày đêm vừa lao động sản xuất, vừa vững lòng tin vào những người đi xa. Đó là những con người đã cống hiến hết mình bằng cách này hay cách khác cho dân tộc. Song, bên cạnh đó, mỗi người cũng có cuộc sống riêng. Họ tựa như những cánh rừng âm u, rậm rịt, phải tự mở lấy lối mà đi, phải tự

quyết định lấy số phận cuộc đời mình. “Muốn giành được thắng lợi phải tự

mở lấy một con đường mới. Dân tộc mình cũng vậy, muốn phát triển phải tự tìm lấy lối đi. Đối với cuộc đời mỗi con người cũng phải thế” [49, 449]. Tiếp

đến năm 1979, cuốn tiểu thuyết thứ hai với tựa đề Ranh giới đã ra đời. Tác

phẩm viết về sự lựa chọn của con người trước sự kiện đất nước thống nhất năm 1975, nhưng Ranh giới không vượt qua được cuốn tiểu thuyết đầu tay

của Lê Lựu. Nhà nghiên cứu Bích Thu đã nhận xét: “Với Ranh giới, Lê Lựu

đã đi vào đề tài mới, một lối viết mới nhưng chưa hẳn là một bước tiến mới của anh đối với thể loại này”[79, 102].

Trước bối cảnh của thời kì hậu chiến, con người không chỉ làm quen mà phải đối mặt, cọ xát với những vấn đề đang nảy sinh đầy bức xúc của cuộc sống đời thường. Lê Lựu đã cảm nhận được sự thay đổi của thời cuộc tác động tới con người nói chung và cá nhân nhà văn nói riêng. Sáng tác của ông đã có bước ngoặt chuyển biến. Tác phẩm đánh dấu sự chuyển đổi tư duy ấy là

Thời xa vắng (1986). Cuốn tiểu thuyết ngay từ khi mới ra đời đã trở thành một hiện tượng văn học đặc biệt: thu hút được nhiều sự quan tâm của độc giả

hiện thực lớn – chặng đường lịch sử từ sau Cách mạng đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời nhân vật có tên là Giang Minh Sài – một người đàn ông đã qua những bi kịch, thất bại này đến những bất hạnh, mất mát khác. Những điều mà tác giả viết trong tác phẩm không phải chuyện to tát về một vấn đề lịch sử xã hội mà đơn giản là những câu chuyện éo le của anh cu Sài từ lúc hơn 10 tuổi cho đến ngoài 40. Thành công của cuốn tiểu thuyết là Lê Lựu đã nói lên được những vấn đề của cuộc sống hàng ngày, của những mối quan hệ gia đình trong xã hội – cái phần mà có lẽ bấy lâu nay chúng ta tạm thời quên đi, gác lại cho việc lớn hơn, đó là cuộc chiến tranh giành lại độc lập cho nước nhà.

Viết bằng tâm can, sức lực của mình, viết về những gì chân thật nhất

đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, Thời xa vắng thực sự là lời kí thác tâm

sự của nhà văn về hiện thực với những khoảng sáng tối khác nhau, với thực hư lẫn lộn, với cả chiến tranh và hòa bình, với hào hùng và bi tráng… tất cả tạo thành bức tranh sinh động về xã hội Việt Nam những năm đầu thập kỉ 80. Nhà văn đặt con người hôm nay trong quan hệ gắn kết với quá khứ. Giữa quá khứ và hiện tại, hôm qua và hôm nay như có một sợi dây xuyên suốt, kết nối số phận mỗi con người. Quá khứ vinh quang của một cuộc chiến tranh thần thánh đã trở thành một thứ chuẩn mực, một điểm tựa tinh thần cho con người. Song cũng còn một quá khứ máy móc, giáo điều khiến cho con người trở nên méo mó, vênh lệch đi trong cuộc sống thực tại.

Tái hiện hiện thực về một Thời xa vắng, Lê Lựu không chỉ muốn khơi

sâu vào bi kịch của con người, là nạn nhân của những tập quán lạc hậu mà còn bày tỏ một khát vọng đoạn tuyệt với những dấu vết rơi rớt của một thời kỳ phong kiến nông thôn lạc hậu. Tác phẩm đã đánh dấu một bước trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, sự thật được phản ánh không đơn giản một chiều.

nhân trong quan hệ gia đình, xã hội bị xâm phạm. Nhà văn chân thành, thẳng thắn vạch ra ranh giới giữa cái riêng và cái chung, đặc biệt là phần riêng tư của con người cần được tôn trọng. Mọi thước đo về nhân cách, mọi chuẩn mực về đạo đức đều bị xáo trộn, lật tung trước đời sống cơ chế thị trường. Đời sống thay đổi, khiến con người đôi khi tự đánh mất mình một cách tự nhiên mà ngay đến bản thân họ cũng không tự ý thức được.

Nối tiếp mạch cảm hứng trong Thời xa vắng, Lê Lựu đã cho ra đời một

loạt tiểu thuyết như: Đại tá không biết đùa (1989), Chuyện làng Cuội (1993),

Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000)…

Đại tá không biết đùa là cuốn tiểu thuyết mang đậm khuynh hướng triết lí. Một câu chuyện mang tính suy ngẫm nghiêm túc, không phải “trò đùa”

xoay quanh nhân vật chính: Đại tá Hoàng Thủy, Tùy – con trai ông và Hoài – người yêu của Tùy. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm cũng là một trong những vấn đề quen thuộc: Tình yêu đôi lứa của những người trẻ tuổi và xung đột về nhận thức, ứng xử giữa hai thế hệ: cha – con, già – trẻ xung quanh vấn đề này, kèm theo đó là những hậu quả mang tính xã hội của nó. Cuốn tiểu thuyết mặc dù chưa tạo nên được tiếng vang trên văn đàn và trong công chúng văn học, mặt khác về một phương diện nào đó có phần nặng nề, triền miên trong kể lể, độc thoại song một lần nữa đã khẳng định ngòi bút tiểu thuyết chững chạc

của nhà văn bởi đó là một “thể nghiệm của Lê Lựu, không còn là mới khi so

sánh với các nước khác nhưng đã làm phong phú thêm cách viết ở ta, rất đáng hoan nghênh” [78, 640].

Bốn năm sau đó là sự ra đời của tác phẩm “Chuyện làng Cuội”. Truyện

mang ý nghĩa phê phán lớn. Câu chuyện viết về công cuộc cải cách ruộng đất với những người cán bộ tha hóa, dần trở thành những kẻ lưu manh, giả dối, lừa lọc mọi người. Cuốn tiểu thuyết được dư luận đặc biệt chú ý với hai luồng

kém bản lĩnh của một mụ phù thủy non tay ấn trước những âm binh mà mình dựng nên” [8], người khác lại nhận xét “một cách nhìn bối rối đến định kiến đôi chỗ u uất và cay nghiệt, một sự chao đảo trong bối cảnh xã hội phức tạp, biến động”[23]. Chưa bàn luận về tính đúng sai song một tác phẩm tạo được

làn sóng dư luận như Chuyện làng Cuội thì không phải nhà văn nào cũng làm

được.

Sau cuốn tiểu thuyết đầy “tai tiếng” này, năm 1994, Lê Lựu tiếp tục

“trình làng” tác phẩm Sóng ở đáy sông. Cuốn sách viết về quá trình từ tha hóa đến hoàn lương của nhân vật chính Phạm Quang Núi do thiếu bàn tay yêu thương của người mẹ, thừa sự tàn nhẫn của người cha và cả sự phức tạp của đời sống xã hội. Đây là cuốn tiểu thuyết thành công của Lê Lựu. Nó không chỉ chiếm được cảm tình của độc giả văn học mà còn cuốn hút cả khán giả

truyền hình qua mười tập phim được nhà văn “thâm canh”. Một lần nữa, tài

năng, bản lĩnh Lê Lựu lại tiếp tục được khẳng định.

Hai nhà (2003) là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Lê Lựu mà một số ý

kiến cho rằng đó là tập hai của Thời xa vắng. Nhà văn đã khơi sâu hơn vào

đời sống riêng tư, vào bi kịch hôn nhân gia đình. Không còn dự báo, Lê Lựu đã đi thẳng vào phân tích nguyên nhân tan rã của gia đình, được coi là tế bào của xã hội, là pháo đài cuối cùng trong cuộc bắn phá của thói vô cảm, thói đạo đức giả.

Ngoài hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Lê Lựu còn có hai tác

phẩm kí gây tiếng vang một thời: Một thời lầm lỗi (1988) và Trở lại nước Mỹ

(1989). Với gần nửa thế kỉ cầm bút, vừa làm báo, vừa sáng tác văn học, Lê Lựu đã có một số lượng tác phẩm phong phú: 9 tập truyện, 2 tập kí và 7 tiểu thuyết. Tuy khối lượng tác phẩm chưa nhiều so với một số cây bút, tuy các sáng tác của ông chưa làm rung chuyển diện mạo tiểu thuyết song đã thực sự

làm rung động, thổn thức trái tim bao người đọc, có lẽ bởi một phần do nhà

văn luôn “viết hết mình” như chính Lê Lựu từng tâm sự.

Từ những sáng tác đầu tay cho đến những dấu son đỏ trên con đường văn nghiệp, Lê Lựu đã thể hiện rõ một hành trình lao động miệt mài, một ngòi bút quân đội xông xáo, một người nghệ sĩ luôn suy tư, trăn trở với nghề…Không thể tách rời hai giai đoạn sáng tác trong cuộc đời cầm bút của ông (trước và sau công cuộc đổi mới) nhưng chắc chắn chỉ sau chiến tranh, với những tìm tòi, nỗ lực, nhà văn mới có thể phát huy được tài năng và thế mạnh của bản thân, khẳng định một chỗ đứng riêng biệt không trộn lẫn.

Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới ẩn chứa nhiều tầng, nhiều mảng hiện thực. Thông qua số phận của những nhân vật cụ thể, nhà văn đã mạnh dạn chỉ ra những hạn chế về phương diện xã hội cần được khắc phục, bởi đó là hàng rào ngăn cản hành trình thực hiện ước mơ của con người, gây ra những đau khổ, mất mát khôn lường. Và dù viết về quá khứ, về cái tiêu cực, thậm chí là những sai lầm nhưng Lê Lựu không đem đến cho người đọc một cái nhìn bi quan, tuyệt vọng. Trái lại, tác phẩm của ông đem đến cho người đọc một cảm hứng mới trên cơ sở nhận thức mới.

Sáng tạo nghệ thuật là quá trình khổ luyện để tự “làm giàu mãi lên”

(Nguyễn Tuân), là cuộc hành trình của con Ong làm mật, con Trai làm ngọc để dâng tặng mật ngọt, tô điểm sắc hương cho đời. Song không phải lúc nào những cống hiến của người nghệ sĩ cũng được ghi nhận: “Thuận là khi tư tưởng nhà văn hòa được vào tiếng nói chung của nhân quần, nhà văn cổ vũ cho một sự nghiệp chung đã thành đường quen, đã ra đại lộ. Nhưng không dễ thuận khi tiếng nói đó chỉ là của người tiền trạm, người khai phá cất lên lẻ loi, thậm chí đơn độc hay chỉ mới tìm được đồng vọng của một số ít người” [34, 206]. Tiểu thuyết của Lê Lựu khi ra đời đã chịu không ít những lời khen chê, như Chuyện làng Cuội… Song thời gian chính là người thầy công minh nhất,

nó trả lại cho tác phẩm văn học những giá trị chân chính, đích thực. Lê Lựu vinh dự là người “mở đường”, nhà văn “tiền trạm” trong công cuộc đổi mới văn học, những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nước nhà nói chung và văn học đổi mới nói riêng không những góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học mà còn thể hiện một tiếng nói, một phong cách riêng, khẳng định bản ngã trong nghệ thuật của người cầm bút.

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KÌ ĐỔI MỚI

2.1 Giới thuyết về không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào ngoài không gian, không có nhân vật nào tồn tại mà không trong một nền cảnh nào đó. Người kể chuyện luôn phải tìm cho mình một điểm nhìn để mô tả sự vật, sự kiện. Không thể đồng nhất không gian trong nghệ thuật với không gian địa lí hay không gian vật lí vì không gian trong tác phẩm nghệ thuật là một sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Trong tác phẩm, người ta thường bắt gặp sự mô tả con đường, căn nhà, dòng sông,… nhưng bản chất của những sự vật ấy chưa phải là không gian mang tính nghệ thuật. Chúng được xem là không gian mang tính nghệ thuật trong chừng mực biểu hiện mô hình thế giới của con người. Chẳng hạn, Đèo Ngang là một vị trí địa lí, nhưng trong bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan thì nó lại là một nơi phân định ranh giới giữa triều đại cũ và triều đại mới, là nơi tận cùng của xứ này và là nơi bắt đầu của xứ khác mà việc bước qua nó có ý nghĩa đạo đức, chính trị quan đối với con người.

Ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn văn học, có nhiều quan niệm riêng về con người và thế giới, bởi vậy, mô hình, dạng thức không gian và không gian nghệ thuật ở mỗi giai đoạn là không giống nhau.

Không gian nghệ thuật là không gian mang tính chủ quan để biểu đạt cảm nhận riêng của nhà văn về con người và thế giới. Mỗi một tác giả có một cách xây dựng và kiến tạo thế giới theo cách riêng của mình, không gian nghệ thuật rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào sở trường cũng như cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng. Nếu không gian vật thể là thế giới bên ngoài thì không gian tâm tưởng

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)