Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty hệ thống FPT (Trang 59)

- Khối Bưu chính Viễn thông: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, (VNPT), Công công ty Thông thông tin Di di động (VMS – Mobifone),,

2.1.3.1.Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực quy mô lớn và lực lượng lao động biến đổi hàng năm là nhiều vì vậy việc quản lý và sử dụng lao động trong công ty phải đối mặt với

rất nhiều vấn đề như giải quyết chế độ chính sách, đào tạo, tuyển dụng…để sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Về mặt quy mô

Với con số 16 người từ khi còn là Trung tâm HTTT FPT. Số lượng nhân viên của Trung tâm đã tăng không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng ngày càng cao; cho đến năm 2009 con số này đã lên tới 1652 người.

Với quy mô ngày càng lớn kéo theo cơ cấu tổ chức lớn và phức tạp sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác phát triển nguồn nhân lực như: có nhiều vị trí, quá trình phê duyệt phải qua nhiều cấp, đòi hỏi cao ở nhiều vị trí.

Về cơ cấu nghiệp vụ

Bảng 2.1: Cơ cấu chức năng nghiệp vụ FPT- IS năm 2009

Chỉ tiêu Quản Kinh doanh Kỹ thuật Chức năng Phần mềm Tổng Số lượng (người) 165 182 347 297 661 1652 Phần trăm (%) 10% 11% 21% 18% 40% 100

Nguồn: Ban TCCB, tháng 3 năm 2009

Bảng trên cho ta thấy số lượng lao động thuộc lĩnh vực phần mềm là lớn nhất sau đó tới chức năng, kỹ thuật, kinh doanh và quản lý. Do đó nhu cầu tuyển dụng cán bộ kỹ thuật, phần mềm là rất cao. Đây là lực lượng lao động có tính chất quyết định nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vì vậy việc đào tạo củng cố nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho những lao động này là rất cần thiết. Riêng đối với cán bộ kinh doanh, vì FPT- IS chủ yếu kinh doanh theo hình thức dự án nên đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải có kinh nghiệm và nhạy bén với thị trường, có khả năng tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường.

Đồng thời, cơ cấu nghiệp vụ này hoàn toàn với một công ty phần mềm, bộ phận phần mềm và kỹ thuật chiếm trên 60% trong tổng số lao động. Bộ phận kinh doanh và quản lý chiềm hơn 20%. Với một cơ cấu nguồn nhân lực

hợp lý sẽ giúp công ty có được những hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Về mặt chất lượng

Đội ngũ nhân viên trẻ (tuổi trung bình là 26.7) năng động, giỏi về chuyên môn, được đào tạo cơ bản và chuyên sâu. Các cán bộ nhân viên công ty hầu hết đều tốt nghiệp loại ưu, khá giỏi tại các trường Đại học (80,2% đại học, 4.1% trên đại học và 15.7% là dưới đại học). Nhiều chuyên gia của công ty đã giành được những thứ hạng và chứng chỉ cao cấp trong các kỳ thi và khoá đào tạo từ các hãng cung cấp giải pháp và các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin như: IBM, HP, Cisco, Microsoft, Oracle, NCR,...

Qua đó có thể khẳng định, chất lượng nguồn nhân lực FPT- IS là khá cao. Đó là một nhân tố hết sức quan trọng và thuận lợi trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Đặc biệt trong giai đoạn này thị trường nhân lực phần mềm Việt Nam đang còn rất thiếu và yếu như hiện nay thì việc có một đội ngũ đông và chất lượng cao là một lợi thế to lớn giúp FPT- IS nâng cao năng lực của mình.

Cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao thì họ lại càng ham hiểu biết học hỏi. Nhu cầu đào tạo và phát triển sẽ càng cao, do cán bộ nhân viên ý thức được đào tạo sẽ là cơ hội cho họ tự hoàn thiện bản thân, phát triển nghề nghiệp và xây dựng công ty.

FPT- IS đã mời được một đội ngũ đông đảo nhân viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước (Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Singapore, CHLB Nga, Hungary, Bungary…).

Làm việc trong môi trường cạnh tranh cao do có nhiều lao động giỏi sẽ khuyến khích người lao động không ngừng trao đổi học hỏi kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân, mà các nhân viên của FPT- IS nói riêng và Tập đoàn FPT nói chung còn gọi là “đào tạo tại chỗ”. Nhưng bên cạnh đó cũng có

những nhược điểm như: sức ép lớn từ công việc và đồng nghiệp sẽ dễ gây tình trạng ghen ghét, chán nản,… không chú tâm hoàn thành công việc, gây mất đoàn kết trong nội bộ.

Một phần của tài liệu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty hệ thống FPT (Trang 59)