Năm 1967, theo nghiên cứu của Hoffman, đã phát hiện 5 loại ký sinh trùng trên cá tầm nuôi ở sông Columbia, 3 loài sán lá (Nitzschia quadritestes, Tubulovesicula lindbergi, Cestrahelmins rivularis) một loài sán dây (Amphilina bipuctata) và một loài giun tròn (Cystoopsis acipenseri). Trong đó loài T. lindbergi bắt gặp nhiều hơn trên cá nước mặn, chúng ký sinh trên cá tầm có thể là lây từ cá hồi di cư đi đẻ từ biển vào và
mang theo chúng. Bốn loài còn lại (Nitzschia quadritestes, Cestrahelmins rivularis, Amphilina bipuctata, Cystoopsis acipenseri) bắt gặp nhiều hơn trên cá tầm [42].
Theo Mokhayer, 1943 đã mô tả được một số loài KST trên cá tầm của bờ biển Iran từ biển Capian và Sefidroud. Rostami đã báo cáo có sự xuất hiện của Amphilina foliacea trong cá tầm. Còn Niak và cộng sự mô tả Trichodina ký sinh trên cá tầm vào năm 1970 [60]. Golvan và Mokhayer (1973) báo cáo ba loài giun đầu gai. Và hơn 60 loài KST đã được phát hiện từ cá tầm của vùng Azon, biển đen và biển Caspian, trong đó có 27 loài được định danh gồm: Protozoa, 1 Coelenterata, 2 Monogenea, 4 Digenea: 2 ấu trùng và 2 trưởng thành, 1 Cestodaria, 3 Cestoda, 7 Nematoda: 3 ấu trùng và 4 trưởng thành, 4 Acanthocephala, 1 Annelida và 2 Crustacea [67].
Theo báo cáo của Appy năm 1978, ông kiểm tra ký sinh trùng từ cá tầm Đại Tây Dương ở sông Saint John, Canada đã phát hiện sán lá Nitzchia sturionis ký sinh trên mang của cá tầm con. Giun tròn Truttaedacnitis sphaerocephala và giun đầu móc
Echinorhynchus gadi tìm thấy trên cá trưởng thành [21]. Ngoài ra còn phát hiện thấy giáp xác ký sinh là Dichelesthium oblongum và Argulus sp. ký sinh trên mang, và sán lá Deropristis hispida ký sinh trên mang cá (Murawski, 1977) [57]. Mặt khác, nghiên cứu của Post năm 1987 đã tìm thấy Chilodonella sp., Trichodina sp., Hexamita sp.,
Ichthyoboda sp. và Ichthyopthirius multifiliis trên cá tầm Đại Tây Dương và chúng có thể gây chết hơn 50% quần đàn cá chỉ trong 4 ngày [66].
Kiểm tra tổng số 182 mẫu của hai loài cá tầm gồm Acipenser stellatus và
Acipenser persicus, đã phát hiện được 4 loài KST gồm: Sphaerocephala Cucullanus
(Nematoda: Cucullanidae) và Skrjabinopsolus semiarmatus (Digenea: Acanthocolpidae), được tìm thấy ở cả hai loài, và Leptorhynchoides plagicephalus
(Acanthocephala: Rhadinorhynchidae) và Foliacea Amphilina (Cestodaria: Amphilinidae), chỉ tìm thấy trong A. stellatus. Các ký sinh trùng phổ biến nhất là C. sphaerocephala và S. semiarmatus trong A. persicus và A. stellatus, tương ứng [52].
KST Cystoopsis acipenseri tìm thấy trên cá tầm trắng ở sông Columbia, Oregon và sông Fraser, British Columbia. Hiện vẫn chưa biết rõ bằng cách nào mà ký sinh trùng này ký sinh được trên cá tầm, có thể là do cá tầm ăn phải một loài nào đó là ký chủ trung gian vì C. acipenseri đã tìm thấy trên một số loài giáp xác. Sau khi vào trong ruột cá chúng chui qua thành ruột di chuyển ra phía ngoài hình thành bào nang và trưởng thành ở phía dưới da tạo nên các u lồi, phồng rộp dưới da. Hầu hết ký sinh
trùng ở cá lây lan trực tiếp từ cá này sang cá khác hoặc qua ký chủ trung gian. Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về ba loài ký sinh trùng còn lại (Nitzschia quadritestes,
Cestrahelmins rivularis, Amphilina bipuctata) [66].
Từ năm 2002-2003, P. Cakić và cộng tác viên đã nghiên cứu KST trên cá Sterlet (Acipenser ruthenus ) trên sông Danube của vùng Belgrade. Có tất cả 517 mẫu của các loại cá Sterlet ở các độ tuổi khác nhau (từ 0+ đến 1+) đã được kiễm tra thì có 342 (66,15%) mẫu đã phát hiện KST trong tổng số mẫu thu được. Trong đó có 13 loài KST gồm: bốn loài Trematoda, 1 loài Cestoda, bốn loài Nematoda, bốn loài Acanthocephala [62].
Theo Bazari Moghaddam và các cộng sự, 2010 khi nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tầm con đã phát hiện Trichodina reticulata và sán lá song chủ Diplostomum spathaceum ký sinh trên cá. Cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm tăng lên theo thời gian nuôi và có thể tăng do nhiệt độ nước tăng và nồng độ các chất hữu cơ trong nước [24].