Phương pháp gây cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh:

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra trên cá tầm (acipenser spp.) nuôi tại lâm đồng (Trang 44)

Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cảm nhiễm bệnh do vi khuẩn

 Bố trí thí nghiệm:

Cá thí nghiệm: Cá tầm cókích thước thương phẩm thu từ các trại nuôi, cá được nuôi thuần dưỡng trở lại. Chọn cá khoẻ đưa vào thí nghiệm.

Điều kiện nuôi: Mật độ: 10 con/ bể 3m3 nước Nhiệt độ: 250C

Sục khí liên tục

Cho ăn bằng thức ăn tổng hợp.

Thí nghiệm gây nhiễm: loài vi khuẩn có tần số xuất hiện cao được bố trí thí nghiệm cảm nhiễm. Bố trí 3 thang nồng độ cảm nhiễm lần lượt là 104, 106, 108 cfu/ml bằng cách tiêm dưới da 0.2ml dịch khuẩn/con cá. Nhóm đối chứng tiêm dưới da nước muối sinh lý tiệt trùng 0.85% 0.2ml /cá.

Chủng vi khuẩn cần nghiên cứu

Nuôi cấy tăng sinh

NaCl 0,85% Xác định mật độ VK Lô TN1 Tiêm 0.2ml dịch khuẩn 104 cfu/ml Lô TN1 Tiêm 0.2ml dịch khuẩn 108 cfu/ml Lô TN1 Tiêm 0.2ml dịch khuẩn 106 cfu/ml Lô đối chứng Tiêm 0.2ml nước muối sinh

Thí nghiệm gồm 3 bể dùng cho 3 mức nồng độ và 1 bể đối chứng. Việc lựa chọn bể cho mỗi nghiệm thức được xác định ngẫu nhiên.

Chăm sóc cá thí nghiệm: Theo dõi tình trạng sức khoẻ cá trong thời gian thí nghiệm, hàng ngày cho ăn, siphon lấy thức ăn thừa và thay 30% nước. Khi xuất hiện cá bị bệnh, ghi chép các dấu hiệu lâm sàng. Cá chết được quan sát, giải phẩu kiểm tra sự thay đổi ở những cơ quan bên ngoài và bên trong, thu mẫu bệnh phẩm để nghiên cứu vi khuẩn.

 Xử lý cá bệnh sau thí nghiệm:

Cá bị bệnh ở các lô thí nghiệm được mổ phân tích vi khuẩn.

Phân lập định tính lại: Lấy mẫu bệnh phẩm gan, thận, vết loét cá bệnh phân lập định tính lại bằng test định danh vi khuẩn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra trên cá tầm (acipenser spp.) nuôi tại lâm đồng (Trang 44)