Nhận xét chung về hiện trạng nghề nuôi cá tầm nói riêng và nuôi cá nước lạnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra trên cá tầm (acipenser spp.) nuôi tại lâm đồng (Trang 48)

lạnh nói chung tại Lâm Đồng:

Lâm Đồng là tỉnh có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn tài nguyên nước mát, nước lạnh (nhiệt độ dưới 180C, độ cao từ 600 m trở lên) cho phép phát triển nghề nuôi các dòng cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi.

Hiệp hội Cá nước lạnh Lâm Đồng cho biết: Trong số 21 tỉnh phát triển nghề nuôi cá tầm, cá hồi, Lâm Đồng là tỉnh có sản lượng cao nhất nước Cả tỉnh hiện có 35 đơn vị và cá nhân được UBND tỉnh cho phép đầu tư phát triển nuôi cá nước lạnh với tổng diện tích đất theo đăng ký là 3.072 ha, trong đó có 376 ha mặt nước trực tiếp nuôi cá, và với tổng vốn đầu tư lên đến trên 1.000 tỉ đồng. Sản lượng cá nước lạnh thương phẩm trên địa bàn tỉnh tăng nhanh Năm 2007, sản lượng đạt được chỉ vào tầm 20 tấn; con số này đã tăng lên 185 tấn năm 2009; 350 tấn năm 2011 và dự kiến năm 2012, con số này không dưới 400 tấn.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững nghề nuôi cá nước lạnh nói chung và nuôi cá tầm nói riêng, Lâm Đồng cần giải quyết những khó khăn đang gặp phải như:

Phong trào phát triển nuôi cá nước lạnh vẫn tự phát, không theo quy hoạch nên dễ dẫn đến việc gây ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh xảy ra là điều khó trách khỏi.

Người nuôi cá tầm còn thiếu thông tin, kiến thức về giống, hiện nay nước ta chỉ sản xuất được giống cá hồi, còn cá tầm phải nhập khẩu trứng đã thụ tinh về ấp với giá rất cao.

Bất cập thứ ba hiện nay đối với nghề nuôi cá nước lạnh chính là nguồn thức ăn. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thức ăn cho cá nước lạnh từ Pháp, Phần Lan …

Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp, trang trại nuôi cá nước lạnh chưa có dự án khả thi nên việc sản xuất còn chưa chuyên môn hóa, công nghệ khép kín chưa cao. Bên cạnh đó, việc xúc tiến thị trường, quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu chưa được nhiều doanh nghiệp chú trọng.

Để nghề nuôi cá nước lạnh Lâm Đồng nói riêng và cá nước lạnh Việt Nam nói chung phát triển, cần tận dụng những thế mạnh và phát triển theo hướng bền vững như: hoàn thiện quy hoạch tổng thể cho từng vùng, hướng tới vùng nuôi theo tiêu

chuẩn VietGap; chủ động nguồn giống thức ăn; khai thác nghề nuôi cá nước lạnh theo các mô hình “liên kết dọc” nhằm duy trì quyền lợi, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. 3.2. Một số bệnh thường gặp trên cá tầm nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng xuất

hiện trong thời gian nghiên cứu:

Trong vài năm trở lại đây phong trào nuôi cá nước lạnh đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, nơi có khí hậu ôn đới thuận lợi cho sự phát triển của cá. Trong đó không thể không kể đến Lâm Đồng, một trong những địa phương đi đầu về phát triển nghành nghề này, trong đó cá tầm là đối tượng đang rất được quan tâm.

Các loài cá tầm được nuôi đa số là cá tầm lai, cá tầm Nga và cá tầm Siberi. Cá sinh trưởng và phát triển tốt, ít xảy ra dịch bệnh. Cá giống cỡ 10-15cm sau 18 tháng nuôi đạt trung bình từ 3kg, con lớn nhất đạt 5-6 kg, con nhỏ nhất đạt 1,5kg. Cá được nuôi ở hai hình thức là nuôi ao tại các địa phương điển hình như: KlongKlanh, Giang Ly, Đức Trọng, Bảo Lộc, Lâm Hà trong đó tại Đức Trọng đang thử nghiệm mô hình nuôi cá tầm thương phẩm trong ao đất và trong bể xi măng 130 m3; nuôi trong lồng đặt trên các hồ: Tuyền Lâm, Di Linh, Bảo Lâm . Ao nuôi có kích thước trung bình là 500m2, sâu 2m, lồng nuôi hình tròn đường kính 12-14 m, sâu 5-6 m, mật độ thả trung bình từ 5-10 con/m3.

Nuôi trong ao nước chảy: thuận tiện ở những nơi có nguồn nước phong phú, trong sạch, nhiệt độ 18-270C. Cá được nuôi trong ao lót bạt, hoặc bê tông, cỡ giống từ 15-20 cm, sử dụng thức ăn viên hàm lượng đạm trên 43%, đa số các trại nuôi sử dụng thức ăn dành cho cá Mú của công ty UP, một số trại sử dụng thức ăn nhập từ nước ngoài về. ước tính thời gian nuôi 12 tháng cá đạt kích thước từ 2-3 kg/con, nếu nguồn nước tốt có thể đạt 30-40 tấn/ha.

Nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa: lồng nuôi bằng khung gỗ hoặc khung lồng HDPE đặt ở các hồ chứa có nguồn phong phú, độ sâu trên 4m, trong sạch, độ đục >60cm, nhiệt độ 18-270C. Cỡ giống từ 100-150gam/con, nếu cá giống nhỏ hơn có thể làm thêm lồng ương giống. Nguồn nước tốt năng suất có thể đạt 30kg/1m 2 lồng.

Hình 3.2: Nuôi cá tầm trong lồng ở hồ Tuyền Lâm

Trong thời gian thực hiện đề tài cũng đã phần nào đánh giá sơ bộ được hiện trạng nuôi và một số bệnh thường xuất hiên trên cá tầm nuôi thương phẩm. Qua điều tra cho thấy cá tầm nuôi gặp khá nhiều bệnh và đã gây thiệt hại đáng kể về sản lượng và giá trị thương phẩm của cá. Các bệnh thường gặp ở cá tầm nuôi ở Lâm Đồng trong thời gian nghiên cứu bao gồm chủ yếu là bệnh xuất huyết, bệnh sưng miệng và bệnh cá bơi quay, mất đinh hướng.

3.2.1. Bệnh xuất huyết, lở loét:

Bệnh này thường bắt gặp khi nhiệt độ nước tăng cao hơn 240C, đặc biệt là sau những trận mưa lớn, môi trường thay đổi đột ngột. Cá bị bệnh xuất hiện nhiều điểm xuất huyết trên thân, các gốc vây, đầu và hậu môn. Cá bệnh nặng còn có những vết loét dọc hai bên đường bên, dưới bụng. Cá bệnh bơi lờ đờ, da tối màu, ăn ít rồi bỏ ăn sau đó chết. Giải phẫu cá cho thấy gan bị tái, màu sắc nhợt nhạt, mềm nhũn, lách bầm, thận xuất hiện nhiều đốm trắng.

Nhìn chung cá bị bệnh chết rải rác quanh năm không có mùa vụ rõ ràng. Kích thước cá bệnh thường bắt gặp là từ 500g trở lên, tức là khoảng 4 tháng tuổi. Sau khi thay nước ao, vệ sinh đáy hiện tượng chết giảm dần, kết hợp cho ăn thức ăn có bổ sung

vitamin C, E thấy có hiệu quả, nhưng không dừng hẳn. Một số hộ nuôi đã dùng kháng sinh oxytetracylin để trị cho thấy hiện tượng chết giảm.

Hình 3.3: Cá tầm bị bệnh xuất huyết 3.2.2. Bệnh sưng miệng:

Cá có dấu hiệu sưng miệng thường xuất hiện sau những đợt nắng kéo dài gây ức chế cho cá, hay mưa lớn làm thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường gây sốc cho cá. Cá bệnh quan sát thấy miệng bị sưng đỏ, xuất huyết xung quanh miệng làm cá không ăn được mà chết. Cá bệnh nặng có thể kèm theo các điểm xuất huyết trên thân, gốc vây do cá ngứa miệng bơi lội lung tung va đập vào thành ao, lồng làm trầy xước, tạo điều kiện cho các tác nhân thứ cấp xâm nhập, do đó bệnh nặng và chết nhanh hơn.

Hình 3.4: Cá tầm bị bệnh sưng miệng

Bệnh này ít bắt gặp hơn bệnh xuất huyết, lở loét nhưng tỷ lệ chết cao hơn và thiệt hại nhiều hơn. Kích cỡ cá mắc bệnh cũng giống với bệnh lở loét, mùa vụ xuất

hiện bệnh không rõ ràng. Sau khi vệ sinh ao, lồng, kết hợp cho ăn thêm vitamin C, E thấy tỷ lệ chết giảm. Thử dùng kháng sinh Oxytetracylin trộn vào thức ăn nhưng hiệu quả chưa cao do cá bị bệnh miệng sưng đỏ không ăn được và một phần thuốc bị hoà tan vào môi trường làm giảm tác dụng của thuốc.

3.2.3. Bệnh cá bơi quay, mất định hướng:

Bệnh thường xuất hiện khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là thức ăn không đảm bảo chất lượng. Bệnh này xảy ra ở nhiều giai đoạn cá, đầu tiên cá bơi yếu, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn. Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to, cá bị bệnh thường da sẽ chuyển sang hơi vàng. Cá bệnh lâu sẽ có biểu hiện thêm dấu hiêu xuất huyết bên ngoài, gốc vây.

Giải phẩu bên trong thấy bệnh lý điển hình là ruột trương to, gan nhợt nhạt, mềm nhũn, thận có nhiều điểm trắng. Bệnh này có thể gâychết 40-50% cá nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời. Một số trại nuôi có sử dụng kháng sinh cộng thêm bổ xung vitamin vào khẩu phần ăn của cá có tác dụng diều trị bệnh cao.

3.3. Kết quả kiểm tra tổng thể các mẫu cá thu được:

Tổng cộng có 34 mẫu cá được thu ngẫu nhiên tại các địa điểm có nuôi cá tầm trong tỉnh Lâm Đồng. Trong đó bao gồm 24 mẫu được thu tại những địa phương có diện tích nuôi cá tầm khá lớn là Giang Ly thuộc xã Klong Klanh, huyện Lạc Dương, hồ Tuyền Lâm thuộc thành phố Đà Lạt đây cũng là 2 địa điểm đại diện cho 2 phương thức nuôi khác nhau là nuôi trong ao tại Giang Ly và nuôi lồng tại hồ Tuyền Lâm. Bên cạnh đó đề tài cũng thu được 6 mẫu cá nuôi trong ao nuôi nước chảy tại Lâm Hà và 4 mẫu nuôi trong ao đất tại Quảng Hiệp. Số liệu được trình bày trong bảng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1: Phân bố mẫu cá tầm thu Loài

Nơi thu mẫu A. gueldenstaedtii A. baerii Tổng

Tuyền Lâm 5 9 14

Giang Ly 4 6 10

Lâm Hà 0 6 6

Quảng Hiệp 0 4 4

Cá được thu ngẫu nhiên bao gồm 2 loài đó là cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii Brandt, 1833) 10 mẫu và cá tầm Siberi (Acipenser baerii Brandt, 1833) 24 mẫu với các thông số về chiều dài trung bình là 471,76 ± 128,13 mm (240 - 740), trọng lượng trung bình là 464,70 ± 324,36 gram (100 – 1100). Số liệu được trình bày trong bảng

Bảng 3.2: Các thông số về số lượng, chiều dài, khối lượng mẫu thu Chỉ tiêu đánh giá Dữ liệu

Số lượng (cá) 34

Chiều dài (mm) 471,76 ± 128,13 (240 - 740) Khối lượng (g) 464,70 ± 324,36

(100 – 1100)

Mẫu cá tầm thu bao gồm 5 mẫu cá khỏe và 29 mẫu cá bệnh trong đó cá bị bệnh xuất huyết lở loét chiếm tỷ lệ cao nhất với 35,3% (12/34 mẫu), tiếp theo là cá bị sưng miệng 23,5% (8/34 mẫu), bệnh cá bơi quay xuất hiện với tần xuất là 26,5% (9/34). Tất cả các mẫu thu đều nằm trong kích cở thương phẩm, tuy nhiên đối với bệnh cá bơi quay, mất định hướng thấy xuất hiện ở cả cá có kích thước thương phẩm và cá có kích thước tương đối nhỏ hơn cá bệnh khác (chiều dài trung bình 318mm, khối lượng trung bình 126g). Số liệu được trình bày ở bảng:

Bảng 3.3: Tần số bắt gặp các mẫu cá tầm thu Tình trạng cá Tần số bắt gặp (cá thể) Tỷ lệ (%) Cá khỏe 5 14,7 (5/34) Xuất huyết 12 35,3 (12/34) Sưng miệng 8 23,5 (8/34)

Bơi quay, mất định hướng 9 26,5 (9/34)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Cá khỏe Xuất huyết Sưng miệng Bơi quay, mất định hướng 14.71 35.29 23.53 26.47 T ầ n ssố b ắ t g ặ p %

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn TSBG các mẫu cá tầm

Ngoài ra trong quá trình thu mẫu cũng bắt gặp hiện tượng cá chết nhưng bên ngoài không thấy dấu hiệu gì, giải phẫu nội tạng thấy gan hơi trắng. Cá thường chết vào ban đêm, tỷ lệ chết không nhiều (1-2 con) và thỉnh thoảng mới xuất hiện hiện tượng này nên tôi đã không đưa vào báo cáo.

Hình 3.6: Cá tầm chết không có dấu hiệu

3.4. Kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cá tầm nuôi thương phẩm: 3.4.1. Bệnh do vi khuẩn: 3.4.1. Bệnh do vi khuẩn:

3.4.1.1. Kết quả thu mẫu:

Kiểm tra 29 mẫu cá tầm bị bệnh có dấu hiệu do VK gây ra bao gồm 12 mẫu cá bị xuất huyết, lở loét, 8 mẫu cá bị sưng miệng, 9 mẫu cá có dấu hiệu bơi quay, mất định hướng, kết quả thu được như sau:

3.4.1.2. Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn: 3.4.1.2.1.Cá bị lở loét: 3.4.1.2.1.Cá bị lở loét:

Mẫu vi khuẩn được phân lập từ gan, thận, lách và vết xuất huyết lở loét của cá bệnh (12 mẫu), nuôi cấy trên môi trường TSA, ủ ở tủ ấm 250C, sau 24 giờ quan sát khuẩn lạc, ghi chép hình thái, màu sắc khuẩn lạc, nuôi cấy thuần sau đó định danh VK.

Dựa vào các đặc điểm về hình dạng khuẩn lạc, nhuộm gram, phản ứng sinh hoá, tôi đã phân lập được 5 loài VK sau:

Aeromonas hydrophyla Pseudomonas cepacia Streptococcus sp.

Enterobacter sakazakii Serratia odorifera

Bảng 3.4: Tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị xuất huyết, lở loét Tần suất bắt gặp (%)

Loài vi khuẩn

Chung Gan Thận Lách Vết loét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Aeromonas hydrophyla 75 (9/12) 58,33 (7/12) 25 (3/12) 25 (3/12) 41,67 (5/12) Pseudomonas cepacia 58,33 (7/12) 33,33 (4/12) 25 (3/12) 8,33 (1/12) 8,33 (1/12) Streptococcus sp. 33,33 (4/12) 25 (3/12) 16,67 (2/12) 8,33 (1/12) 0 (0/12) Enterobacter sakazakii 16,67 (2/12) 16,67 (2/12) 8,33 (1/12) 8,33 (1/12) 0 (0/12) Serratia odorifera 8,33 (1/12) 8,33 (1/12) 0 (0/12) 0 (0/12) 8,33 (1/12) Qua bảng trên cho ta thấy được trên mẫu cá tầm bị xuất huyết, lở loét đã phân lập và định danh được 5 loài vi khuẩn, trong đó Aeromonas hydrophyla chiếm tỷ lệ cao nhất với 75% (9/12) số mẫu kiểm tra, đa phần loài VK này được tìm thấy ở gan cá bệnh với 7/12 mẫu gan phân tích, chiếm tỷ lệ 58,33%, ở vết loét là 41,67% (5/12 mẫu), ở thận và lách cũng xuất hiện loài vi khuẩn này với 3/12 mẫu.

Loài Pseudomonas cepacia cũng được tìm thấy 7/12 mẫu cá bệnh được kiểm tra, chủ yếu dũng được phân lập từ gan chiếm 33,33%, hiện chưa có 1 báo cáo chính thức nào nói rằng đây là loài VK gây ra bệnh xuất huyết, lở loét trên động vật thủy sản. Nên cần có những nghiên cứu sâu hơn về loài VK này gây hại trên cá tầm.

Trong các mẫu cá bị bệnh này, chúng tôi còn tìm thấy sự có mặt của VK

Streptococcus sp. với TSBG 33,33% (4/12 mẫu), đã có những thông báo về tác hại của loài VK này trên 1 số đối tượng thủy sản nước ngọt trước đây. 2 loài VK

Enterobacter sakazakii Serratia odorifera có TSBG khá thấp, chỉ 16,67 và 8,33%, đây có thể la nhưng loài VK ký sinh cơ hội trên cá bệnh, bởi khi phân lập trên môi trường TSA, khuẩn lạc của chúng mọc rất ít và thưa.

Hình 3.7: Sơ đồ biểu thị tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị xuất huyết, lở loét Nhìn chung số loài VK phân lập được từ các mẫu cá tầm bị xuất huyết, lở loét la không nhiều, trong đó có 3 loài Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas cepacia, Streptococcus sp. chiếm ưu thế. Trong số 5 loài vi khuẩn phân lập được trên cá tầm bị bệnh xuất huyết, lở loét thì chỉ có A. hydrophyla Streptocococcus sp. là đã được công bố trên thế giới gây bệnh xuất huyết ở một số loài cá như cá chép, rô phi,…nhưng hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định 2 loài vi khuẩn này là tác nhân chính gây bệnh xuất huyết trên cá tầm còn 3 loài còn lại thì hoàn toàn mới được tìm thấy trên cá tầm. Theo các nhà nghiên cứu thì loài A. hydrophyla

Streptocococcus sp. cũng chỉ là tác nhân cơ hội, chúng gây bệnh khi cá bị còi cọc, bị ức chế bởi sự thay đổi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nồng độ các chất hữu cơ trong nước, hoặc là cá trị trầy xước (Reed, 1993; Pan, 2009) [68], [63]. Theo Karen và CS, 2001, khi nghiên cứu bệnh trên cá tầm tại Mỹ thì A. hydrophila, A. sobria

Pseudomonas spp. là thường thấy trên cá bệnh nhất. Chúng thường là tác nhân cơ hội gắn liền với các điều kiện khác như cá bị ức chế, môi trường không phù hợp [45].

3.4.1.2.2.Cá bị sưng miệng:

8 mẫu cá tầm bị sưng miệng được kiểm tra sự nhiễm khuẩn. VK được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm bao gồm: gan, thận, lách, miệng. Kết quả thu được 4 loài:

Aeromonas hydrophyla Pseudomonas cepacia

Enterobacter sakazakii Hafnia alvei

Bảng 3.5: Tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị sưng miệng Tần suất bắt gặp (%) Loài vi khuẩn

Chung Gan Thận Lách Miệng

Aeromonas hydrophyla 62,5 (5/8) 50 (4/8) 37,5 (3/8) 37,5 (3/8) 25 (2/8) Pseudomonas cepacia 75 (6/8) 62,5 (5/8) 50 (4/8) 25 (2/8) 25 (2/8) Enterobacter sakazakii 25 (2/8) 12,5 (1/8) 25 (2/8) 0 (0/8) 0 (0/8) Hafnia alvei 12,5 (1/8) 0 (0/8) 12,5 (1/8) 12,5 (1/8) 0 (0/8) Dựa vào kết quả phân lập VK từ cá bị sưng miệng, chúng tôi nhân thấy cũng có

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra trên cá tầm (acipenser spp.) nuôi tại lâm đồng (Trang 48)