Bệnh xuất huyết, lở loét:

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra trên cá tầm (acipenser spp.) nuôi tại lâm đồng (Trang 50)

Bệnh này thường bắt gặp khi nhiệt độ nước tăng cao hơn 240C, đặc biệt là sau những trận mưa lớn, môi trường thay đổi đột ngột. Cá bị bệnh xuất hiện nhiều điểm xuất huyết trên thân, các gốc vây, đầu và hậu môn. Cá bệnh nặng còn có những vết loét dọc hai bên đường bên, dưới bụng. Cá bệnh bơi lờ đờ, da tối màu, ăn ít rồi bỏ ăn sau đó chết. Giải phẫu cá cho thấy gan bị tái, màu sắc nhợt nhạt, mềm nhũn, lách bầm, thận xuất hiện nhiều đốm trắng.

Nhìn chung cá bị bệnh chết rải rác quanh năm không có mùa vụ rõ ràng. Kích thước cá bệnh thường bắt gặp là từ 500g trở lên, tức là khoảng 4 tháng tuổi. Sau khi thay nước ao, vệ sinh đáy hiện tượng chết giảm dần, kết hợp cho ăn thức ăn có bổ sung

vitamin C, E thấy có hiệu quả, nhưng không dừng hẳn. Một số hộ nuôi đã dùng kháng sinh oxytetracylin để trị cho thấy hiện tượng chết giảm.

Hình 3.3: Cá tầm bị bệnh xuất huyết 3.2.2. Bệnh sưng miệng:

Cá có dấu hiệu sưng miệng thường xuất hiện sau những đợt nắng kéo dài gây ức chế cho cá, hay mưa lớn làm thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường gây sốc cho cá. Cá bệnh quan sát thấy miệng bị sưng đỏ, xuất huyết xung quanh miệng làm cá không ăn được mà chết. Cá bệnh nặng có thể kèm theo các điểm xuất huyết trên thân, gốc vây do cá ngứa miệng bơi lội lung tung va đập vào thành ao, lồng làm trầy xước, tạo điều kiện cho các tác nhân thứ cấp xâm nhập, do đó bệnh nặng và chết nhanh hơn.

Hình 3.4: Cá tầm bị bệnh sưng miệng

Bệnh này ít bắt gặp hơn bệnh xuất huyết, lở loét nhưng tỷ lệ chết cao hơn và thiệt hại nhiều hơn. Kích cỡ cá mắc bệnh cũng giống với bệnh lở loét, mùa vụ xuất

hiện bệnh không rõ ràng. Sau khi vệ sinh ao, lồng, kết hợp cho ăn thêm vitamin C, E thấy tỷ lệ chết giảm. Thử dùng kháng sinh Oxytetracylin trộn vào thức ăn nhưng hiệu quả chưa cao do cá bị bệnh miệng sưng đỏ không ăn được và một phần thuốc bị hoà tan vào môi trường làm giảm tác dụng của thuốc.

3.2.3. Bệnh cá bơi quay, mất định hướng:

Bệnh thường xuất hiện khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là thức ăn không đảm bảo chất lượng. Bệnh này xảy ra ở nhiều giai đoạn cá, đầu tiên cá bơi yếu, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn. Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to, cá bị bệnh thường da sẽ chuyển sang hơi vàng. Cá bệnh lâu sẽ có biểu hiện thêm dấu hiêu xuất huyết bên ngoài, gốc vây.

Giải phẩu bên trong thấy bệnh lý điển hình là ruột trương to, gan nhợt nhạt, mềm nhũn, thận có nhiều điểm trắng. Bệnh này có thể gâychết 40-50% cá nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời. Một số trại nuôi có sử dụng kháng sinh cộng thêm bổ xung vitamin vào khẩu phần ăn của cá có tác dụng diều trị bệnh cao.

3.3. Kết quả kiểm tra tổng thể các mẫu cá thu được:

Tổng cộng có 34 mẫu cá được thu ngẫu nhiên tại các địa điểm có nuôi cá tầm trong tỉnh Lâm Đồng. Trong đó bao gồm 24 mẫu được thu tại những địa phương có diện tích nuôi cá tầm khá lớn là Giang Ly thuộc xã Klong Klanh, huyện Lạc Dương, hồ Tuyền Lâm thuộc thành phố Đà Lạt đây cũng là 2 địa điểm đại diện cho 2 phương thức nuôi khác nhau là nuôi trong ao tại Giang Ly và nuôi lồng tại hồ Tuyền Lâm. Bên cạnh đó đề tài cũng thu được 6 mẫu cá nuôi trong ao nuôi nước chảy tại Lâm Hà và 4 mẫu nuôi trong ao đất tại Quảng Hiệp. Số liệu được trình bày trong bảng:

Bảng 3.1: Phân bố mẫu cá tầm thu Loài

Nơi thu mẫu A. gueldenstaedtii A. baerii Tổng

Tuyền Lâm 5 9 14

Giang Ly 4 6 10

Lâm Hà 0 6 6

Quảng Hiệp 0 4 4

Cá được thu ngẫu nhiên bao gồm 2 loài đó là cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii Brandt, 1833) 10 mẫu và cá tầm Siberi (Acipenser baerii Brandt, 1833) 24 mẫu với các thông số về chiều dài trung bình là 471,76 ± 128,13 mm (240 - 740), trọng lượng trung bình là 464,70 ± 324,36 gram (100 – 1100). Số liệu được trình bày trong bảng

Bảng 3.2: Các thông số về số lượng, chiều dài, khối lượng mẫu thu Chỉ tiêu đánh giá Dữ liệu

Số lượng (cá) 34

Chiều dài (mm) 471,76 ± 128,13 (240 - 740) Khối lượng (g) 464,70 ± 324,36

(100 – 1100)

Mẫu cá tầm thu bao gồm 5 mẫu cá khỏe và 29 mẫu cá bệnh trong đó cá bị bệnh xuất huyết lở loét chiếm tỷ lệ cao nhất với 35,3% (12/34 mẫu), tiếp theo là cá bị sưng miệng 23,5% (8/34 mẫu), bệnh cá bơi quay xuất hiện với tần xuất là 26,5% (9/34). Tất cả các mẫu thu đều nằm trong kích cở thương phẩm, tuy nhiên đối với bệnh cá bơi quay, mất định hướng thấy xuất hiện ở cả cá có kích thước thương phẩm và cá có kích thước tương đối nhỏ hơn cá bệnh khác (chiều dài trung bình 318mm, khối lượng trung bình 126g). Số liệu được trình bày ở bảng:

Bảng 3.3: Tần số bắt gặp các mẫu cá tầm thu Tình trạng cá Tần số bắt gặp (cá thể) Tỷ lệ (%) Cá khỏe 5 14,7 (5/34) Xuất huyết 12 35,3 (12/34) Sưng miệng 8 23,5 (8/34)

Bơi quay, mất định hướng 9 26,5 (9/34)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Cá khỏe Xuất huyết Sưng miệng Bơi quay, mất định hướng 14.71 35.29 23.53 26.47 T ầ n ssố b ắ t g ặ p %

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn TSBG các mẫu cá tầm

Ngoài ra trong quá trình thu mẫu cũng bắt gặp hiện tượng cá chết nhưng bên ngoài không thấy dấu hiệu gì, giải phẫu nội tạng thấy gan hơi trắng. Cá thường chết vào ban đêm, tỷ lệ chết không nhiều (1-2 con) và thỉnh thoảng mới xuất hiện hiện tượng này nên tôi đã không đưa vào báo cáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.6: Cá tầm chết không có dấu hiệu

3.4. Kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cá tầm nuôi thương phẩm: 3.4.1. Bệnh do vi khuẩn: 3.4.1. Bệnh do vi khuẩn:

3.4.1.1. Kết quả thu mẫu:

Kiểm tra 29 mẫu cá tầm bị bệnh có dấu hiệu do VK gây ra bao gồm 12 mẫu cá bị xuất huyết, lở loét, 8 mẫu cá bị sưng miệng, 9 mẫu cá có dấu hiệu bơi quay, mất định hướng, kết quả thu được như sau:

3.4.1.2. Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn: 3.4.1.2.1.Cá bị lở loét: 3.4.1.2.1.Cá bị lở loét:

Mẫu vi khuẩn được phân lập từ gan, thận, lách và vết xuất huyết lở loét của cá bệnh (12 mẫu), nuôi cấy trên môi trường TSA, ủ ở tủ ấm 250C, sau 24 giờ quan sát khuẩn lạc, ghi chép hình thái, màu sắc khuẩn lạc, nuôi cấy thuần sau đó định danh VK.

Dựa vào các đặc điểm về hình dạng khuẩn lạc, nhuộm gram, phản ứng sinh hoá, tôi đã phân lập được 5 loài VK sau:

Aeromonas hydrophyla Pseudomonas cepacia Streptococcus sp.

Enterobacter sakazakii Serratia odorifera

Bảng 3.4: Tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị xuất huyết, lở loét Tần suất bắt gặp (%)

Loài vi khuẩn

Chung Gan Thận Lách Vết loét

Aeromonas hydrophyla 75 (9/12) 58,33 (7/12) 25 (3/12) 25 (3/12) 41,67 (5/12) Pseudomonas cepacia 58,33 (7/12) 33,33 (4/12) 25 (3/12) 8,33 (1/12) 8,33 (1/12) Streptococcus sp. 33,33 (4/12) 25 (3/12) 16,67 (2/12) 8,33 (1/12) 0 (0/12) Enterobacter sakazakii 16,67 (2/12) 16,67 (2/12) 8,33 (1/12) 8,33 (1/12) 0 (0/12) Serratia odorifera 8,33 (1/12) 8,33 (1/12) 0 (0/12) 0 (0/12) 8,33 (1/12) Qua bảng trên cho ta thấy được trên mẫu cá tầm bị xuất huyết, lở loét đã phân lập và định danh được 5 loài vi khuẩn, trong đó Aeromonas hydrophyla chiếm tỷ lệ cao nhất với 75% (9/12) số mẫu kiểm tra, đa phần loài VK này được tìm thấy ở gan cá bệnh với 7/12 mẫu gan phân tích, chiếm tỷ lệ 58,33%, ở vết loét là 41,67% (5/12 mẫu), ở thận và lách cũng xuất hiện loài vi khuẩn này với 3/12 mẫu.

Loài Pseudomonas cepacia cũng được tìm thấy 7/12 mẫu cá bệnh được kiểm tra, chủ yếu dũng được phân lập từ gan chiếm 33,33%, hiện chưa có 1 báo cáo chính thức nào nói rằng đây là loài VK gây ra bệnh xuất huyết, lở loét trên động vật thủy sản. Nên cần có những nghiên cứu sâu hơn về loài VK này gây hại trên cá tầm.

Trong các mẫu cá bị bệnh này, chúng tôi còn tìm thấy sự có mặt của VK

Streptococcus sp. với TSBG 33,33% (4/12 mẫu), đã có những thông báo về tác hại của loài VK này trên 1 số đối tượng thủy sản nước ngọt trước đây. 2 loài VK

Enterobacter sakazakii Serratia odorifera có TSBG khá thấp, chỉ 16,67 và 8,33%, đây có thể la nhưng loài VK ký sinh cơ hội trên cá bệnh, bởi khi phân lập trên môi trường TSA, khuẩn lạc của chúng mọc rất ít và thưa.

Hình 3.7: Sơ đồ biểu thị tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị xuất huyết, lở loét Nhìn chung số loài VK phân lập được từ các mẫu cá tầm bị xuất huyết, lở loét la không nhiều, trong đó có 3 loài Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas cepacia, Streptococcus sp. chiếm ưu thế. Trong số 5 loài vi khuẩn phân lập được trên cá tầm bị bệnh xuất huyết, lở loét thì chỉ có A. hydrophyla Streptocococcus sp. là đã được công bố trên thế giới gây bệnh xuất huyết ở một số loài cá như cá chép, rô phi,…nhưng hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định 2 loài vi khuẩn này là tác nhân chính gây bệnh xuất huyết trên cá tầm còn 3 loài còn lại thì hoàn toàn mới được tìm thấy trên cá tầm. Theo các nhà nghiên cứu thì loài A. hydrophyla

Streptocococcus sp. cũng chỉ là tác nhân cơ hội, chúng gây bệnh khi cá bị còi cọc, bị ức chế bởi sự thay đổi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nồng độ các chất hữu cơ trong nước, hoặc là cá trị trầy xước (Reed, 1993; Pan, 2009) [68], [63]. Theo Karen và CS, 2001, khi nghiên cứu bệnh trên cá tầm tại Mỹ thì A. hydrophila, A. sobria

Pseudomonas spp. là thường thấy trên cá bệnh nhất. Chúng thường là tác nhân cơ hội gắn liền với các điều kiện khác như cá bị ức chế, môi trường không phù hợp [45].

3.4.1.2.2.Cá bị sưng miệng:

8 mẫu cá tầm bị sưng miệng được kiểm tra sự nhiễm khuẩn. VK được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm bao gồm: gan, thận, lách, miệng. Kết quả thu được 4 loài:

Aeromonas hydrophyla Pseudomonas cepacia

Enterobacter sakazakii Hafnia alvei

Bảng 3.5: Tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị sưng miệng Tần suất bắt gặp (%) Loài vi khuẩn

Chung Gan Thận Lách Miệng

Aeromonas hydrophyla 62,5 (5/8) 50 (4/8) 37,5 (3/8) 37,5 (3/8) 25 (2/8) Pseudomonas cepacia 75 (6/8) 62,5 (5/8) 50 (4/8) 25 (2/8) 25 (2/8) Enterobacter sakazakii 25 (2/8) 12,5 (1/8) 25 (2/8) 0 (0/8) 0 (0/8) Hafnia alvei 12,5 (1/8) 0 (0/8) 12,5 (1/8) 12,5 (1/8) 0 (0/8) Dựa vào kết quả phân lập VK từ cá bị sưng miệng, chúng tôi nhân thấy cũng có sự xuất hiện của 2 loài VK gồm Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas cepacia với TSBG khá cao là 62,5 và 75% với tất cả các cơ quan đều phân tích đều tìm thấy 2 loài này, đặc biệt là tại gan. 2 loài này cũng đồng thời có TSBG cao nhất trên mẫu cá tầm bị xuất huyết lở loét.

Cũng giống như 2 loài trên, loài Enterobacter sakazakii cũng đồng thời tìm thấy trên cả 2 bệnh, tuy nhiên TSBG của loài này là khá thấp 25% (2/8 mẫu cá bệnh được kiểm tra), bên cạnh đó chúng tôi còn tìm thay 1 loài khác có TSBG thấp là Hafnia alvei với 12,5% (1/8 mẫu kiểm tra), được biểu diễn qua đồ thị biểu thị tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị sưng miệng.

Qua kiểm tra 12 mẫu cá bị xuất huyết, lở loét và 8 mẫu cá bị sưng miệng, chúng tôi phát hiện có những sự tương đồng trong thành phần các loài VK có trên cá bệnh, đó là 3 loài Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas cepacia, Enterobacter sakazaki với TSBG cao nhất là trên gan. Riêng loài Hafnia alvei chỉ phát hiện trên cá bị sưng miệng, còn trên cá bị xuất huyết là 2 loài Streptococcus sp., Serratia odorifera.

3.4.1.2.3.Cá bơi quay, mất định hướng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân lập VK từ các mẫu gan, thận, lách của 9 mẫu cá tầm có dấu hiệu bơi quay mất định hướng, kết quả thu được sau khi quan sát và định danh, xác định được 2 loài VK sau:

Streptococcus sp.

Aeromonas hydrophyla

Bảng 3.6: Tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bơi quay, mất định hướng Tần suất bắt gặp (%) Loài vi khuẩn Chung Gan Thận Lách Aeromonas hydrophyla 66,67 (6/9) 44,44 (4/9) 44,44 (4/9) 22,22 (2/9) Streptococcus sp. 100 (9/9) 88,89 (8/9) 44,44 (4/9) 33,33 (3/9)

Nghiên cứu chỉ phân lập được 2 loài VK trên cá tầm bệnh này, tuy nhiên TSBG là rất cao, 100% (9/9) mẫu cá đều tìm thấy loài Streptococcus sp. lần lượt trên gan, thận, lách là 88,89%; 44,44% và 33,33%. Chính vì thế tôi đã chọn loài này để tiến hành gây cảm nhiễm trở lại trên cá khỏe và bước đầu đã đạt được những kết quả khá khả quan. Wuming Yang và Aihua Li (2009)[75], Pan Hou Jun và CS (2009) [63] cùng tìm được Streptococcus sp. khi nghiên cứu trên cá tầm bệnh có biểu hiện tương tự như trong báo cáo này.

Bên cạnh đó 1 loài VK khác cũng có TSBG rất cao là Aeromonas hydrophyla,

tuy nhiên đây rất có thể chỉ là tác nhân cơ hội trên cá. 66,67% mẫu cá phân tích tìm thấy loài VK này, tương tự tìm thấy chúng trên tất cả các bộ phận gan, thận, lách. TSBG 2 loài VK này được biểu diễn qua đồ thị:

Hình 3.9: Đồ thị biểu thị TSBG các loài VK trên cá tầm bơi quay, mất định hướng So sánh kết quả này với những nghiên cứu trước đây về bệnh trên cá tầm thì 2 loài VK Streptococcus sp. và Aeromonas hydrophyla đã được các tác giả trước đây phân lập được trên cá tầm bệnh [45], [52], [63], [75], tuy nhiên các loài VK

Pseudomonas cepacia, Enterobacter sakazakii, Hafnia alvei, Serratia odorifera chưa thấy được công bố trên các báo cáo trước, trong đó loài Pseudomonas cepacia được bắt gặp khá nhiều trong nghiên cứu này. Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về mức độ nhiễm khuẩn trên cá tầm nuôi.

3.4.1.3. Đặc điểm một số loài vi khuẩn phân lập được:3.4.1.3.1.Aeromonas hydrophyla 3.4.1.3.1.Aeromonas hydrophyla

Aeromonas hydrophyla thường thấy trong môi trường nước ngọt và gây nhiều bệnh nguy hiểm. Cá bệnh thường xuất hiện các điểm xuất huyết trên thân, các gốc vây, miệng, cá bỏ ăn, da tối màu, tỷ lệ chết từ 30-70% đôi khi lên đến 100%. Bệnh xảy ra ỏ hầu hết các giai đoạn phát triển của cá và có thể xuất hiện quanh năm (Đỗ Thị Hoà, 2004) [9].

Khuẩn lạc Aeromonas hydrophyla có màu trắng đục đường kính 1,5-2,5 mm, mép tròn, bề mặt lồi. Vi khuẩn hình que ngắn hai đầu tròn, nhuộm gram bắt màu hồng tím của vi khuẩn G-, di động, kích thước 0,5-1x1,5-2 µm, oxidase(+), catalase(+).

Hình 3.10: Khuẩn lạc Aeromonas hydrophyla (độ phóng đại 100x)

Hình 3.11: Kết quả định danh Aeromonas hydrophyla bằng test API-20E 3.4.1.3.2.Pseudomonas cepacia

Pseudomonas là một giống thuộc họ Pseudomonadaceae, hình que, không sinh bào tử. Có thể gây bệnh xuất huyết chủ yếu ở cá nước ngọt như cá trắm cỏ, cá chép, cá trê, cá tra…. Bệnh gây xuất huyết cục bộ ở các vây, da cá hoặc toàn bộ vây lưng đều xuất huyết, các tia vây rách nát. Bệnh này do các loài vi khuẩn P. fluorescents, P. puntida gây ra (Đỗ Thị Hoà, 2004 [9]).

P. cepacia hay còn gọi là Bukholderia cepacia. Là tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng cơ hội. Có thể gây nhiễm trùng tại chỗ hay hệ thống ở người với các nhiễm trùng như: viêm phổi, viêm màng phổi, nhiễm trùng viêm khớp, viêm kết mạc, viêm phúc mạc…Khuẩn lạc có dạng hình tròn, mép trơn nhẵn, bề mặt lồi, đường kính khuẩn lạc 1-3mm. Vi khuẩn hình que 1x1,5-3µm, di động, G-.

3.4.1.3.3.Serratia odorifera

Khuẩn lạc hình tròn, mép trơn nhẵn, bề mặt lồi, đường kính 0,5 – 2 mm, có khả năng sinh sắc tố (khuẩn lạc có màu đỏ như máu trên môi trường TSA). Vi khuẩn này bắt màu gram âm, hình que ngắn 0,5-0,8x1-1,5µm, di động, oxidase (-), indole (-), VP (+). Chúng có thể được tìm thấy trong đất, nước, trong ruột chim, ốc.

Hình 3.13: Khuẩn lạc Serratia odorifera

3.4.1.3.4.Enterobacter sakazakii

Khuẩn lạc có dạng hình tròn đường kính 1-2mm, mép trơn nhẵn, màu vàng đục,

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra trên cá tầm (acipenser spp.) nuôi tại lâm đồng (Trang 50)