Thuyết minh giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 115)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.5.Thuyết minh giáo án thực nghiệm

- Giáo án được thiết kế là phương án dạy học giúp giáo viên và học sinh tiếp cận tác phẩm theo hướng văn hoá. Bản thiết kế muốn giúp học sinh khám phá ra những nét mới mẻ, độc đáo trong đoạn trích “Đất nước” mang dấu ấn rất riêng của Nguyễn Khoa Điềm. Đó là tác giả đã vận dụng vốn văn học, văn hoá dân gian một cách linh hoạt và sáng tạo để khắc hoạ hình tượng đất nước với một hình thức ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu đã mang lại cách diễn đạt mới cho thơ ca.

113

- Thiết kế “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm dựa trên cơ sở tiếp thu, học hỏi và bổ sung những thành tựu của sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.

- Giáo án được thiết kế dựa trên những yêu cầu đối với việc đọc hiểu và những đặc trưng của môn văn trong nhà trường. Môn văn trong nhà trường vừa mang bản chất thẩm mĩ, vừa mang bản chất văn hoá. Học sinh tiếp cận với tác phẩm văn chương chính là đang tiếp xúc với cái đẹp, đồng thời cũng là tiếp xúc với một thực thể văn hoá. Vì vậy, mỗi bài học văn vừa mang đến cho học sinh cái đẹp, giáo dục những giá trị thẩm mĩ, nhưng đồng thời cũng cung cấp cho các em những tri thức hiểu biết về văn hoá, giá trị tinh thần của thời đại mà tác phẩm đó ra đời.

- Dựa trên quan điểm như vậy về môn văn và những đặc trưng, nhiệm vụ cũng như những thành tựu văn hoá của trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung, đặc biệt đoạn trích “Đất nước” nói riêng, chúng tôi thiết kế giáo án khai thác từ góc nhìn văn hoá. Thiết kế giáo án, hướng dẫn học sinh phát hiện, khám phá vẻ đẹp của hình tượng đất nước với tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được thể hiện qua bao truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc: lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hoà, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, cùng bao phẩm chất tạo thành nét đẹp văn hoá truyền thống khác của con người Việt Nam qua bao thế hệ như gan dạ, dũng cảm, thuỷ chung, son sắt, nghĩa tình, đằm thắm... Ngoài hình tượng đất nước, giáo án cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách vận dụng sáng tạo vốn văn học, văn hoá dân gian của nhà thơ để thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca dân tộc – đã tạo nên một bản sắc rất riêng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đồng thời giáo án cũng giúp học sinh hiểu thêm được phong cách thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm đó là giọng thơ chính luận - trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn và rất thuyết phục người đọc.

114

- Thiết kế giáo án “Đất nước” nhằm phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm có cả bề sâu và chiều rộng. Thông qua hướng tiếp cận tác phẩm, học sinh tự rút ra cho mình bài học về ý thức, trách nhiệm của công dân, tình yêu nước thương nòi, niềm tự hào về truyền thống văn hoá 4000 năm của cha ông.

- Về phương pháp và biện pháp dạy học: Thiết kế giáo án đã chú ý phối hợp các phương pháp và biện pháp một cách linh hoạt. Các phương pháp, biện pháp trong bài đã được lựa chọn nhằm khai thác chiều sâu giá trị văn học và văn hoá trong đoạn trích.

3.2. Thực nghiệm sƣ phạm

3.2.1. Tổ chức thực nghiệm

Sau khi thiết kế giáo án thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm và đối chứng ở khối 12 THPT của trường THPT Kinh Môn - Hải Dương. Trong đó chúng tôi chọn ra 3 lớp thực nghiệm trên tổng số 5 lớp để kiểm nghiệm tính khả thi của bài thiết kế theo phương hướng đề ra.

Về đội ngũ giáo viên tổ chức thực nghiệm thiết kế, để đảm bảo có được tính khả thi, chính xác cho quá trình thực nghiệm, chúng tôi chọn những giáo viên có tuổi nghề khác nhau. Tuy nhiên các thầy cô đều là những giáo viên có đủ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm

Trong tất cả các tiết dạy chúng tôi đều đi dự đầy đủ, nghiêm túc và sau mỗi bài dạy chúng tôi đều tập hợp các bảng thống kê kết quả đáng giá của giáo viên dạy thực nghiệm và tiến hành tổng kết lại thành hệ thống các bảng điểm.

Chúng tôi phân loại mức độ tiếp nhận bài học của học sinh theo điểm số sau:

- Điểm giỏi: 8 – 10 - Điểm khá: 7 -8

115 - Điểm trung bình: 5 – 6

- Điểm yếu: dưới 5

Trên cơ sở phân loại theo thang điểm như trên, chúng tôi đã tập hợp được bảng điểm sau: STT Lớp Số HS Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu 1 12A 1 50 14 28% 19 38% 12 24% 5 10% 2 12A 3 52 22 42,2% 20 38,4% 8 15,4% 2 3,8% 3 12A 5 51 30 58,8% 11 21,6% 2 15,7% 2 3,9% Tổng số 153 66 43,1% 50 32,7% 28 18,3% 9 5,9% 3.2.3.Đánh giá thực nghiệm

*) Qua giờ dạy học đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm từ hướng tiếp cận văn hoá, chúng tôi thấy học sinh hứng thú với bài học, nhập tâm thực sự vào nội dung của bài học với nhiều những rung động nghệ thuật trong nhận thức, tình cảm. Kết quả thực nghiệm đã giúp chúng tôi thấy điều đó:

- Số học sinh đạt điểm giỏi chiếm: 43,1%. - Số học sinh đạt điểm khá: 32,7%.

*) Giáo viên trong giờ dạy thông qua những định hướng ban đầu của thiết kế đã đem đến cho giờ học một bầu không khí văn chương mới mẻ. Giáo viên đã tạo ra một môi trường văn học cởi mở, hấp dẫn để học sinh thuận lợi phát huy được tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức cũng như phát huy khả năng văn học của mình. Cách tiếp cận theo hướng văn hoá không chỉ giúp các

116

em thấy được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn khai khác được các yếu tố ngoài văn bản như thời đại tác phẩm ra đời, những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được kết đọng lại nơi văn học dân gian... Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều có một nhận xét là thiết kế giáo án có khả năng ứng dụng trong việc giảng dạy ở nhà thường phổ thông.

117

KẾT LUẬN

1. Đất nước ta nhanh chóng đang hội nhập toàn cầu với mức độ hội nhập mau lẹ nên việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Văn học là một bộ phận quan trọng, nòng cốt cấu thành nên văn hoá. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hoá trong nhà trường phổ thông là một hướng đi mới nhưng cần thiết trong việc khám phá những giá trị đích thực của văn học và là con đường thuận lợi nhất để đưa những giá trị văn hoá của mọi thời đại đến với thế hệ trẻ. Để qua đó họ khám phá, gìn giữ, phát huy và tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc trên trường quốc tế.

2. Từ góc độ văn hoá, trường ca “Mặt đường khát vọng” phản ánh văn hoá dân tộc trên nhiều bình diện:

Về ngôn ngữ, tác giả đã vận dụng rất linh hoạt vốn văn học, văn hoá dân gian từ thể loại trường ca đến việc sử dụng những thi liệu trong cổ tích, ca dao thần thoại, tục ngữ... đã mang lại những cách diễn đạt mới mẻ cho thơ ca, tạo

nên màu sắc dân gian đậm nét trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nội dung phản ánh, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng thành công hình tượng “đất nước của nhân dân”. Một đất nước vô cùng anh hùng trong chiến tranh nhưng rất đỗi hiền hoà, bình dị trong đời thường gắn với số phận của bao lớp người trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Truyền thống văn hoá yêu nước thương nòi và tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân Việt yêu nước chính là điểm tựa cốt lõi để nhà thơ sáng tác trường ca “Mặt đường khát vọng”.

Trong đoạn trích “Đất nước”, những biểu hiện văn hoá được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Đó là ngôn ngữ đoạn trích trong sáng, gần gũi, có sức biểu cảm cao. Nhà thơ đã tiếp nhận lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân cũng như ca dao, thành ngữ, cổ tích, dân ca... làm cho vốn ngôn ngữ của mình thêm phong phú. Nhà thơ sử dụng vốn văn học dân gian như một chất liệu

118

chứ không phải trích dẫn hoàn toàn khiến cho mỗi lời thơ trở nên uyển chuyển, biểu cảm hơn.

Đoạn trích “Đất nước” miêu tả hình ảnh đất nước tươi đẹp, thơ mộng trong đời thường nhưng lại rất anh hùng trong sự nghiệp dựng xây và bảo vệ đất nước. Đoạn trích còn khắc hoạ được bao nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc: truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc cùng những phẩm chất đáng quý của con người Việt đã làm nên nét văn hoá tính cách của dân tộc như: thuỷ chung, sống có nghĩa có tình, có tinh thần trách nhiệm, lạc quan, yêu đời. 3. Nhận rõ thành tựu văn hoá trong trường ca “Mặt đường khát vọng” và đoạn trích “Đất nước”, luận văn tìm cách vận dụng những tri thức văn hoá vào việc tiếp cận đoạn trích “Đất nước”. Từ việc nghiên cứu chung về văn hoá, cách tiếp cận văn hoá đối với tác phẩm văn học, đến việc khảo sát thực trạng dạy và học đoạn trích “Đất nước” ở nhà trường phổ thông, chúng tôi xin đề xuất một số phương pháp, biện pháp cụ thể sau nhằm khai thác giá trị văn hoá tư tưởng trong đoạn trích:

- Cung cấp, bổ sung tri thức văn hoá cho học sinh.

- Vận dụng triệt để biện pháp đọc hiểu sáng tạo từ góc độ văn hoá. - Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề vận dụng tri thức văn hoá.

- Sử dụng phương pháp văn hoá, phân tích, so sánh, bình giảng những nét văn hoá trong đoạn trích.

- Tổ chức học sinh trao đổi, thảo luận. - Sử dụng phương pháp trực quan. - Sử dụng bài tập nâng cao.

Các phương pháp, biện pháp này được phối hợp một cách linh hoạt, đồng thời giờ học sẽ đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra. Học sinh không chỉ có được những kiến thức văn học sâu sắc mà còn được trang bị thêm tri thức văn hoá của dân tộc để hoàn thiện nhân cách.

119

4. Để phát huy tinh thần tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, chúng tôi đã không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn và phương pháp giảng dạy của mình trong mỗi bài học. Tuy nhiên đề xuất một cách tiếp cận mới cho một tác phẩm đã quen thuộc là một vấn đề không hề dễ. Do đó, cách nghiên cứu ban đầu không tránh khỏi ít nhiều bất cập. Với tinh thần cầu thị, chúng tôi mong muốn sự đóng góp và bổ sung từ các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để phát triển và hoàn thiện luận văn hơn.

120

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh. Nguyễn Khoa Điềm với chủ đề sóng đôi Đất và Khát vọng. Báo Văn nghệ số 4, 2002.

2. Nguyễn Thị Mai Anh. Định hướng dạy học thơ Haikư ở lớp 10 THPT từ góc nhìn văn hoá. Luận văn thạc sĩ, 2007.

3. Lê Huy Bắc (biên soạn), Phan Huy Dũng... Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp và tuyến sinh quốc gia. Nxb Dại học quốc gia Hà Nội, 2009.

4. Nguyễn Huy Bình. Dạy văn - dạy cái hay, cái đẹp. Nxb Giáo dục, 1983. 5. Lê Nguyên Cẩn. Tính văn hoá của tác phẩm văn học. Tạp chí văn học số 2, ĐHSPHN, 2006, tr. 3 - 7.

6. Lê Nguyên Cẩn. Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá. Tạp chí văn học, số 9 năm 1998.

7. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể). Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006.

8. Nguyễn Viết Chữ. Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi trong giờ văn. Trích hợp tuyển công trình nghiên cứu (Khoa ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). 9. Nguyễn Văn Dân. Tiếp cận văn học bằng văn hoá. Tạp chí nghiên cứu Văn học, số 11/2004.

10. Hữu Đạt. Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, 2001.

11. Nguyễn Khoa Điềm. Đất và khát vọng. Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986. 12. Nguyễn Khoa Điềm. Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm, nhà văn nói về tác phẩm. Nxb Văn học, HN, 1998.

13. Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước (Trả lời phỏng vấn), Tác giả nói về tác phẩm. Nxb Trẻ, Tác phẩm HCM, 2000.

14. Nguyễn Khoa Điềm. Mặt đường khát vọng. Nxb Văn nghệ giải phóng, 1974. 15. Nguyễn Văn Đƣờng. Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12, tập 1. Nxb Hà Nội, 2008. 16. Hà Minh Đức. Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca. Nxb Văn học, 1997.

121

17. Lại Hà Giang. Phương pháp dạy học sử thi dưới góc nhìn văn hoá. Khoá luận tốt nghiệp (1188), H, 2007.

18. Nguyễn Văn Giàu. Giá trị truyền thống của văn học Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, H, 1980.

19. Mai Văn Hai (chủ biên), Mai Kiệm. Xã hội học văn hoá. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.

20. Nguyễn Trọng Hoàn. Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 10. Nxb Giáo dục, H, 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Nguyễn Thanh Hùng. Bản chất dạy văn ở nhà trường. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 11/ 1989.

22. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc và tiếp nhận văn chương. Nxb Giáo dục, 2002. 23. Nguyễn Ái Học. Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn. Nxb Giáo dục VN, 2010.

24. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT. Nxb Giáo dục, 1998.

25. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương trên phương diện các phạm trù ý. Tạp chí Văn học số 1, 1999.

26. Lại Thị Hƣơng. Thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc độ tư duy của nhà thơ. Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH – NV, 2007.

27. Tôn Phƣơng Lan. Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng. Tạp chí Văn học, số 5/ 1976.

28. Nguyễn Phƣơng Lan. Tiếp cận theo hướng lịch sử, văn hoá trong dạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Báo cáo KH Ngữ văn, 4/2009.

29. Nguyễn Xuân Lạc. Kiến thức cơ bản Văn - tiếng Việt. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.

30. Nguyễn Văn Long. Văn học Việt Nam trong thời đại đổi mới. Nxb Giáo dục, 2003.

122

31. Nguyễn Văn Long. Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau CMT8. Nxb Giáo dục, 2001.

32. Phan Trọng Luận. Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường giáo THPT (Sách bồi dưỡng thường xuyên viên THPT). Nxb Giáo dục, 1999.

33. Phan Trọng Luận). Phương pháp dạy học văn (Tập 1, tập 2. Nxb Đại học SPHN, 2004.

34. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) - Trần Đăng Suyền... Ngữ văn 12, tập1. Nxb Giáo dục, 2008.

35. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) - Trần Đăng Suyền... Ngữ văn 12, sách giáo viên, tập 1. Nxb Giáo dục.

36. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) – Lê A... Bài tập Ngữ văn 12, tập 1. Nxb Giáo dục.

37. I. F. Kharalamôp. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào? Nxb Giáo dục, 1978.

38. Ia. Rez (chủ biên). Phương pháp luận dạy học văn. Xuất bản năm 1977. 39. Nguyễn Đăng Mạnh. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nxb Giáo dục HN, 2000.

40. Nguyễn Xuân Nam. Mặt đường khát vọng, tiếng hát xuống đường của thanh niên, sinh viên đô thị miền Nam. Báo Văn nghệ, số 568 ra ngày 20/09/1974.

41. Nguyễn Xuân Nam. Thơ tìm hiểu, thưởng thức. Nxb Tác phẩm mới, HN, 1985. 42. Nguyễn Tri Nguyên. Văn hoá tiếp cận từ vấn đề và hiện tượng. Nxb Văn hoá dân tộc, H, 2000.

43. Nguyễn Thị Nhung. Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm. Luận văn thạc sĩ văn học, 2009.

44. Phan Ngọc. Một cách tiếp cận văn hoá. Nxb Thanh niên, H, 2000.

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 115)