Từ phía người học

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 58)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Từ phía người học

* Khách quan

Đứng trước xu thế phát triển của thời đại, sự bùng nổ về thông tin trên toàn cầu đã khiến nhu cầu thẩm mĩ văn học và đặc điểm tư duy của học sinh thay đổi rất nhiều. Dường như các em chỉ quan tâm đến những phát minh, những công trình khoa học được công bố với nhiều ứng dụng trong thực tiễn và trong học tập các môn tự nhiên của mình.

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ với những ứng dụng tiện ich của nó trong đời sống đã vô tình đẩy những giá trị thuộc về văn hoá sang một bên, chính vì lẽ đó mà những giá trị văn hoá trong thời đại hiện nay phần nào chưa khẳng định được sức mạnh của mình trong đời sống cộng đồng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến văn học vì văn học là một bộ phận nòng cốt của văn hoá.

56

Xu thế chung của xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp tới môn Văn trong nhà trường. Các áng văn hay từ ngàn xưa để lại, một thời làm kinh hồn bạt vía quân thù, những áng văn khiến người đọc say mê, đồng cảm cùng chia sẻ với nhân vật với nhà văn... dường như đã dần lùi vào quá khứ. Chương thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm cũng không nằm ngoài quy luật vận động chung này. Một chương thơ dạt dào cảm xúc thể hiện tình yêu đất nước nồng nàn, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ trước vận mệnh của dân tộc, một chương thơ đầy vốn văn hoá dân gian phong phú với nhiều hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng...giờ đây phần nào cũng không đủ sức lay động tâm hồn tuổi trẻ. Bởi các em đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, mối quan tâm cụ thể cũng thay đổi nhiều. Khoảng cách về thời gian cũng là một rào cản để các em không thấy hết được giá trị của tác phẩm bởi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đã và đang lùi xa dần với thế hệ học sinh.

Một nguyên nhân khách quan nữa đó là đoạn trích “Đất nước” khá dài, mạch triển khai cảm xúc và suy tưởng linh hoạt lại sử dụng thể thơ tự do với nhiều câu thơ dài, ngắn khác nhau và rất ít vần, thậm trí nhiều chỗ không có vần. Học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc đọc và tiếp nhận đoạn thơ.

* Chủ quan

Một nguyên nhân khiến cho việc dạy học đoạn trích “Đất nước” không đạt hiệu quả cao đó chính là nguyên nhân chủ quan từ phía người học. Chúng tôi thấy năng lực cảm nhận tác phẩm của các em còn có sự chênh lệch, chưa đồng đều. Nhiều em học sinh còn chưa hứng thú học văn (nói đúng hơn là chán học văn), ý thức của các em đối với giờ văn còn thiếu nghiêm túc, phần lớn chỉ là sự đối phó cho qua, chỉ vì điểm số. Trình độ, khả năng tiếp nhận văn chương nói chung, đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm nói riêng còn thấp so với yêu cầu. Chính những nguyên nhân này dẫn đến việc các em chán học môn văn trong nhà trường.

57

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 58)