Thiết kế bài học

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 81)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.4.Thiết kế bài học

79

Đề tài đất nước luôn là nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào, phong phú của nhiều nhà thơ. Tình yêu nước là sợi chỉ đỏ thắm xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Để khắc hoạ hình ảnh của đất nước mỗi nhà thơ có một góc nhìn, một cách thể hiện riêng nhưng đều tựu chung lại ở tình yêu nước sâu sắc, nồng nàn trong trái tim mỗi người. Đến với trường ca “Mặt đường khát vọng”, đặc biệt là chương thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm chúng ta được khám phá một cách cảm nhận mới về đất nước của nhà thơ. Một đất nước được khám phá trong chiều dài của thời gian lịch sử, chiều rộng của không gian địa lí, chiều sâu của truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt

*) Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu con người, sự nghiệp, giá trị thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm.

- Giáo viên hỏi: Dựa vào sách giáo khoa, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về cuộc đời Nguyễn Khoa Điềm?

- Học sinh dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK và kiến thức giáo viên cung cấp thêm để trả lời.

- Giáo viên mở rộng: Cha Nguyễn Khoa Điềm là Nguyễn Khoa Văn, tức Hải Triều - một chiến sĩ cách mạng,

A. Tác giả. I. Cuộc đời.

- Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 04 năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Cố đô Huế nói riêng, dải đất miền Trung cát trắng, nơi đầu sóng ngọn gió là cái nôi văn hiến, hữu tình đã ươm mầm bao hồn thơ dân tộc trong suốt những năm tháng dài của lịch sử (Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...) trong đó có nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

- Nguyễn Khoa Điềm sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng.

80 một nhà lí luận văn học mác xít xuất sắc, người đấu tranh và bảo vệ cho tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh” phản bác lại quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của Hoài Thanh.

- Giáo viên hỏi: Em hãy nêu tên các

- Nguyễn Khoa Điềm học tập và trưởng thành trên miền Bắc những năm xây dựng CNXH. Năm 1964 sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội ông về Nam hoạt động trong phong trào cách mạng của học sinh, sinh viên thành phố Huế và sáng tác thơ ca, hoạt động văn nghệ ở miền Nam.

- Là nhà hoạt động chính trị và văn nghệ ông tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III, là tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam khoá V... Nguyễn Khoa Điềm từng là trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

81

tác phẩm chính của Nguyễn Khoa Điềm?

- Giáo viên mở rộng: Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ thời kì chống Mĩ cùng với các nhà thơ trẻ khác Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Lâm Thị Mĩ Dạ... đã phản ánh tinh thần thời đại của mình: thơ nổi bật ở chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, tính sử thi là phong cách nổi bật của thơ chống Mĩ. Chính vì vậy trong thơ của các nhà thơ này nổi bật lên sự tự ý thức của tuổi trẻ về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc đời và sự tự ý thức sâu sắc về đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của mình.

- Giáo viên hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về phong cách thơ

1. Tác phẩm chính.

- Là nhà thơ có tài, bên cạnh sự nghiệp chính trị, Nguyễn Khoa Điềm dành nhiều thời gian để sáng tác thơ và cho ra mắt nhiều tập thơ có giá trị như: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Cõi lặng (2007).

2. Phong cách thơ.

82

Nguyễn Khoa Điềm?

- Học sinh: Dựa trên tri thức giáo viên cung cấp và phần tiểu dẫn trong SGK để trả lời.

- Giáo viên chốt ý chính, học sinh ghi.

*) Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét chung về trường ca “Mặt đường khát vọng” và đoạn trích “Đất nước”.

- Giáo viên hỏi: Em hãy nêu chủ đề của tập trường ca “Mặt đường khát vọng”?

- Học dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK để trả lời.

đa phong cách, có lúc hùng tráng, sôi nổi, có lúc thiết tha, nồng thắm...nhưng tất cả đều toát lên một tiếng thơ giàu chất suy tưởng, ấm áp tình người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thơ Nguyễn Khoa điềm mang đậm tính chính luận, hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp trí tuệ - trữ tình, đầy hoà khí của nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

- Một nét riêng của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nữa đó là nghệ thuật triết lí dân gian. Dù ở trong hoàn cảnh nào, nhà thơ đều thể hiện một giọng thơ sắc sảo với bao suy tư, trách nhiệm trước lí tưởng và con đường mình đã chọn. B. Tác phẩm. I. Tìm hiểu chung 1. Trường ca “Mặt đường khát vọng ” và đoạn trích “Đất nước”. - Trường ca “Mặt đường khát vọng ” ra mắt bạn đọc năm 1974 đã đem lại tiếng vang cho tên tuổi Nguyễn Khoa Điềm. Tập thơ viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về

83

- Giáo viên hỏi: Đoạn trích “Đất nước” thuộc chương nào của tác phẩm?

- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu: Mỗi bản trường ca gồm nhiều chương đoạn. Mỗi chương đoạn thể hiện một chủ đề riêng. Đoạn trích “Đất nước” thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của bản trường ca: tư tưởng đất nước của nhân dân. Với một vốn văn hoá, văn học sâu rộng và những trải nghiệm cá nhân được nhào nặn từ cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, nhà thơ đã soi ngắm đất nước qua ba bình diện: chiều dài lịch sử, chiều rộng không gian địa lí, bề dày văn hoá truyền thống. Tất cả tạo nên một diện mạo đất nước gần gũi, quen thuộc, bình dị mà mang tầm vóc lớn lao, cao cả. - Giáo viên hỏi: Cảm nhận chung của em về đoạn trích “Đất nước” như thế nào? (Gợi ý trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật: thể thơ,

sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

- Đoạn trích “Đất nước” nằm trong phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”.

- Cảm nhận chung về đất nước:

+ Nội dung: Đoạn thơ đem đén cho người đọc một cảm nhận về đất nước trong chiều sâu tư tưởng “đất nước

84

giọng thơ,chất liệu văn học, văn hoá dân gian).

- Giáo viên hỏi: Vì sao tác giả lại dùng đất nước của dân gian từ xa xưa mà không dùng một đất nước hiện đại.

- Học sinh suy nghĩ, phân tích và trả lời.

- Giáo viên chốt ý chính, học sinh ghi.

của nhân dân”.

+ Hình thức: Bài thơ viết theo thể thơ tự do, các dòng thơ như mạch cảm xúc tuôn chảy và sự khai triển ý thơ thoải mái, tuy vẫn có một trình tự kết cấu, lô gíc hợp lí.

+ Nguyễn Khoa Điềm đã có một cách nói riêng, dùng đất nước của dân gian để nói nên tư tưởng lớn về đất nước. - Dân gian chính là dân tộc, lạ là cái phần tiêu biểu nhất, dễ nhận ra nhất và cũng dễ cảm thấy nhất của dân tộc. Hình ảnh một đất nước dân gian thơ mộng, trữ tình từ xa xưa vọng về, được gọi dậy trở nên thân thuộc, gắn bó, gần gũi với mỗi người. Nên người đọc dẽ cảm nhận, dễ hiểu và dễ nhận ra tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. + Thống nhất cảm xúc và suy nghĩ, tạo ra một giọng thơ vừa tha thiết vừa trang nghiêm, trầm lắng, có lúc dồn dập nhưng thường thì nén vào trong suy tư và các hình tượng như những biểu tượng quen thuộc mà lại có sức liên tưởng mạnh.

+ Sử dụng nhuần nhị và sáng tạo các chất liệu văn hoá và văn học dân gian

85

- Giáo viên hỏi: Em hiểu thế nào là thể loại trường ca?

- Giáo viên hỏi: Đoạn trích “Đất nước” được chia làm mấy phần, nội dung cụ thể của từng phần?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài, nhập tâm vào tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích với giọng đọc chậm, thiết tha, trang nghiêm, trầm lắng.

*) Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu chi tiết đoạn trích

đem vào câu thơ vẻ hiện đại tăng thêm sức hấp dẫn. Cả đoạn trích êm đềm như một khúc hát ru để thức tỉnh, cảm nhận sâu sắc hình tượng đất nước với một tư tưởng, cảm xúc vừa gần gũi, vừa quen thuộc lại mới mẻ, thiêng liêng.

2. Thể loại và bố cục.

- Trường ca: là thơ trữ tình chính luận, thể thơ tự do, ít vần hoặc không vần.

- Bố cục: Đoạn trích “Đất nước” được chia làm hai phần:

+ Phần 1: Nêu cội nguồn của đất nước, một định nghĩa về đất nước bằng thơ.

+ Phần 2: đoạn 2 và 3; tập trung lí giải tư tưởng đất nước là của nhân dân trong dân gian, trong lịch sử và trong hiện tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đọc diễn cảm.

- Học sinh thể hiện được sự linh hoạt với nhịp thơ dài rộng như văn xuôi, với một giọng đọc trầm lắng, trang trọng, chiêm nghiệm.

II. Phân tích.

86

“Đất nước”.

- Giáo viên hỏi: Toàn bộ phần 1 của đoạn trích nhà thơ tập trung thể hiện điều gì?

- Học sinh suy nghĩ trả lời.

- Giáo viên phân tích: Nguyễn Khoa Điềm không nhìn đất nước dưới góc độ của những nhà sử học với những cứ liệu lịch sử khô khan mà ông nhìn đất nước dưới góc độ văn hoá, lịch sử, trong cuộc sống đời thường của mỗi người dân Việt Nam. Theo nhà thơ đất nước có trong sự vật rất gần gũi, thân thiết với mỗi người, đồng thời đất nước cũng tiềm ẩn trong giá trị tinh thần bền vững, trường tồn theo chiều dài lịch sử của đất nước.

- Giáo viên hỏi: Theo tác giả đất nước có từ bao giờ?

- Những câu thơ, ca dao, truyện cổ tích nào đã được tác giả vận dụng với cách nói mới và đem lại hiệu quả như thế nào? Đặc biệt trong việc thể hiện những nét đẹp truyền thống văn hoá

đặc sắc về quá trình hình thành, phát triển của đất nước, từ đó khơi dậy ý thức và trách nhiệm thiêng liêng đối với nhân dân, đất nước.

- Toàn bộ phần 1 tác giả tập trung khám phá, trả lời về cội nguồn của đất nước và đất nước là gì?

a. Cội nguồn lịch sử hình thành của đất nước.

- Nguyễn Khoa Điềm nói về đất nước một cách tự nhiên, bình dị:

“Đất nước có từ ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể...”

+ Hình ảnh đất nước được lặp lại 3 lần với 3 hình ảnh, 3 cội nguồn về đất nước. Lời thơ như lời kể chậm rãi,

87

của dân tộc.

- Học sinh suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, phân tích, trả lời.

- Giáo viên hỏi: Hình ảnh đất nước được thể hiện đầu tiên với hình ảnh nào?

- Giáo viên hỏi: Hình ảnh “miếng trầu” gợi cho các em nhớ tới câu chuyện nào? Câu chuyện thể hiện phẩm chất nào của con người Việt Nam?

- Giáo viên hỏi: Câu thơ “Đất nước lớn lên khi dân mình mình biết trồng tre mà đánh giặc” được lấy ý từ truyền thuyết nào? Nét đẹp văn hoá nào của người dân được thể hiện trong câu thơ?

- Giáo viên bình: Câu thơ được đúc kết bởi truyền thuyết “Thánh Gióng” bài ca giữ nước hào hùng của người

trầm lắng thấm sâu vào tâm hồn người đọc.

+ Đất nước có trong những câu chuyện cổ tích với nhịp điệu ngàn đời: “ngày xửa ngày xưa” với lời kể ngọt ngào, êm ái của mẹ đưa ta vào thế giới diệu kì chỉ có trong mong ước.

+ Đất nước bắt đầu với phong tục tập quán trở thành thuần phong mĩ tục, đậm đà bản sắc dân tộc. Hình ảnh “miếng trầu” gợi tích “Trầu cau”, câu chuyện nhắc nhở chúng ta sống có tình, có nghĩa, son sắt thuỷ chung, gắn bó bền chặt giữa anh em, vợ chồng.

+ Đất nước cựa mình vận động “lớn lên” cùng những ngày nhân dân ta trồng tre đánh giặc, gắn liền với truyền thống chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất.

88 Việt thưở Hùng Vương. Đây chính là một nét đẹp văn hoá trong truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Giáo viên hỏi: Trong cuộc sống thường ngày hình ảnh đất nước được gợi lên với những hình ảnh nào? Mỗi hình ảnh đó được gắn với phẩm chất nào của người dân Việt?

- Học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên bình: Gừng thì cay, muối thì mặn. Nó như hương vị cuộc sống vợ chồng. Hạnh phúc đâu chỉ có ngọt bùi, hạnh phúc còn có cả đắng cay. Họ ăn gừng chấm muối để tự nhắc nhau vợ chồng phải biết gắn bó và san sẻ gánh nặng cuộc đời, chỉ có sự thuỷ chung son sắt mới đem lại hạnh

- Đất nước còn có trong cuộc sống đời thường của người dân:

+ Đất nước gắn liền với phong tục “bới tóc sau đầu” của người phụ nữ đã trở thành nét đẹp truyền thống dịu dàng, đôn hậu của người phụ nữ Việt Nam.

+ Đất nước còn có trong tình nghĩa son sắt, trong lối sống thuỷ chung của cha mẹ ta, của những cặp vợ chồng. Câu thơ lấy ý từ bài ca dao:

“Tay nâng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

+ Đất nước có trong những vật dụng bình dị, dân dã thường ngày (cái kèo, cái cột).

89 phúc trọn vẹn nhất.

- Giáo viên mở rộng so sánh: Đọc câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm ta liên tưởng đến một bài thơ khác:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Để một lần nữa thêm biết ơn công lao của biết bao người dân lao động làm ra hạt gạo nuôi chúng ta mỗi ngày.

- Giáo viên tiểu kết:

- Giáo viên bình và hỏi: Tác giả đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh thơ quen thuộc, bình dị, dân dã trong cuộc sống hàng ngày: những phong tục tập quán, vận dụng ca dao, tục ngữ, cái chất dân gian, cái hồn dân tộc như thấm vào từng từ từng chữ. Từ đó tượng đài đất nước được Nguyễn Khoa Điềm dựng lên như thế nào? - Học sinh suy nghĩ, bình luận và trả lời.

+ Đất nước có trong “hạt gạo” mà người nông dân một nắng hai sương “xay giã giần sàng” đổ mồ hôi sôi nước mắt mới làm ra được để nuôi chúng ta khôn lớn trưởng thành.

-> Đất nước có từ cuộc sống đời thường mặn mà tình nghĩa, từ sự nghèo khó mà đậm đà nghĩa tình của nhân dân.

- Nhà thơ đã dựng lên hình ảnh một đất nước đằm thắm, nghĩa tình, thiêng liêng, tôn kính lại rất gần gũi với mỗi người. Để rồi một lần nữa nhà thơ khẳng định về cội nguồn của đất nước: “Đất nước có từ ngày đó...”.

90 - Giáo viên chốt những ý chính, học sinh ghi.

- Giáo viên hỏi: Theo em dấu chấm lửng (...) đã nói hộ nhà thơ điều gì?

- Giáo viên hỏi: Em hãy nhận xét, đánh giá về quan niệm đất nước của Nguyễn Khoa Điềm so với các nhà thơ trong văn học trung đại? (Gợi ý so sánh với hai bài thơ Nam quốc sơn hà và Bình Ngô đại cáo).

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 81)