Các phương pháp, biện pháp thích hợp dạy học đoạn trích “Đất

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Các phương pháp, biện pháp thích hợp dạy học đoạn trích “Đất

nước” theo hướng tiếp cận văn hoá

2.3.2.1.. Vận dụng triệt để biện pháp đọc hiểu sáng tạo từ góc độ văn hoá

Văn hoá đọc là hoạt động gắn với công dân, với xã hội, gắn với thói quen tập tục, phông tri thức văn hoá trong cảm nhận và giao tiếp của mỗi người và toàn xã hội. Kĩ năng đọc của học sinh, cụ thể là kĩ năng đọc tác phẩm văn học là đọc đúng phụ âm đầu, đọc đúng rồi mới đọc hay giai điệu, giọng điệu của từng đoạn và và của cả văn bản. Đây là tiền đề cho văn hoá đọc sau này.

Việc đọc là con đường hiệu quả để học sinh thâm nhập, tiếp cận tác phẩm. Nên đọc được coi là một thứ hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức văn học. Tư tưởng, tình cảm của tác giả được gửi gắm cho người đọc thông qua lớp vỏ ngôn ngữ kết dệt nên thành hình tượng tác phẩm. Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống trong tác phẩm và người đọc có thể thâm nhập được sâu hơn vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

Có nhiều hình thức và các cách đọc khác nhau để hướng học sinh vận dụng được tri thức văn hoá trong hoạt động đọc như quá trình đọc sâu, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo.

Đọc sâu tác phẩm để học sinh tìm hiểu những mối liên hệ bên trong của tác phẩm “làm bộc lộ mối quan hệ thống nhất nhiều mặt của đời sống và nghệ thuật, trí tuệ và tình cảm” [20, Tr. 21]. Để đọc sâu tác phẩm học sinh phải đọc nhiều lần, đọc chậm, phát hiện ra sự độc đáo, mới lạ của ngôn ngữ, hình ảnh cách diễn đạt của tác giả. Đoạn trích “Đất nước” Nguyễn Khoa Điềm vận dụng vốn văn học dân gian phong phú, đa dạng của dân tộc một cách linh hoạt, sáng tạo bởi vật học sinh muốn khám phá nét mới lạ về hình ảnh, cách diễn đạt đó thì yêu cầu học sinh phải đọc chậm, đọc nhiều lần gắn với tưởng tượng, liên tưởng, phân tích, đánh giá của bản thân.

65

Trong quá trình đọc sâu tác phẩm, học sinh phải gắn liền thao tác đọc với việc tham khảo, tìm hiểu thời đại tác phẩm ra đời, hệ thống tư tưởng, quan niệm nghệ thuật. Điều này giúp học sinh nhìn nhận được nét mới và sự sáng tạo của nhà văn trong mỗi tác phẩm. Đoạn trích “Đất nước” thể hiện góc nhìn mới lạ về đất nước mang phong cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm.

Đọc sâu tác phẩm kích thích quá trình tâm lí cảm thụ, tri giác tưởng tượng và cảm xúc. Đọc diễn cảm thực chất là thể hiện sự cộng hưởng giữa tâm hồn, cảm xúc, hiểu biết của người đọc với tác phẩm thông qua hệ thống ngôn ngữ của tác phẩm. Vì thế việc đọc diễn cảm cũng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng vốn sống, tri thức văn học, văn hoá cùng với hoạt động hình dung, tưởng tượng của mình để nắm bắt được tư tưởng của chủ đề tác phẩm. Đọc diễn cảm có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: đọc to, đọc thầm, đọc theo vai... để nắm bắt được giọng điệu, cảm xúc của tác giả.

Đoạn thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm được chia làm hai phần với nội dung cụ thể:

- Phần 1 (Từ câu: “Khi ta lớn lên đã có đất nước rồi” đến câu “làm nên đất nước muôn đời”) cách cảm nhận độc đáo và đặc sắc về quá trình hình thành phát triển của đất nước, từ đó khơi dậy ý thức, trách nhiệm thiêng liêng của nhân dân, đất nước.

- Phần 2 (Từ câu: “Những người vợ nhớ chồng góp cho đất nước núi vọng phu” đến hết đoạn) thể hiện tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.

Chương “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm được tổ chức thành một cuộc tâm tình của một đôi trai gái. Khi đôi lứa bên nhau thường tâm sự những điều riêng tư nhất, sâu kín nhất nhưng ở đây họ lại nói về đất nước với một giọng yêu thương, tha thiết. Vì thế mà giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn trích với một giọng tâm tình sâu đậm luôn cất lên mặn mà, đằm thắm, có lúc dịu dàng, thủ thỉ, tâm tình, trang trọng như những câu thơ: “Khi ta lớn lên đã có đất nước rồi”, “Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi

66

em tắm”, “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình”, “Nhưng em biết không / Có biết bao người con gái con trai....” để phù hợp với những cung bậc cảm xúc của nhà thơ và để học sinh dễ dàng thẩm thấu tác phẩm.

Phương pháp đọc sáng tạo là phương pháp đặc biệt được sinh ra do đặc thù của môn văn. Thực chất đọc sáng tạo theo Nguyễn Thanh Hùng thì “Đọc sáng tạo để bổ sung những nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội và ý vị nhân sinh của tác phẩm. Đọc biểu hiện sự đánh giá và thưởng thức những giá trị vĩnh hằng của tác phẩm” [25, Tr.21]. Như vậy để việc đọc hiểu tác phẩm đạt được hiệu quả tốt thì giáo viên phải phát huy tối đa năng lực đọc sáng tạo của học sinh. Thông qua việc đọc sáng tạo học sinh sẽ nắm được giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm, mở rộng đánh giá được tầm ảnh hưởng của tác phẩm đối với quá khứ, hiện tại, tương lai để làm giàu thêm ý nghĩa xã hội và ý vị nhân sinh của tác phẩm.

Với đoạn trích “Đất nước” học sinh phải cảm nhận và đánh giá được hình tượng đất nước gần gũi, bình dị, thân thuộc đối với mỗi người dân Việt và thâu tóm được nội dung bao trùm toàn chương là tư tưởng “Đất nước của

nhân dân”. Tư tưởng này được nhà thơ tiếp nối từ trong truyền thống nhưng có sự sáng tạo, bổ sung riêng rất độc đáo, thi vị. Và tư tưởng “Đất nước của nhân dân” vẫn được văn học hiện đại tiếp nối trong một số sáng tác khác. Ngoài việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu sáng tạo thì giáo viên cần giúp học sinh tiếp cận theo hướng văn hoá để làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Cụ thể:

Trường ca “Mặt đường khát vọng” được viết tại khu sáng tác Trị Thiên - Huế tháng 10 năm 1971 với một hoàn cảnh khốc liệt dưới những căn hầm, trong những khoảng yên tĩnh giữa những đợt bom đạn. “Mặt đường khát vọng” tái hiện lại quá trình nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam dưới thời Mĩ - Ngụy. Từ nỗi đau quê hương đất nước mà họ nhận thức được bản chất xâm lược xấu xa của kẻ thù, để từ đó thức tỉnh trách nhiệm, vai trò của tuổi trẻ

67

trong sự nghiệp cứu nước, tình cảm của nhân dân, đất nước để rồi xuống đường hoà vào dòng người đấu tranh vì độc lập tự do.

Trường ca “Mặt đường khát vọng” là một bản anh hùng ca của tuổi trẻ miền Nam. Chương thơ “Đất nước” là một chương thơ thành công nhất của tác phẩm. Nó thể hiện được nhiều phẩm chất quý báu của con người Việt Nam qua bao thời đại: nghĩa tình đằm thắm, thuỷ chung son sắt, yêu quê hương đất nước... Chính tinh thần của thời đại cùng với những giá trị văn hoá truyền thống đã là nguồn sức mạnh diệu kì giúp cho thế hệ trẻ nhận thức đúng nhất vai trò, trách nhiệm của mình đối với tổ quốc.

Trong quá trình đọc giáo viên cần phải tập chung làm nổi bật hình ảnh đất nước: Một đất nước hiền hoà, đằm thắm trong đời thường nhưng rất đỗi anh hùng, oanh liệt trong mỗi cuộc chiến đấu bảo vệ giang sơn gấm vóc với biết bao truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, cùng với cuộc đời của mỗi con người góp sức mình dựng xây tổ quốc. Cùng với bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, chương thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm trở thành hai áng thơ đẹp nhất viết về tổ quốc trong văn học hiện đại Việt Nam. Đây là nguồn đề tài phong phú, bất tận cho các nhà văn, nhà thơ mọi thời đại.

2.3.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề vận dụng tri thức văn hoá

Để giúp cho việc cảm thụ và nhận thức tác phẩm văn học của học sinh sâu sắc hơn, học sinh có nhiều điều kiện để hiểu chiều sâu rộng của tác phẩm thì giáo viên trong giờ dạy phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi lôgíc, chặt chẽ nhằm tạo ra môi trường hoạt động tranh luận tối đa trong giờ học thông qua hoạt động đối thoại giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, học sinh với những ý kiến đánh giá về tác phẩm... Hiệu quả của giờ dạy phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng câu hỏi như thế nào. Do đó khi xây dựng câu hỏi cho một bài học giáo viên phải nắm vững một số nguyên tắc sau:

- Đảm bảo được nội dung kiến thức cơ bản, chính xác của kiến thức. - Phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.

68

- Phản ánh được tính hệ thống và tính khái quát. - Phù hợp với trình độ đối tượng học sinh.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi phải vận dụng tối đa những câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong SGK của học sinh.

Ngoài ra, qua việc xây dựng câu hỏi giáo viên còn giúp học sinh tìm ra các phương hướng, phương pháp để chiếm lĩnh được kiến thức bài học. Trong cuốn “Phương pháp luận dạy học văn” do Ia.Rez chủ biên, xuất bản năm 1977 đã viết: “Xây dựng hệ thống câu hỏi lôgíc chặt chẽ có thể dẫn dắt một cách liên tục sự suy nghĩ của học sinh từ quan sát đến phân tích hình tượng, từ những kết luận mang tính chất bộ phận đến những kết luận khái quát hơn. Hệ thống câu hỏi tạo nên cuộc đàm thoại, gợi tìm, không phải đưa học sinh đến những tri thức tự tìm lấy, mà còn chỉ ra các phương hướng, phương pháp nhằm đạt tới các tri thức đó” [38, Tr.57]. Các câu hỏi trong giờ dạy tác phẩm văn chương cần tạo ra cho học sinh khả năng trả lời không bị gò bó để giúp học sinh cố gắng phát hiện kiến thức phù hợp với nội dung bài học và hình thành tri thức mới, có thể thay đổi suy nghĩ cũ. Việc đặt câu hỏi cũng cần phải suy nghĩ cẩn thận, tránh tuỳ tiện vì nó có thể dẫn tới sự diễn đạt không chính xác đến nội dung kiến thức bài học.

Đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cái nhìn của tác giả về hình tượng đất nước. Đoạn trích cũng thể hiện sự vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, tài tình của tác giả giữa vốn văn học dân gian bề bộn. Cùng với việc cung cấp tri thức văn hoá cho học sinh về hình tượng đất nước và ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh vận dụng các tri thức văn hoá để khám phá, tìm tòi, giải quyết những yêu cầu về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Các câu hỏi này có thể bao gồm các câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi đánh giá, câu hỏi bình luận, câu hỏi so sánh, câu hỏi tưởng tượng - tái hiện... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

69

- Những nét văn hoá Huế cùng truyền thống gia đình đã ảnh hưởng tới giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm như thế nào?

- Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo, nhuần nhị kho tàng văn học dân gian như thế nào để đem lại cách nói mới cho thơ ca khi viết về đất nước?

- Cách giải nghĩa tách ra từng từ, từng khái niệm đất, nước, tách rồi hợp, hợp rồi tách như vậy có tác dụng gì?

- Cách thể hiện tư tưởng “Đất nước ” ở đoạn trích có gì độc đáo, mới mẻ? Các câu hỏi này một mặt có tác dụng yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức một mặt đòi hỏi học sinh phải phát huy vốn tri thức văn hoá của bản thân để trả lời về chất giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm, về việc vận dụng văn học dân gian tạo ra cách diễn đạt mới cho thơ, về hình tượng đất nước của nhân dân trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước của dân tộc.

Trong SGK cũng có một số câu hỏi yêu cầu vận dụng vốn tri thức văn hoá của học sinh, giáo viên nên tận dụng triệt để câu hỏi đó bởi những câu hỏi trong hướng dẫn học bài là người thầy giáo vô hình chỉ dẫn học sinh tiếp nhận những kiến thức ban đầu; đồng thời giáo viên nên bổ sung các câu hỏi khác để việc vận dụng tri thức văn hoá đạt hiệu quả. Người dạy cũng nên sử dụng linh hoạt các loại câu hỏi để rèn luyện tư duy, khả năng đánh giá, nhận xét của học sinh.

2.3.2.3. Phân tích, so sánh, bình giảng những nét văn hoá trong đoạn trích

Phân tích, so sánh là một phương pháp quen thuộc trong phân tích văn học bởi nó vừa có được tính khoa học nghiêm ngặt vừa có được tính nghệ thuật đậm đà. Trong giảng dạy văn học, so sánh là một biện pháp được dùng khá phổ biến. So sánh giúp học sinh mở rộng, khắc sâu kiến thức văn học của bản thân, thấy được những đặc điểm chung, nét riêng, sự kế thừa, phát triển và những dấu ấn phong cách của mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm.

Giảng và bình là một việc làm không thể thiếu được của bất cứ một giờ dạy văn học nào. Đây là một thao tác có tính đặc thù của việc dạy văn từ

70

trước tới nay, nó là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra môi trường văn chương và sức lôi cuốn, hấp dẫn của giờ học. Với phương pháp này giáo viên tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thấy được nét đẹp, vẻ độc đáo của tác phẩm. Bởi vì, trọng tâm của hoạt động bình giảng tác phẩm văn chương là cái mới của nội dung tư tưởng và tri thức nghệ thuật có khả năng thức tỉnh cái đẹp, cái cao thượng ở mỗi con người. Để có được những lời giảng bình hay, đi sâu vào tâm hồn học sinh thì giáo viên phải có được những rung động thực sự trước cuộc đời, con người, thiên nhiên. Trên thực tế đây là một việc làm khó khăn, nhà phê bình Hoài Thanh đã cho rằng: “Bình thơ cũng như đánh đàn đệm cho ta hát, lên dây trùng một tý hay cũng một tý cũng lạc điệu. Bình thơ mà nói không đến thì không đạt. Nói quá thì tán. Nói nhiều cũng không nên, phải biết dừng lại đúng chỗ, đúng lúc để người đọc suy nghĩ, mở rộng. Có khi không nên nói gì mà để người đọc tiếp xúc với câu thơ” [29, Tr.171]. Như vậy, năng lực bình giảng của giáo viên thể hiện khả năng tư duy trong ngôn ngữ lời nói cùng sự kết hợp hài hoà giữa khả năng am hiểu tác phẩm cùng với những rung động thật sự trong tâm hồn để đánh giá được một chi tiết, một hình ảnh độc đáo nào đó của tác phẩm văn học. Điều quan trọng hơn là giáo viên phải biết sử dụnh biện pháp giảng – bình trong dạy học tác phẩm văn chương một cách khoa học, linh hoạt sẽ tiết kiệm được thời gian chuyển tải nội dung bài học cho học sinh đồng thời đem đến cho giờ học đậm chất văn, phat huy được tính sáng tạo cho giờ học.

Ví dụ: Giáo viên phân tích, so sánh, bình giảng đoạn thơ đầu của đoạn trích “Đất nước” với nội dung về cách lí giải cội nguồn đất nước của nhà thơ: Mở đầu đoạn thơ với phương thức tự sự, giọng kể tâm tình, trầm ấm, Nguyễn Khoa Điềm với tư cách là người anh vừa kể vừa phâm trần với chúng ta về sự tích đất nước:

“Khi ta lớn lên đã có Đất Nước rồi

71

Câu thơ như đưa ta trở lại thời thơ ấu, khi ta nằm trong vòng tay dịu dàng và ấm áp của mẹ để nghe mẹ kể những câu chuyện cổ tích có từ ngày xửa ngày xưa. Cái thời ta cùng anh chị em quây quần bên nồi bánh trưng trong

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 67)